Mí mắt bị co giật liên tục không chỉ ảnh hưởng lớn đến công việc mà còn khiến bạn lo lắng không biết mình đang mắc chứng bệnh gì. 10 Nguyên nhân và giải pháp loại bỏ tình trạng co giật mí mắt ngay sau đây sẽ là kim chỉ nam dành cho bạn.
Tóm tắt bài viết
Co giật mí mắt là gì?
Co giật mí mắt là tình trạng mí mắt bị cử động nhanh liên tục, không thể kiểm soát được. Biểu hiện này thường chỉ xảy ra trong vài phút, nhưng đôi khi có thể kéo dài trong nhiều ngày hoặc lâu hơn. Khi co giật mí mắt, bạn thường lo lắng rằng mọi người đều có thể nhìn thấy, tuy nhiên trên thực tế, biểu hiện này rất khó bị phát hiện.
10 Nguyên nhân gây co giật mí mắt và cách chữa riêng biệt
-
Căng thẳng
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây co giật mí mắt. Khi bạn rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng, các xung động thần kinh chỉ huy cơ vùng mí mắt sẽ bị rối loạn, gây co giật. Để khắc phục, bạn nên tập yoga, ngồi thiền, dành thời gian chơi cùng bạn bè hoặc thú cưng, giảm tải công việc để giảm bớt căng thẳng, khi đó biểu hiện co giật mí mắt cũng sẽ tự động biến mất.
-
Mệt mỏi
Mệt mỏi, thiếu ngủ cũng có thể khiến mí mắt bị co giật. Nếu rơi vào hoàn cảnh này, bạn cần chú ý thay đổi thời gian ngủ nghỉ hợp lý, cụ thể là ngủ trước 11 giờ đêm và đủ 6 – 8 giờ mỗi ngày.
-
Khô mắt
Tuổi cao, thường xuyên sử dụng máy tính, dùng thuốc tây (thuốc chống dị ứng, chống trầm cảm), đeo kính áp tròng, tiếp xúc môi trường khô nóng… sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh khô mắt. Đây cũng là một nguyên nhân khiến mí mắt co giật kèm theo cảm giác mỏi cộm, nhức rát khó chịu. Bởi vậy, nếu bạn đang có những biểu hiện này, hãy nhỏ nước mắt nhân tạo, uống đủ nước, dùng sản phẩm bổ trợ để tăng bài tiết nước mắt để nhanh chóng cung cấp thêm độ ẩm cho mắt.
-
Căng mắt
Căng mắt, mỏi mắt kỹ thuật số là tình trạng xảy ra khi sử dụng máy tính, điện thoại thông minh, máy điện tử… trong thời gian quá dài. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây co giật mí mắt, đồng thời thúc đẩy các bệnh về mắt như tật khúc xạ, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng hình thành sớm.
Để khắc phục tình trạng này, bạn cần áp dụng quy tắc 20-20-20. Nghĩa là, cứ sau 20 phút làm việc, hãy rời mắt khỏi màn hình và nhìn tập trung vào một vật ở xa 20 feet (khoảng 6m) trong 20 giây. Ngoài ra, bạn hãy trang bị thêm cho mình một chiếc kính mắt có khả năng loại bỏ tia bức xạ để hạn chế tác hại của chúng đến mắt khi dùng thiết bị kỹ thuật số.
Áp dụng quy tắc 20/20/20 giúp giảm nhanh co giật mí mắt do dùng máy tính nhiều
-
Cafein
Uống quá nhiều cà phê hoặc sử dụng nhiều thực phẩm chứa cafein đã được chứng minh là có thể kích hoạt tình trạng co giật mí mắt. Do vậy, nếu bạn đang có thói quen này, hãy thử cắt giảm lượng cà phê, trà và nước ngọt chứa cafein trong một hoặc hai tuần, biểu hiện co giật mí mắt chắc chắn sẽ giảm hẳn.
-
Rượu
Nếu bạn bị co giật mí mắt sau khi sử dụng rượu, bia hoặc các thực phẩm chứa cồn khác, hãy nghỉ ngơi, thư giãn hoặc dùng thuốc giải rượu. Bởi chất cồn có khả năng kích thích hệ thần kinh, gây biểu hiện mệt mỏi, choáng váng và co giật mí mắt liên tục.
-
Thiếu chất dinh dưỡng
Theo một số nghiên cứu khoa học, sự thiếu hụt một số chất dinh dưỡng, chẳng hạn như magiê, canxi có thể kích hoạt phản ứng co giật mí mắt. Do vậy, nếu chế độ sinh hoạt hợp lý mà vẫn bị co giật mí mắt thường xuyên, bạn hãy đi khám xem có bị thiếu dinh dưỡng hay không, từ đó có kế hoạch bổ sung kịp thời.
-
Rối loạn tic
Rối loạn tic là một dạng rối loạn dẫn truyền thần kinh, khiến các vận động của cơ thể bị biến đổi bất thường, thường gặp nhất là co giật mí mắt, chun mũi, giật cơ cổ, lắc đầu, rung tay chân… Các biểu hiện này xảy ra đột ngột, tần suất lặp đi lặp lại nhiều lần liên tục trong ngày. Để cải thiện, bạn cần đi khám sớm và tuân thủ phác đồ điều trị tại viện, bao gồm liệu pháp đảo ngược hành vi, tiêm botox, dùng thuốc tây, sản phẩm bổ trợ chứa An tức hương, Câu đằng.
-
Bệnh động kinh
Đây là nguyên nhân gây co giật mí mắt nguy hiểm, chủ yếu gặp ở trẻ em. Nếu nhận thấy trẻ bị co giật mí mắt liên tục nhiều lần dù lối sống bình thường thì cần đưa bé đi khám. Khi được kết luận bị động kinh, trẻ sẽ cần dùng thuốc chống co giật, kết hợp cùng sản phẩm bổ trợ để ổn định rối loạn hệ thần kinh.
-
Dị ứng
Khi tiếp xúc với lông động vật, phấn hoa, bụi khói…, một số người sẽ bị dị ứng mắt, làm tăng giải phóng histamin vào các mô ở mí mắt, gây co giật mí mắt. Nếu rơi vào hoàn cảnh này, bạn cần nhanh chóng loại bỏ tác nhân gây dị ứng, rửa sạch mắt và nhỏ thuốc kháng histamin để loại bỏ co giật mí mắt và giảm cảm giác ngứa sưng, đỏ rát mắt khó chịu.
Khi bị dị ứng, bạn cũng có thể bị co giật mí mắt liên tục
5 Mẹo đơn giản để loại bỏ nhanh tình trạng co giật mí mắt
Tác động trực tiếp đến nguyên nhân là cách loại bỏ co giật mí mắt hữu hiệu nhất. Tuy nhiên trên thực tế, chúng ta còn có thể loại bỏ biểu hiện này chỉ bằng các mẹo vô cùng đơn giản và nhanh chóng dưới đây.
– Chớp mắt nhanh và liên tục trong 30 giây để màng nước mắt phủ đều trên mắt, giúp cơ mắt được giãn ra, giảm bớt căng thẳng.
– Mát xa mắt bằng cách sử dụng đầu ngón tay giữa xoa nhẹ mí mắt dưới theo vòng tròn trong khoảng 30 giây để giúp tăng lưu thông máu vùng mắt và tăng cường sự dẻo dai của các cơ mắt.
– Nheo mắt vài lần trong khoảng 1 phút để hạn chế sự rối loạn hoạt động của các cơ mắt.
– Nhắm mắt thư giãn hoàn toàn trong 3 – 5 phút để giúp mắt được nghỉ ngơi, làm ẩm đầy đủ.
– Nhắm mắt và dùng tay táp luân phiên nước lạnh và nước ấm lên vùng mắt để làm tăng cường lưu thông tuần hoàn máu vùng mắt, giảm bớt mệt mỏi và ngăn cản co giật mí mắt.
Hầu hết ai cũng sẽ bị co giật mí mắt một lần trong đời. Biểu hiện này đa phần đều là dấu hiệu cho chúng ta biết rằng mắt đang mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi, chăm sóc, tuy nhiên cũng có thể cảnh báo một số bệnh toàn thân nguy hiểm cần trị gấp.
Bởi thế, khi thấy mí mắt co giật, bạn hãy nhanh chóng áp dụng những chỉ dẫn trên, đồng thời đi khám để can thiệp kịp thời. Đôi khi việc sử dụng thuốc hoặc sản phẩm hỗ trợ là cần thiết để giảm nhanh hiện tượng giật mí mắt khó chịu này.
8 bài tập giúp mắt luôn khỏe mạnh và sáng rõ
Ăn gì bổ mắt? Top 10 thực phẩm cần bổ sung ngay
Các bệnh về mắt tuổi già thường gặp nhất
Ngày đăng: 06/05/2020 | Cập nhật cuối: 20/05/2020
http://www.allaboutvision.com/conditions/eye-twitching.htm