Tăng động giảm chú ý ở bé gái: Cha mẹ chớ nên chủ quan!

Tăng động giảm chú ý ở bé gái: Cha mẹ chớ nên chủ quan!

Chắc hẳn khi nhắc đến tăng động giảm chú ý, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới hình ảnh một bé trai nghịch ngợm, hiếu động, quậy phá, không biết nghe lời. Nhưng thực tế chứng bệnh này hoàn toàn có thể xuất hiện ở các bé gái với nhiều biểu hiện thầm lặng, khó nhận biết hơn. Vậy cùng tìm hiểu ngay tại bài viết sau.

Tăng động giảm chú ý ở bé gái thường khó phát hiện

Ước tính có khoảng trên 50 – 70% các trường hợp tăng động giảm chú ý ở bé gái bị bỏ sót, không được chẩn đoán kịp thời gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới học tập và sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân thường liên quan đến những quan điểm sai lầm của cha mẹ khi cho rằng tăng động chỉ gặp ở bé trai, đồng thời những biểu hiện tăng động ở các bé gái chủ yếu thiên về sự kém tập trung nên dễ gây nhầm lẫn với các rối loạn phát triển tạm thời khác ở trẻ như thay đổi tâm lý tuổi dậy thì hoặc sang chấn tâm lý,…

Tăng động giảm chú ý ở bé gái thường khó phát hiện hơn bé trai

11 dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết tăng động giảm chú ý ở bé gái

Các triệu chứng tăng động giảm chú ý có thể xuất hiện ở cả hai giới tính, nhưng khả năng tập trung chú ý ở bé gái sẽ kém hơn nhiều. Cụ thể như sau:

– Dễ bị phân tâm bởi những sự việc đang xảy ra xung quanh và thường xuyên mơ mộng trong thế giới của riêng mình, nhưng có thể phát huy khả năng “siêu” tập trung ở một số vấn đề yêu thích như xem ti vi, điện thoại…

– Không thể ngồi yên một chỗ, thường di chuyển hoặc vẽ nguệch ngoạc liên tục.

– Nói quá nhiều, nói chen ngang vào câu chuyện của người khác, thay đổi chủ đề liên tục trong các cuộc trò chuyện và đôi khi có những lời nói làm tổn thương người khác.

– Dễ bị kích động, phóng đại cảm xúc, hay bồn chồn, lo lắng mà không rõ lí do.

– Khả năng đọc hiểu, liên kết thông tin kém, thường hiểu sai các yêu cầu và hướng dẫn của người lớn.

– Không ngăn nắp, thường khiến bàn học, túi xách, phòng ngủ,… trở nên bừa bộn vì trẻ không thể nhớ được vị trí cũ của các đồ đã sử dụng.

– Thường xuyên lặp lại những sai lầm nhỏ do bất cẩn, không để ý đến chi tiết

– Hay quên và làm mất các đồ dùng học tập như bút, vở, sách,…

– Rất nhạy cảm với tiếng ồn và ánh sáng vì vậy thường khó ngủ, dễ bị phân tâm

– Kĩ năng quản lý thời gian, tổ chức sắp xếp công việc kém nên thường bỏ sót các nhiệm vụ được giao phó.

– Dễ bị thất vọng, tổn thương và nảy sinh cảm xúc tiêu cực, thất vọng về bản thân.

Bé gái mắc chứng tăng động giảm chú ý thường học kém hơn bạn bè đồng trang lứa

Tăng động giảm chú ý ở bé gái có nguy hiểm không?

Tăng động giảm chú ý ở các bé gái nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và học tập thường ngày.

– Không tập trung được trong các bài giảng khiến kết quả học tập của trẻ giảm sút, khó theo kịp bạn bè đồng trang lứa, khiến trẻ nảy sinh tâm lý tự ti.

– Khó kết giao với bạn bè và các mối quan hệ không được kéo dài lâu dài.

– Tâm trạng vui buồn thất thường, khó kiểm soát cơn nóng giận, lâu dần có thể rơi vào trạng thái căng thẳng lo âu, trầm cảm.

– Rối loạn cảm giác, chán ăn hoặc ăn quá nhiều để giải tỏa tâm trạng.

– Có hành vi tự làm tổn thương bản thân và dễ sa vào các tệ nạn xã hội.

– Khó đạt được thành công trong công việc, cuộc sống vì thiếu sự hiểu biết, kĩ năng trong nhiều khía cạnh khác nhau.

Cha mẹ nên điều trị tăng động ở bé gái sao cho hiệu quả?

Giáo dục hành vi

Giáo dục hành vi là lựa chọn ưu tiên trong điều trị tăng động giảm chú ý ở cả bé trai và bé gái. Bởi vậy cha mẹ cần nắm chắc các nguyên tắc khi thực hiện liệu pháp này cho trẻ như sau:

– Thiết lập kế hoạch rõ ràng, chi tiết trong đó có mốc thời gian cụ thể cho từng công việc và yêu cầu trẻ nghiêm túc thực hiện theo. Điều này giúp trẻ tập trung, chú ý và cải thiện kĩ năng tổ chức, sắp xếp công việc, quản lý thời gian tốt hơn.

– Mỗi khi trẻ có hành vi sai trái, thay vì la mắng, trách phạt trẻ, cha mẹ nên nhắc nhở nhẹ nhàng, giảng giải để trẻ hiểu và từ đó tự sửa chữa tốt hơn.

– Thường xuyên khen ngợi, tán dương khi trẻ làm được một việc tốt, điều này giúp trẻ có thêm động lực để tiếp tục làm điều đúng đắn hơn

– Dành nhiều thời gian trò chuyện với trẻ để hiểu rõ những khó khăn mà trẻ gặp phải, từ đó đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp trẻ giải quyết mọi tình huống trong cuộc sống.

– Khuyến khích trẻ tham gia các môn thể dục, thể thao như yoga, tập võ, bơi lội, nhảy dây, đạp xe,… nhằm nâng cao sức khỏe và cải thiện sự tập trung, chú ý hiệu quả.

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tăng động tập luyện thể thao thường xuyên

Tạo lập chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

– Hạn chế đồ ăn, thức uống chứa nhiều đường, mì chính, chất phụ gia bảo quản như bánh kẹo ngọt, mì tôm, pizza, xúc xích, lạp xưởng, nước ngọt có ga, nước tăng lực,…

– Tránh một số thực phẩm có thể gây dị ứng như sữa, ngô, đậu tương, bánh mì, bánh quy và thức ăn chứa gluten,…

– Tăng cường bổ sung Omega 3 từ các loại cá (cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi,…), các loại hạt (hạt điều, hướng dương, hạt óc chó,…)

– Chú trọng tới các thực phẩm chứa kẽm, magie, sắt như thịt bò, thịt gà, tôm, cua, rau chân vịt, chuối, bơ,…

– Khuyến khích trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh căng thẳng mệt mỏi quá mức

Kết hợp dùng sản phẩm thảo dược tự nhiên

Bên cạnh việc giáo dục hành vi và thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng cho trẻ, các bậc phụ huynh có thể tham khảo kết hợp cùng sản phẩm thảo dược cốm Egaruta để nâng cao hiệu quả điều trị.

Nhờ khả năng trấn an tâm thần, ổn định hoạt động điện não của các thành phần thảo dược Câu đằng, An tức hương, cốm Egaruta giúp trẻ kiểm soát cảm xúc, hành vi, bớt nghịch ngợm, hiếu động và biết nghe lời hơn. Ngoài ra, trong sản phẩm còn chứa các dưỡng chất bổ não như GABA, Taurine, Magie giúp nâng cao sự tập trung, cải thiện tư duy, trí nhớ ở trẻ rất tốt.

Ngay từ khi có mặt trên thị trường, cốm Egaruta đã được nhiều phụ huynh đón nhận và trở thành người bạn đồng hành giúp hàng ngàn trẻ nhanh chóng cải thiện chứng tăng động giảm chú ý hiệu quả. Cùng lắng nghe chia sẻ của chị Hà (Điện Biên) tại video sau để hiểu rõ hơn về những lợi ích tích cực của cốm Egaruta với trẻ tăng động:

Chia sẻ kinh nghiệm trị tăng động giảm chú ý ở trẻ hiệu quả

Có thể bạn quan tâm:

Những ảnh hưởng của tăng động giảm chú ý với trẻ

11 quan niệm sai lầm về trẻ tăng động giảm chú ý cha mẹ nên tránh!

Mặc dù tăng động giảm chú ý ở các bé gái khó nhận biết hơn các bé trai, nhưng nếu các bậc phụ huynh theo dõi sát sao từng biểu hiện của con và sớm phát hiện, can thiệp kịp thời, trẻ vẫn hoàn toàn có thể cải thiện chứng bệnh này hiệu quả.

Và nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc vui lòng liên hệ tới số 0988.024.366 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

DS:Cao Thủy

Ngày đăng: 07/05/2020 | Cập nhật cuối: 20/05/2020


Nguồn tham khảo

https://www.healthline.com/health/adhd/adhd-in-girls#1

https://www.verywellmind.com/adhd-in-girls-symptoms-of-adhd-in-girls-20547

https://www.medicalnewstoday.com/articles/315009#complications

 

Bài viết liên quan

Tăng động

Trẻ học trước quên sau: Làm sao để con tiến bộ hơn?

Chào bạn Bích Loan, Thời gian thi cử là giai đoạn các con cần tập trung ôn luyện và tích lũy kiến thức. Lượng kiến…

Tăng động

Con học kém phải làm sao? Làm gì để giúp con học hành tiến bộ hơn?

Chào bạn Thanh Huyền, Con học kém, lười học, thiếu tập trung là vấn đề khiến nhiều cha mẹ phiền lòng. Để khắc phục tình…

Tăng động

Cách dạy trẻ mất tập trung giúp con tiến bộ trong học tập

Chào bạn Thùy Dung, Tình trạng trẻ thiếu tập trung, ghi nhớ kém là vấn đề khiến rất nhiều phụ huynh lo lắng, đặc biệt…

Viết bình luận

loading
Xinchaobacsy test TĐ

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày