Tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi – Nhận biết sớm để trị kịp thời

Tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi – Nhận biết sớm để trị kịp thời

Trẻ lên 3 tuổi là thời gian vàng cho sự phát triển mạnh mẽ cả về thể chất, tư duy và hình thành tính cách. Trẻ rất tò mò, hiếu động và ưa thích khám phá thế giới xung quanh nhưng cha mẹ có biết rằng, khi con hiếu động thái quá có thể là một trong những dấu hiệu bệnh tăng động? Vậy làm thế nào để nhận biết chính xác biểu hiện tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi và dạy con đúng cách? Bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.

Biểu hiện của bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi

Bệnh tăng động ở trẻ 3 tuổi thường khó xác định hơn so với những trẻ lớn và thường căn cứ vào các biểu hiện dưới đây:

  • Trẻ thấp thỏm, bồn chồn, khó ngồi yên được lâu
  • Trẻ nghịch ngợm, chạy nhảy thường xuyên, thích leo trèo lên các đồ vật xung quanh
  • Trẻ nói nhiều nhưng thường không theo chủ đề, không biết lắng nghe và thường hay ngắt lời người khác
  • Trẻ di chuyển liên tục ví như “động cơ chuyển động”
  • Trẻ khó khăn khi phải thực hiện theo hướng dẫn của cha mẹ và thầy cô
  • Trẻ dễ bị phân tâm khi ngồi học, ngồi chơi, trong các bữa ăn
  • Trẻ thường gặp các rối loạn về giấc ngủ
  • Cảm xúc của trẻ thất thường, trẻ hay ăn vạ, giận hờn vô cớ

Việc chẩn đoán càng có căn cứ hơn khi những biểu hiện trên lặp lại hàng ngày cả ở nhà và ở trường, kéo dài trên 6 tháng và có ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và học tập của trẻ.

Hiếu động quá mức – Biểu hiện tăng động giảm chú ý thường gặp

Hiếu động quá mức – Biểu hiện tăng động giảm chú ý thường gặp

Xem thêm: “Bỏ túi” bài test chẩn đoán trẻ tăng động giảm chú ý chính xác nhất

Tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi – Làm thế nào để chẩn đoán?

Hiện nay, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã mở rộng các hướng dẫn chẩn đoán tăng động giảm chú ý cho trẻ từ 4 – 18 tuổi, nhưng độ tuổi trung bình để chẩn đoán chính xác tăng động giảm chú ý thường là 6 tuổi. Còn với trẻ lên 3, dấu hiệu có thể nghi ngờ và cần theo dõi thêm, tuy nhiên giai đoạn này vẫn cần phải can thiệp bằng giáo dục hành vi hoặc những sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược để ngăn chặn quá trình tiến triển khi trẻ lớn hơn.

Khi nhận thấy con không chỉ là hiếu động đơn thuần, cha mẹ nên đưa con đi thăm khám sớm tại các chuyên khoa Nhi để được đánh giá chính xác. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành:

  • Thăm khám sức khỏe tổng quát để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý khác
  • Lắng nghe cha mẹ mô tả của cha mẹ về những biểu hiện của trẻ ở nhà, ở lớp
  • Đối chiếu với thang điểm đánh giá tăng động giảm chú ý ở trẻ

Thực tế có nhiều bệnh lý có thể gây nhầm lẫn với các biểu hiện tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi cần phân biệt bao gồm:

  • Tổn thương và bất thường trong não bộ
  • Rối loạn ngôn ngữ và tư duy
  • Rối loạn tinh thần, lo âu, căng thẳng, sang chấn tinh thần
  • Rối loạn thần kinh cơ, rối loạn co giật
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Vấn đề thị giác, thính giác
  • Bệnh lý tuyến giáp

Cách điều trị bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi

Trẻ tăng động cần được điều trị đúng biện pháp để phát triển toàn diện như bạn bè đồng trang lứa. Theo khuyến cáo của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, với trẻ tăng động giảm chú ý dưới 3 tuổi, việc sử dụng thuốc Tây điều trị cần cân nhắc kĩ càng giữa lợi ích và nguy cơ để hạn chế tối đa tác dụng phụ nghiêm trọng do thuốc. Phương pháp được ưu tiên hàng đầu chính là giáo dục hành vi, ngoài ra có thể kết hợp với các giải pháp hỗ trợ khác.

Giáo dục hành vi với tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi

Phương pháp này ưu tiên dùng hành động và lời nói để giúp trẻ hình thành thói quen tốt, và tăng tập trung chú ý. Sự kiên trì của gia đình và thầy cô chính là “chìa khóa” giúp trẻ sớm cải thiện tình trạng bệnh:

  • Trò chuyện với trẻ mỗi ngày: sự quan tâm của cha mẹ luôn là “liều thuốc tinh thần” tốt nhất với trẻ tăng động. Cha mẹ có thể hỏi con những câu hỏi đơn giản như : “hôm nay con đi học thế nào? Có gì vui kể cho mẹ nghe? cô có dạy con bài hát mới không? Con hát cho mẹ nghe nhé…” để tăng sự gắn kết đồng thời khuyến khích khả năng ngôn ngữ của con.
  • Chơi với trẻ thật nhiều: trẻ sẽ học hỏi được rất nhiều kỹ năng qua các trò chơi như vẽ tranh, xếp hình, đóng vai giả tưởng… Cha mẹ hãy là người bạn để thấu hiểu và khuyến khích khả năng tư duy sáng tạo của con.

Cha mẹ nên thường xuyên chơi cùng trẻ

Cha mẹ nên thường xuyên chơi cùng trẻ

  • Lập thời gian biểu cho trẻ: cha mẹ nên rèn cho trẻ những thói quen tốt, tự thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong, đi ngủ đúng giờ, tự vệ sinh cá nhân…
  • Khuyến khích trẻ bộc lộ ý kiến và sở thích cá nhân: cha mẹ nên khéo léo để vừa giúp con điều chỉnh hành vi đồng thời vẫn có cơ hội để con thể hiện sở thích cá nhân.
  • Nhẹ nhàng trước những lỗi sai của trẻ: ở độ tuổi này, trẻ rất nhạy cảm, thay vì trách phạt quá nghiêm khắc, cha mẹ nên phân tích để con nhận ra hậu quả của những hành động này. Đây là cách nên áp dụng thường xuyên khi điều chỉnh hành vi tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi
  • Dành cho trẻ lời khen, phần thưởng: khi trẻ làm tốt một công việc nào đó. Những lời tán dương như “con làm tốt lắm, mẹ rất tự hào về con…” hay những món quà nhỏ giúp trẻ thích thú và hào hứng hơn.
  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa: những buổi pic nic cùng gia đình và nhà trường giúp trẻ tăng động trau dồi nhiều kĩ năng cũng như thỏa thích khám phá.

Giải pháp thảo dược đối với tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ tăng động có sự sụt giảm rõ rệt nồng độ chất dẫn truyền ức chế GABA trong não bộ. Do đó, việc thiết lập lại “cán cân nồng độ” này chính là mục tiêu trong điều trị để ổn định dẫn truyền thần kinh.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm Egaruta là một giải pháp có thể đáp ứng được các mong muốn trên, giúp hỗ trợ điều trị tăng động giảm chú ý cho trẻ hiệu quả. Sản phẩm vừa giúp cung cấp lượng GABA nhất định, đồng thời thảo dược Câu đằng trong sản phẩm còn thúc đẩy não bộ sản xuất GABA nội sinh, kết hợp các thành phần bổ não để hỗ trợ trẻ tăng khả năng tập trung, giảm sự hiếu động, bốc đồng quá mức.

Tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi sẽ không còn là một thách thức lớn khi cha mẹ kiên trì điều trị đúng phương pháp cho con. Nếu cần hỗ trợ bất kỳ vấn đề nào khác, bạn đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi hoặc Zalo qua số 0988.024.366 để không bỏ lỡ những lời khuyên hữu ích nhất từ các chuyên gia sức khỏe. 

Có thể bạn quan tâm: Cốm Egaruta – Lựa chọn toàn diện cho trẻ tăng động giảm chú ý

Ds. An Chu

Ngày đăng: 19/03/2019 | Cập nhật cuối: 03/07/2019


Nguồn tham khảo

https:// www.medicalnewstoday.com/articles/315518.php

https:// www.additudemag.com/adhd-symptoms-in-toddlers/

Bài viết liên quan

Tăng động

Cách dạy trẻ mất tập trung giúp con tiến bộ trong học tập

Chào bạn Thùy Dung, Tình trạng trẻ thiếu tập trung, ghi nhớ kém là vấn đề khiến rất nhiều phụ huynh lo lắng, đặc biệt…

8 bài tập cho trẻ giảm chú ý: Cực đơn giản nhưng hiệu quả vô cùng!

Tăng động

8 bài tập cho trẻ giảm chú ý: Cực đơn giản nhưng hiệu quả vô cùng!

Bạn có đang chán nản vì con thường xuyên thiếu tập trung, chú ý, không thể chú tâm trong học tập cũng như các hoạt…

9 Nguyên nhân trẻ khó ngủ: Hiểu rõ để trị hiệu quả!

Tăng động

9 Nguyên nhân trẻ khó ngủ: Hiểu rõ để trị hiệu quả!

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Bởi vậy khi con có dấu…

Viết bình luận

loading
Xinchaobacsy test TĐ

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày