Thoái hóa điểm vàng ở người trẻ: Bệnh nguy hiểm và rất dễ mắc

Thoái hóa điểm vàng ở người trẻ: Bệnh nguy hiểm và rất dễ mắc

Thoái hóa điểm vàng ở người trẻ là lý do khiến nhiều người dưới 40 tuổi đã bị giảm thị lực nghiêm trọng, thậm chí mù 2 mắt. Vậy nguyên nhân nào gây thoái hóa điểm vàng ở người trẻ? Làm sao để nhận biết và bảo vệ đôi mắt? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Thoái hóa điểm vàng ở người trẻ là bệnh gì về mắt?

Thoái hóa điểm vàng ở người trẻ có thể gặp ở những người đã trưởng thành, thanh thiếu niên và cả trẻ nhỏ. Bởi vậy, bệnh còn được gọi bằng nhiều tên khác như thoái hóa điểm vàng bẩm sinh, thoái hóa điểm vàng vị thành niên.

Điểm vàng (hoàng điểm) là một vùng nhỏ nằm ở giữa võng mạc, chứa các tế bào thần kinh thị giác giúp chuyển ánh sáng thành tín hiệu truyền về não phân tích, nhờ đó mà chúng ta có thể nhìn thấy rõ sự vật một cách sắc nét. Khi các tế bào thị giác bị tổn thương, điểm vàng sẽ bị suy giảm chức năng, lúc này người bệnh sẽ được kết luận mắc bệnh thoái hóa điểm vàng.

Bệnh về mắt này vốn là đặc trưng của người từ 60 tuổi trở lên, thế nhưng thời gian gần đây, tỷ lệ thoái hóa điểm vàng ở người trẻ đang dần tăng cao và trở thành hồi chuông báo động với ngành nhãn khoa.

Nguyên nhân nào gây bệnh thoái hóa điểm vàng ở người trẻ?

Loạn dưỡng điểm vàng – đột biến gen di truyền ở thể trội được đánh giá là nguyên nhân chủ yếu gây thoái hóa điểm vàng ở người trẻ. Điều này khác biệt hẳn với nguyên nhân gây thoái hóa điểm vàng ở người già là do lão hóa.

Chính vì xảy ra do đột biến gen trội nên thoái hóa điểm vàng ở người trẻ có tỷ lệ di truyền rất cao. Nếu bố mẹ bị mắc bệnh thì hầu hết con cái của họ cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh này.

6 triệu chứng đặc trưng của thoái hóa điểm vàng ở người trẻ

Chúng ta có thể phát hiện sớm bệnh mắt này qua các triệu chứng sau:

– Nhìn mờ hoặc thấy bóng xám đen bắt đầu từ vùng giữa của vật thể, lan dần ra toàn bộ vật thể khi bệnh nặng.

– Nhìn nhòe, thấy vật thể bị méo mó, thay đổi hình dạng, đường thẳng bị cong vẹo.

– Cảm giác chói mắt nhiều hơn bình thường, đặc biệt khó chịu khi ra ngoài trời ban ngày.

– Thấy vật thể bị nhỏ hơn so với trước.

– Thấy màu sắc của vật thể bị nhạt, kém rực rỡ hơn.

– Khó nhận biết khoảng cách của các vật thể.

Nhìn thẳng thành công là triệu chứng đặc trưng của thoái hóa điểm vàng ở người trẻ

Nhìn thẳng thành công là triệu chứng đặc trưng của thoái hóa điểm vàng ở người trẻ

Thoái hóa điểm vàng ở người trẻ rất dễ gây mù vĩnh viễn

Theo thống kê, cứ 10 người mắc thoái hóa điểm vàng ở người trẻ thì có đến 5 người sẽ bị mù. Tỷ lệ này cao hơn hẳn so với thoái hóa điểm vàng ở người già (10 người mắc có 1 người mù).

Bởi vậy, tuy ít gặp hơn nhưng thoái hóa điểm vàng ở người trẻ được đánh giá có mức độ nguy hiểm cao gấp 5 lần ở người già. Không chỉ vậy, căn bệnh này còn có thể khiến người trẻ phải gánh chịu thêm một số biến chứng vô cùng nguy hiểm như nhược thị, co giật nhãn cầu…

Cách chữa thoái hóa điểm vàng ở người trẻ

Hiện nay vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh thoái hóa điểm vàng ở người trẻ. Tuy nhiên người bệnh không cần quá lo lắng, bởi nếu phát hiện kịp thời và áp dụng một số phương pháp sau, thị lực sẽ không bị giảm quá nặng và vẫn đủ để đáp ứng công việc hàng ngày.

Bổ sung vi chất

Các dưỡng chất Palmatin từ thảo dược Hoàng đằng, Alpha lipoic acid, Quercetin có khả năng chống stress oxy hóa mắt, bảo vệ tế bào mắt khỏi tác động xấu từ tia bức xạ, vi khuẩn, độc chất…, qua đó có thể ngăn chặn được sự tiến triển của thoái hóa điểm vàng ở người trẻ, phòng tránh mù lòa.

Mặt khác, Lutein, Zeaxanthin, Kẽm, vitamin B2 là các thành phần cấu tạo điểm vàng, võng mạc, tế bào thần kinh thị giác. Do vậy, nếu bổ sung sớm cũng sẽ giúp cải thiện thị lực cho người trẻ mắc thoái hóa điểm vàng.

Các dưỡng chất này đều có từ tự nhiên, đặc biệt là các loại rau củ quả màu cam vàng, xanh đỏ, tuy nhiên hàm lượng khá thấp và dễ hao hụt đi trong quá trình chế biến.

Do vậy, để đạt hiệu quả cao trong điều trị thoái hóa điểm vàng ở người trẻ, mọi người nên tham khảo sử dụng sản phẩm bổ mắt có chứa đầy đủ các dưỡng chất kể trên, điển hình như Minh Nhãn Khang.

Đã có hàng ngàn người trẻ nhờ dùng Minh Nhãn Khang ngay khi phát hiện bệnh mà đã gìn giữ được tầm nhìn sáng rõ, giảm hẳn mờ nhòe, chói sáng, đốm đen. Cùng lắng nghe chia sẻ trực tiếp từ anh Lê Minh Ngân (Lào Cai) trong video dưới đây:

Chọn đúng giải pháp, tôi đã chữa thoái hóa điểm vàng ở người trẻ thành công

Tiêm thuốc vào võng mạc

Phương pháp này áp dụng khi thoái hóa điểm vàng đã chuyển thành thể ướt với sự xuất hiện và nứt vỡ của nhiều mạch máu nhỏ trên võng mạc. Bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp một số loại thuốc ức chế tăng sinh mạch máu vào mắt, qua đó giảm sự rò rỉ dịch, cản trở tầm nhìn của người bệnh.

Phương pháp này cho hiệu quả khá tốt nhưng cũng mang đến nhiều biến chứng như nhiễm trùng, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể… và cần tiến hành lặp lại nhiều lần vì chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn.

Tiêm thuốc là cách chữa thoái hóa điểm vàng ở người trẻ dạng thể ướt

Tiêm thuốc là cách chữa thoái hóa điểm vàng ở người trẻ dạng thể ướt

Chiếu laser

Khi tiêm thuốc không có hiệu quả, bác sĩ có thể chiếu tia laser với tần số phù hợp đến vị trí các mạch máu bất thường đang nứt vỡ để phá hủy chúng, ngăn chúng cản trở đường truyền của tia sáng.

Quang động học

Bác sĩ tiêm một loại thuốc có khả năng phản quang đặc biệt vào cơ thể người bệnh. Thuốc này sẽ tập trung tại các mạch máu bất thường và sau đó được kích hoạt bởi tia laser để phát hủy mạch máu, phục hồi phần nào tầm nhìn khi mắc thoái hóa điểm vàng ở người trẻ.

Có thể bạn quan tâm

Minh Nhãn Khang – Viên bổ mắt được hơn 93% người bệnh đánh giá hiệu quả tốt

Chế độ dinh dưỡng chuẩn giúp ngăn chặn thoái hóa điểm vàng ở người trẻ

Có thể thấy, thoái hóa điểm vàng ở người trẻ rất nguy hiểm và không thể xem nhẹ, tuy nhiên thay vì lo lắng, người bệnh nên dành thời gian để tìm hiểu và chọn đúng cách trị, từ đó cải thiện thị lực và hạn chế tối đa nguy cơ mù lòa cho mình.

Nếu cần hỗ trợ giải pháp chăm sóc mắt phù hợp nhất cho từng giai đoạn bệnh, bạn hãy gọi điện ngay đến tổng đài: 0988.024.366, để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Dược sĩ Trần Huyền

Ngày đăng: 21/12/2021 | Cập nhật cuối: 07/01/2022


Nguồn tham khảo

Bài viết liên quan

Bệnh về mắt

Tăng nhãn áp có nguy hiểm không? Hãy chữa sớm khi còn cơ hội

Tăng nhãn áp có nguy hiểm không, có gây mù lòa không là nỗi băn khoăn, lo lắng của rất nhiều người khi không may…

Từ A-Z về hội chứng thị giác màn hình – Mỏi mắt kỹ thuật số

Bệnh về mắt

Từ A-Z về hội chứng thị giác màn hình – Mỏi mắt kỹ thuật số

Mỏi mắt, khô mắt, nhìn mờ nhòe... khi sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài chính là những dấu hiệu điển…

Bệnh về mắt

Cảnh báo 5 tác hại của điện thoại với mắt và cách phòng ngừa

Bạn sẽ cảm thấy nhức mỏi mắt khi sử dụng điện thoại quá nhiều, thế nhưng, tác hại của điện thoại với mắt không chỉ…

Viết bình luận

loading
Bệnh về mắt

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày