Bệnh tăng động giảm chú ý và 11 quan niệm sai lầm cần tránh

Bệnh tăng động giảm chú ý và 11 quan niệm sai lầm cần tránh

Chắc hẳn, nhiều cha mẹ không khỏi bối rối trước những thông tin đa dạng, trái chiều về bệnh tăng động giảm chú ý và tự hỏi làm sao để tránh nhầm lẫn? Bài viết dưới đây sẽ “điểm mặt” những quan niệm sai lầm thường thấy về bệnh tăng động để giúp bạn hiểu rõ hơn và trang bị kiến thức hữu ích nhất.

Tăng động giảm chú ý không phải là bệnh

Nhiều phụ huynh cho rằng tăng động giảm chú ý chỉ là một rối loạn tạm thời, không phải là một bệnh lý. Thực tế, các tổ chức y tế hàng đầu nước Mỹ như Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ đều công nhận, tăng động giảm chú ý là một tình trạng y tế cần can thiệp điều trị. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện hiếu động, nghịch ngợm, bốc đồng, kém tập trung,… bạn nên cho con đi thăm khám và điều trị sớm.

Bệnh tăng động giảm chú ý là khiếm khuyết trí tuệ

Trẻ tăng động thường dễ bị phân tâm, giảm tập trung chú ý khiến kết quả học tập sa sút. Tuy nhiên nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp là do sự rối loạn dẫn truyền tín hiệu thần kinh trong não bộ khiến trẻ khó kiểm soát hành vi và sự tập trung, thường không liên quan đến sự khiếm khuyết về trí tuệ.

Tất cả trẻ tăng động giảm chú ý đều hiếu động thái quá

Sự thật là không phải mọi trẻ tăng động đều hiếu động quá mức. Có ba dạng bệnh tăng động và với dạng tăng động thiếu tập trung thì trẻ không có hiếu động mà chỉ mất tập trung đơn thuần.

Bạn có thể quan tâm:

Dấu hiệu trẻ tăng động giảm chú ý – Cha mẹ chớ nên bỏ qua!

Không phải mọi trẻ tăng động đều hiếu động quá mức

Để được tư vấn chi tiết hơn về bệnh tăng động, tránh những sai lầm thường gặp, bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0988.024.366 và trao đổi cùng các chuyên gia. 

Trẻ cứ hiếu động là bị bệnh tăng động

Không ít cha mẹ khi thấy con hiếu động hơn các bé cùng tuổi khác liền cho rằng con bị bệnh tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên điều này chưa hẳn là đúng, trẻ hiếu động đơn thuần thường hoạt động có chủ đích và nhận thức được hậu quả của các hành vi khi được nhắc nhở, trong khi các trẻ tăng động lại thể hiện sự hiếu động quá mức và không lường trước được hậu quả xấu từ những hanh vi của mình.

Trẻ tăng động giảm chú ý không bao giờ tập trung

Mặc dù, trẻ tăng động rất dễ bị phân tâm, khó tập trung trong thời gian dài nhưng nếu thực sự ham thích một việc gì đó, trẻ lại “siêu tập trung” và có thể dành hàng giờ mà không chán nản, ví dụ là các trò chơi điện tử, ti vi, điện thoại…

Bệnh tăng động giảm chú ý chỉ gặp ở các bé trai

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ bệnh tăng động giảm chú ý ở các bé trai cao gấp 2 lần so với bé gái, điều này có nghĩa là vẫn có các bé gái bị tăng động. Tuy nhiên các biểu hiện bệnh tăng động ở nữ giới thường dễ bị bỏ qua và không được chẩn đoán đúng.

Các bé gái bị tăng động thường không hiếu động, bốc đồng

Hiếm thấy một bé gái tăng động nghịch ngợm, chạy nhảy luôn chân tay nhưng những hành vi bốc đồng trong bệnh tăng động này thường đặc trưng như: trẻ nói quá nhiều làm gián đoạn cuộc trò chuyện, khó kiểm soát cảm xúc, dễ bị thất vọng bởi những điều rất nhỏ,… Các đặc điểm trên có thể bị nhầm lẫn với sự thay đổi tâm lý ở một số giai đoạn phát triển của trẻ.

Trẻ bị tăng động là do sự giáo dục kém của gia đình

Khi thấy trẻ quá nghịch ngợm, không chú tâm học hành, không biết kiểm soát cảm xúc, nhiều người cho rằng trẻ đó không được giáo dục đúng cách. Và thực tế thì không phải vậy, nguyên nhân gây tăng động giảm chú ý có thể bắt nguồn từ các yếu tố như: rối loạn dẫn truyền thần kinh não bộ, yếu tố di truyền, sự bất thường cấu trúc não bộ,… Do đó, thay vì đổ lỗi cho sự giáo dục, cha mẹ cần phát hiện sớm và điều trị đúng cách cho trẻ.

Trẻ tăng động lười biếng, kém thông minh

Trẻ tăng động không hề kém thông minh thậm chí còn có chỉ số IQ cao hơn những trẻ bình thường, tuy nhiên do não bộ của trẻ luôn trong trạng thái kích thích khiến trẻ khó tập trung, ảnh hưởng đến kết quả học tập, thường quên làm bài tập về nhà,…

Chỉ có trẻ em mới bị bệnh tăng động giảm chú ý

Thực tế, có đến 4 – 5 % người trưởng thành gặp rối loạn này với nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày với đặc trưng là sự bồn chồn quá mức, thiếu kiên nhẫn và giảm tập trung chú ý. Đa phần là do có triệu chứng từ nhỏ nhưng không được chẩn đoán và điều trị sớm.

Người lớn cũng có thể bị bệnh tăng động giảm chú ý

Để điều trị bệnh tăng động chỉ cần dùng thuốc tây

Nhiều cha mẹ cho rằng để chữa bệnh tăng động cho con chỉ cần dùng thuốc là sẽ khỏi mà không biết rằng các thuốc tây điều trị bệnh tăng động thường chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, không bền vững và có thể gặp một số tác dụng phụ khi dùng dài ngày. Do đó, các chuyên gia Nhi khoa hàng đầu khuyến cáo chỉ kê đơn thuốc này cho trẻ từ 6 tuổi trở lên và cần kết hợp với các phương pháp khác, nhất là liệu pháp giáo dục hành vi.

Ngoài ra, xu hướng mới trong điều trị bệnh tăng động giảm chú ý là sử dụng một số thảo dược như Câu đằng, An tức hương với công dụng an thần, trấn tĩnh thần kinh mà không gây ngủ li bì. Hiện nay, các thảo dược này được kết hợp với các hoạt chất sinh học tự nhiên, dưỡng chất cho não bộ như GABA, Tarin, Magie,… trong một số sản phẩm tiện dụng như cốm Egaruta. Sản phẩm giúp trẻ tăng động kiểm soát hành vi tốt hơn, bớt nghịch ngợm, hiếu động quá mức để tăng khả năng tập trung chú ý.

Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về chứng bệnh tăng động giảm chú ý. Và chính sự quan tâm cha mẹ trong từng giai đoạn phát triển của trẻ là cách tốt nhất nhận biết sớm bệnh và có sự hỗ trợ đúng mực.

Bạn có thể quan tâm:

Cốm Egaruta – giải pháp thảo dược an toàn cho trẻ tăng động

Dinh dưỡng vàng cho trẻ tăng động cha mẹ nên biết

Tác giả: Ds. An Chu

Ngày đăng: 25/06/2019 | Cập nhật cuối: 10/07/2019


Nguồn tham khảo

https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/adhd/Pages/Myths-and-Misconceptions.aspxhttps://www.understood.org/en/learning-attention-issues/child-learning-disabilities/add-adhd/10-common-myths-about-adhd

Bài viết liên quan

Tăng động

Con học kém phải làm sao? Làm gì để giúp con học hành tiến bộ hơn?

Chào bạn Thanh Huyền, Con học kém, lười học, thiếu tập trung là vấn đề khiến nhiều cha mẹ phiền lòng. Để khắc phục tình…

Tăng động

Cách dạy trẻ mất tập trung giúp con tiến bộ trong học tập

Chào bạn Thùy Dung, Tình trạng trẻ thiếu tập trung, ghi nhớ kém là vấn đề khiến rất nhiều phụ huynh lo lắng, đặc biệt…

8 bài tập cho trẻ giảm chú ý: Cực đơn giản nhưng hiệu quả vô cùng!

Tăng động

8 bài tập cho trẻ giảm chú ý: Cực đơn giản nhưng hiệu quả vô cùng!

Bạn có đang chán nản vì con thường xuyên thiếu tập trung, chú ý, không thể chú tâm trong học tập cũng như các hoạt…

Viết bình luận

loading
Xinchaobacsy test TĐ

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày