Phương pháp time – out: Cách dạy trẻ tăng động không cần đòn roi!

Phương pháp time – out: Cách dạy trẻ tăng động không cần đòn roi!

Phương pháp time – out là một hình thức kỉ luật “không đòn roi, không nước mắt”, nhưng có thể giúp trẻ bình tĩnh nhận ra lỗi sai và tự khắc phục hậu quả. Đây thực sự là một phương pháp rất hiệu quả trong việc kiểm soát hành vi, cảm xúc ở trẻ tăng động giảm chú ý, giúp các con bớt hung tính, quậy phá, ăn vạ hay tức giận, cáu gắt vô cớ.

Nguyên tắc khi thực hiện phương pháp  time – out cho trẻ tăng động

Mặc dù không quá khó để thực hiện phương pháp time – out nhưng trước khi áp dụng cho con, cha mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

5 nguyên tắc khi thực hiện time – out cha mẹ cần ghi nhớ

NGUYÊN TẮC KHI THỰC HIỆN TIME – OUT CHO TRẺ TĂNG ĐỘNG

Thời điểm: Bắt đầu từ 2.5 – 3 tuổi, vì nếu trẻ nhỏ tuổi hơn sẽ ít hiệu quả.

Không gian: Khu vực mà trẻ cảm thấy “chán nhất” và không có các yếu tố gây phân tâm như đồ chơi, tivi, ghế, giường,…

Thời gian: Tính theo số phút bằng với số tuổi của trẻ và có thể tăng thời gian nhưng không quá 15 phút nếu trẻ không chịu ngồi yên.

Dụng cụ cần có: Dùng đồng hồ đếm giờ cài đặt thời gian giúp trẻ tránh cảm thấy khó chịu, căng thẳng.

Tần suất: Không được quá 20 lần/ngày.

Cha mẹ cần lưu ý phương pháp time – out không phù hợp với những trẻ có tính cách quá mạnh vì có thể khiến trẻ càng trở nên hung hăng, bốc đồng và nảy sinh hành vi chống đối ngầm. Ngoài ra, một số trẻ lại cực kỳ ghét phương pháp này, nên khi time – out trẻ chỉ “giả vờ” im lặng vì sợ bị bỏ rơi, cách ly khỏi cha mẹ chứ không dành thời gian suy nghĩ gì về hành vi sai trái của mình.

Ngoài ra, bạn cũng cần hiểu rõ time – out không phải là trừng phạt khi trẻ mắc lỗi mà là dành thời gian giúp trẻ bình tĩnh và suy nghĩ về những gì mình đã làm. Sau đó, cha mẹ cần nói chuyện khéo léo để trẻ hiểu mình sai ở đâu, tránh mắc lỗi lần sau.

3 bước time – out cơ bản cha mẹ cần nắm vững!

Khi thực hiện time – out cho con, cha mẹ cần tuân thủ theo 3 bước sau:

Bước 1: Khi trẻ có hành vi không đúng, cha mẹ cần giữ bình tĩnh, không la hét, cáu gắt. Sau đó yêu cầu con bước vào khu vực time – out và cho con biết rõ lý do một cách ngắn gọn với giọng nói nghiêm nghị như: “Vì con tranh giành đánh em nên phải ngồi ở đây để suy nghĩ về những gì đã làm

Bước 2: Trong khi trẻ ở khu vực time – out bạn cần là người giám sát trẻ, nhưng không nên tranh luận, la mắng hay chấp nhận lời xin lỗi của trẻ, đồng thời bỏ qua mọi hành động như gào thét, ăn vạ, khóc lóc,…

Bước 3: Kết thúc time – out là giai đoạn vô cùng quan trọng, bởi lúc này bạn cần trò chuyện với trẻ và giải thích để trẻ hiểu rõ những vấn đề sau:

– Tại sao hành vi của trẻ là sai: Gây đau đớn, tổn thương, hoặc quấy nhiễu người khác,… bạn cần đưa ra những lý do càng rõ ràng càng tốt.

– Gợi ý cho trẻ cách để giải quyết tốt nhất. Ví dụ: “Nếu con muốn chơi đồ chơi của em, con có thể mượn em, đồng thời con cũng cần chia sẻ đồ chơi của mình với em, chứ không được đánh em”

Đưa ra những hậu quả cụ thể cho việc làm sai của trẻ và dạy trẻ biết cách chịu trách nhiệm với những gì mình đã làm. Ví dụ: “Nếu con vẫn tranh đồ chơi, đánh em như vậy mẹ sẽ tiếp tục yêu cầu con thực hiện time – out, và cuối tuần này sẽ không mua đồ chơi mới cho con nữa.

Kết thúc time – out cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện cùng trẻ

Time – out mặc dù có thể mang lại nhiều lợi ích tích cực nhưng nếu không được thực hiện đúng cách sẽ khó đạt được hiệu quả như mong đợi. Bởi vậy, để hiểu rõ hơn phương pháp này các bậc phụ huynh hãy gọi điện thoại đến số 0988.024.366 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn trực tiếp!

Những tình huống thường gặp khi thực hiện phương pháp time – out

Con đòi đi vệ sinh trong thời gian time – out

Thực tế thì thời gian time – out là rất ngắn, không ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân của trẻ, bởi vậy cha mẹ không cần chú ý đến những gì trẻ nói. Và nếu lúc này bạn đáp ứng yêu cầu của trẻ, thì chắc chắn những lần sau trẻ sẽ dùng lý do này để rời khỏi vùng time – out. Còn trong trường hợp trẻ thực sự cần đi vệ sinh, bạn có thể hỗ trợ trẻ nhưng không được nói hay hành động gì. Sau khi kết thúc, bạn đưa trẻ vào vùng time – out và tiếp tục tính thời gian.

Con tự ý rời khỏi khu vực time – out

Lúc này bạn cần yêu cầu hoặc bế trẻ quay lại vùng time – out đồng thời cho trẻ biết hậu quả nếu trẻ tiếp tục phá luật. Ví dụ, bạn có thể nói: “Nếu con tự ý bỏ ra ngoài, mẹ cũng sẽ không ép con quay lại nhưng từ hôm nay mẹ sẽ không cho con xem phim hoạt hình Tom & Jerry nữa.

Trẻ la hét, khóc lóc trong khi time – out

Cha mẹ cần mặc kệ mọi hành vi quấy khóc, la hét, quậy phá,… của trẻ, bởi đây là một phản ứng tâm lý bình thường và trẻ sẽ sớm ngừng hành động này nếu bạn thể hiện thái độ không quan tâm.

Trẻ ương bướng nơi công cộng

Khi trẻ nghịch ngợm, quậy phá ở nơi công cộng, đầu tiên bạn nên đưa trẻ đến một góc nào đó không gây phiền phức tới mọi người như khu vực bên ngoài hoặc gần nhà vệ sinh. Sau đó bạn có thể dùng cách đếm 1, 2, 3 để quy ước thời gian nín khóc, ương bướng của trẻ. Còn nếu trẻ vẫn giữ thái độ không đúng, bạn có thể yêu cầu trẻ úp mặt vào tường và bắt đầu tính thời gian time – out.

Cốm Egaruta – Lựa chọn hàng đầu cho trẻ tăng động giảm chú ý

Bên cạnh việc áp dụng phương pháp time – out, cha mẹ có thể tham khảo cho trẻ dùng cốm thảo dược Egaruta để tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị. Cốm Egaruta là sự kết hợp hoàn hảo từ 5 thành phần nổi bật như thảo dược Câu đằng, An tức hương cùng ba dưỡng chất bổ não GABA, Taurine, Magie, không chỉ giúp trẻ kiểm soát hành vi, cảm xúc, bớt nghịch ngợm, hiếu động, bốc đồng mà còn góp phần nâng cao sự tập trung, chú ý, ghi nhớ và cải thiện tư duy, nhận thức ở trẻ rất tốt. Điều này cũng đã được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng thực hiện tại bệnh viện lớn, uy tín ở Hà Nội.

Hiệu quả của cốm Egaruta cũng được nhiều chuyên gia, y bác sĩ công nhận. Trong đó thạc sĩ tâm lý Nguyễn Minh Hòa – Giám đốc trung tâm nghiên cứu ứng dụng tâm lý giáo dục An Phúc Thành cũng có những đánh giá tích cực về lợi ích của cốm Egaruta với trẻ tăng động giảm chú ý như sau:

Chuyên gia đánh giá lợi ích của cốm Egaruta

Và trên thực tế, ngay từ khi có mặt trên thị trường cốm Egaruta cũng đã được nhiều phụ huynh tín nhiệm và trở thành người bạn đồng hành giúp hàng ngàn trẻ tăng động giảm chú ý sớm kiểm soát hành vi, cảm xúc. Phản hồi của các phụ huynh dưới đây chính là minh chứng điển hình để bạn tham khảo:

Hành trình tìm cách trị tăng động giảm chú ý cho con hiệu quả

Có thể bạn quan tâm:

Những lợi ích nổi trội của cốm Egaruta với trẻ tăng động giảm chú ý

Trẻ tăng động giảm chú ý nên ăn gì, kiêng gì để mau chóng cải thiện?

Khi đã nắm rõ những nguyên tắc và cách thực hiện phương pháp time – out, chắc hẳn các bậc phụ huynh đã có thể tự mình áp dụng cho con trong các tình huống hằng ngày và giúp con yêu kiểm soát hành vi, cảm xúc, bớt hung tính, nóng nảy, cáu giận vô cớ.

Tác giả: Dược sĩ Cao Thủy

Ngày đăng: 06/01/2021

Bài viết liên quan

Tâm bệnh

Trẻ học trước quên sau: Làm sao để con tiến bộ hơn?

Chào bạn Bích Loan, Thời gian thi cử là giai đoạn các con cần tập trung ôn luyện và tích lũy kiến thức. Lượng kiến…

Tâm bệnh

Con học kém phải làm sao? Làm gì để giúp con học hành tiến bộ hơn?

Chào bạn Thanh Huyền, Con học kém, lười học, thiếu tập trung là vấn đề khiến nhiều cha mẹ phiền lòng. Để khắc phục tình…

Tâm bệnh

Cách dạy trẻ mất tập trung giúp con tiến bộ trong học tập

Chào bạn Thùy Dung, Tình trạng trẻ thiếu tập trung, ghi nhớ kém là vấn đề khiến rất nhiều phụ huynh lo lắng, đặc biệt…

Viết bình luận

loading
Tâm bệnh

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày