Có ai mà không mong muốn đôi mắt mình mãi luôn sáng khỏe. Thế nhưng, theo thời gian, đôi mắt sẽ ngày càng mờ nhòe, mỏi nhức và nguyên nhân thường gặp nhất chính là do bệnh cườm mắt. Vậy cườm mắt là gì, có nguy hiểm không? Làm sao để bảo vệ thị lực, tránh khỏi mù lòa? Bạn hãy tìm hiểu ngay những thông tin sau.
Tóm tắt bài viết
- 1 Bệnh cườm mắt là gì?
- 2 Dấu hiệu cảnh báo bệnh cườm mắt (cườm khô, cườm nước) cần nhận biết ngay
- 3 Các nguyên nhân gây bệnh cườm mắt (cườm khô, cườm nước) phổ biến
- 4 Bệnh cườm mắt (cườm khô, cườm nước) nguy hiểm đến mức nào?
- 5 Bệnh cườm mắt (cườm khô, cườm nước) có thể chữa bằng cách nào?
- 6 Lối sống giúp ngăn chặn bệnh cườm mắt (cườm khô, cườm nước)
Bệnh cườm mắt là gì?
Cườm mắt là tên gọi chung của cườm khô và cườm nước. Hai bệnh về mắt này đều có nguy cơ gây giảm thị lực và mù lòa cao, tuy nhiên giữa chúng có nhiều khác biệt về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.
– Cườm khô còn được gọi là đục thủy tinh thể, cườm hạt, cườm đá, là bệnh lý xảy ra khi thủy tinh thể (thấu kính hội tụ của mắt) bị mất đi sự trong suốt vốn có, trở nên đục mờ dần, ngăn cản đường truyền của ánh sáng đến võng mạc mắt.
– Cườm nước còn được gọi là glocom, thiên đầu thống, tăng nhãn áp, là bệnh lý xảy ra khi dây thần kinh đáy mắt bị chèn ép, tổn thương (chủ yếu do áp suất trong mắt tăng cao quá mức), khiến ánh sáng không được chuyển đổi thành tín hiệu và truyền lên não để phân tích.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh cườm mắt (cườm khô, cườm nước) cần nhận biết ngay
Dấu hiệu bệnh cườm khô (đục thủy tinh thể)
– Nhìn mờ như nhìn sự vật qua lớp kính bẩn
– Cảm thấy chói sáng, lóa mắt hơn bình thường
– Khó nhìn về chiều tối hay ban đêm
– Thấy có quầng sáng tỏa tròn quanh bóng đèn
– Nhìn đôi, nhìn ba
– Thấy chấm đen, mảng tối di chuyển như ruồi bay khi đảo mắt
– Thấy màu sắc giảm độ sặc sỡ, chuyển dần sang màu vàng tối
– Phải thay đổi độ kính liên tục
Ngay khi có những biểu hiện bất thường, người bệnh nên sắp xếp thời gian đi thăm khám sớm và chú ý bổ sung đủ dưỡng chất cho mắt để tăng cường thị lực, bảo vệ cấu trúc thủy tinh thể, qua đó giúp mắt sáng khỏe, ngăn bệnh cườm mắt khô tiến triển. Cô Phức (huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng – 0383428117) chính là một trường hợp điển hình đã trị hết hẳn mờ nhòe, chấm đen, mỏi nhức chỉ sau vài tháng dùng sản phẩm bổ mắt phù hợp. Bạn hãy lắng nghe ngay chia sẻ trực tiếp từ cô trong đoạn video sau để hiểu rõ hơn.
Câu chuyện trị cườm khô, giúp mắt nhìn sáng rõ, không mờ nhòe
Dấu hiệu bệnh cườm nước (tăng nhãn áp)
Cườm nước bao gồm 2 dạng chính là góc mở và góc đóng. Trong đó, cườm nước góc mở thường hình thành và tiến triển âm thầm, người bệnh hầu như không thấy có biểu hiện gì lạ cho đến khi dây thần kinh thị giác đã bị tổn thương nghiêm trọng, không thể phục hồi.
Cườm nước góc đóng thì lại trái ngược hoàn toàn, bệnh khởi phát đột ngột, tiến triển nặng rất nhanh và nhiều người đã mất thị lực vĩnh viễn chỉ vì không đi khám kịp thời.
Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bệnh cườm nước, bạn cần ghi nhớ để chủ động đi khám ngay khi phát hiện.
– Đau nhức mắt, đặc biệt là hốc mắt
– Nhìn mờ, bắt đầu từ vùng ngoại vi, lan dần ra toàn bộ hình ảnh
– Đỏ mắt, căng mắt
– Đồng tử mờ
– Cảm giác chói mắt dù ánh sáng không mạnh
– Nhạy cảm với tiếng động
– Đau nhức đỉnh đầu
– Buồn nôn, nôn, đau bụng
Nhìn mờ và đau đỏ mắt là dấu hiệu cảnh báo bệnh cườm mắt nước
Bệnh cườm mắt cả cườm khô và cườm nước đều có thể làm giảm thị lực nghiêm trọng nếu không trị đúng hướng, kịp thời.
Các nguyên nhân gây bệnh cườm mắt (cườm khô, cườm nước) phổ biến
Khi tuổi tác tăng cao, quá trình stress oxy hóa xảy ra mạnh đã sản sinh ra số lượng gốc tự do vượt mức đào thải của cơ thể. Các gốc tự do này sẽ tích tụ và gây tổn thương cấu trúc của các bộ phận trong mắt, đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh cườm mắt. Ngoài ra, nếu thuộc các trường hợp dưới đây thì bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cườm khô, cườm nước cao hơn những người khác.
– Trong gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột bị cườm mắt.
– Mắt đang bị tổn thương bởi viêm giác mạc, viêm kết mạc, viêm màng bồ đào, khô mắt, cận thị, loạn thị, chấn thương va đập, phẫu thuật mắt…
– Đã và đang dùng kéo dài một số loại thuốc như thuốc chống viêm corticoid, kháng sinh, kháng histamin, thuốc an thần, thuốc bổ sung nội tiết tố…
– Đang mắc tiểu đường, huyết áp cao, suy giáp, rối loạn mỡ máu, xơ vữa mạch máu… những bệnh dễ gây biến chứng làm tổn thương mắt.
– Thường xuyên làm việc dưới ánh nắng trực tiếp hoặc trên thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại…
Bệnh cườm mắt (cườm khô, cườm nước) nguy hiểm đến mức nào?
Theo kết quả điều tra toàn quốc của Bộ y tế, tỷ lệ mù lòa do cườm khô đã chiếm tới 74% trong tổng số các trường hợp bị mù. Không chỉ vậy, cứ mỗi năm, số lượng người mắc căn bệnh cườm mắt này còn tăng lên khoảng 150.000 người.
Bệnh cườm nước có số người mắc ít hơn, tuy nhiên lại được đánh giá là có quá trình tiến triển phức tạp hơn, khó ngăn chặn hơn và nguy cơ gây mù lòa cũng không hề kém so với cườm khô. Theo nghiên cứu, có đến 40% người mắc cườm nước góc mở sẽ bị mù 1 mắt và gần 17% người sẽ mù cả 2 mắt. Nguy hiểm hơn là, có khoảng 50% người bị cườm nước không hề biết mình đang mắc bệnh nên thường chủ quan, phát hiện muộn dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.
Bệnh cườm mắt là nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu trên toàn thế giới
Bệnh cườm mắt (cườm khô, cườm nước) có thể chữa bằng cách nào?
Điều trị bệnh cườm khô (đục thủy tinh thể)
– Phương pháp mổ thay thủy tinh thể: Áp dụng khi th ơng pháp mổ t2/10 trpháp mổ.
Bác sĩ sẽ rạch giác mạc, đưa dụng cụ vào mắt, làm nhuyễn và hút bỏ toàn bộ nhân thủy tinh thể đã đục ra ngoài, sau đó đặt vào một thấu kính nhân tạo để thay thế. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể nhìn sáng rõ hơn, tuy nhiên cũng có khoảng 14 – 40% trường hợp không cải thiện thị lực, có tầm nhìn kém dưới 1/10, nguyên nhân là do gặp phải các biến chứng như đục bao sau, viêm giác mạc, glocom, đục dịch kính, xuất huyết mắt… hoặc mắc đồng thời nhiều bệnh về mắt khác ngoài cườm khô. Chính vì vậy, mổ đục thủy tinh thể không được khuyến khích cho những trường hợp mới mắc bệnh, thị lực còn từ 3/10 trở lên.
– Sử dụng viên uống bổ mắt chứa chất chống oxy hóa, chống lão hóa, chống viêm mạnh.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, Alpha lipoic acid (ALA) là chất chống oxy hóa tự nhiên ưu việt nhất, có khả năng thấm tốt vào mô mắt, loại bỏ các gốc tự do độc hại khỏi mắt, đồng thời kích hoạt chất chống oxy hóa nội sinh Glutathion, tạo nên hàng rào bền chắc, giúp bảo vệ toàn diện cấu trúc của thủy tinh thể. Khi ALA được sử dụng kết hợp cùng những hoạt chất có khả năng chống tia bức xạ, chống nhiễm khuẩn mắt như Lutein, Kẽm, Quercetin, Palmatin,… tình trạng thị lực sẽ được cải thiện tốt lên, bệnh cườm khô được ngăn chặn kịp thời, tránh gây mù lòa.
Từ năm 2010, công thức này đã được ứng dụng để bào chế nên viên bổ mắt Minh Nhãn Khang. Nhờ sử dụng Minh Nhãn Khang mà chỉ sau vài tháng, hàng triệu người đã lấy lại được tầm nhìn sáng khỏe, giảm hẳn mờ nhòe, mỏi nhức, đốm đen ruồi bay, chói sáng. Chia sẻ của cô Nguyễn Thị Hồng (Tuyên Quang – 0963446870) trong đoạn băng dưới đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về giải pháp này:
Cườm khô (đục thủy tinh thể) nặng nhưng mắt vẫn sáng nhờ bí quyết thảo dược
Điều trị bệnh cườm nước (tăng nhãn áp)
Hiện nay dùng thuốc và phẫu thuật là 2 phương pháp chính trong điều trị cườm nước. Cả 2 phương pháp này đều hướng đến mục đích là làm tăng đào thải hoặc giảm bài tiết thủy dịch ra khỏi mắt, qua đó làm giảm áp suất trong mắt, giảm tổn thương dây thần kinh thị giác.
– Dùng thuốc tây: Một số thuốc thuộc nhóm chẹn beta giao cảm, nhóm ức chế anhyrat carbonic, prostagladin… sẽ được chỉ định dùng theo đường nhỏ mắt (chủ yếu) hoặc uống dài ngày cho người bệnh.
– Chiếu tia laser: Bác sĩ dùng tia laser tần số phù hợp để khơi thông hoặc tạo thêm các lỗ thoát thủy dịch, giải quyết tình trạng tích tụ dịch trong mắt.
– Mổ cắt bè củng giác mạc: Bác sĩ dùng dụng cụ để mổ cắt bớt đi một phần lưới bè, tạo ra kênh thoát thủy dịch mới.
– Quang đông thể mi: Thể mi là nơi đảm nhận nhiệm vụ sản xuất ra thủy dịch. Do vậy, khi dùng thiết bị để quang đông, thể mi sẽ bị cản trở hoạt động, làm giảm lượng thủy dịch trong mắt.
– Sử dụng sản phẩm bổ trợ chứa Alpha lipoic acid, Quercetin: Theo nghiên cứu tại đại học Washington – Hoa Kỳ, các hoạt chất này có tác dụng làm tăng tính bền vững của các dây thần kinh thị giác và mạch máu vùng đáy mắt, qua đó giúp tăng cường thị lực và hạn chế tổn thương mắt khi nhãn áp tăng cao. Bởi vậy, việc sử dụng sản phẩm Minh Nhãn Khang chứa đủ các dưỡng chất này cũng sẽ rất là tốt để bảo vệ thị lực cho người bị cườm nước.
Cùng lắng nghe bác Du (Hậu Giang) chia sẻ về kinh nghiệm trị cườm nước của bản thân qua đoạn băng sau:
Không còn lo mờ sương, đau nhức mắt chỉ nhờ bí quyết chữa cườm nước đơn giản
Lối sống giúp ngăn chặn bệnh cườm mắt (cườm khô, cườm nước)
Bằng cách loại bỏ hoặc giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây bệnh, chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh hoặc ngăn chặn tiến triển của cườm mắt hiệu quả hơn, cụ thể là:
– Ăn uống khoa học, đủ lượng rau quả tươi, không dư thừa đường, muối, mỡ. Chú ý đến một số thực phẩm có lợi cho mắt như cà rốt, bí ngô, bông cải xanh, rau bina, rau cải xoong, ớt chuông, cá biển, các loại đậu…
– Uống đủ lượng nước hàng ngày để thúc đẩy trao đổi chất, loại bỏ các rác thải độc hại ra khỏi mắt.
– Đội mũ, đeo kính râm khi ra ngoài trời nắng để tránh gió bụi, tia bức xạ gây tổn thương mắt.
– Hạn chế thời gian dùng máy tính, điện thoại, tivi hoặc các thiết bị điện tử phát ra tia bức xạ khác.
– Đi khám mắt thường xuyên 3 – 6 tháng/ lần để phát hiện cườm mắt ngay từ giai đoạn đầu.
– Tập luyện các bài thể dục thể thao như đi bộ, thiền, yoga, đạp xe… để giúp nâng cao sức khỏe toàn thân nói chung và mắt nói riêng.
– Dùng viên bổ mắt có công thức kết hợp nhiều nhóm dưỡng chất để mắt luôn khỏe, tăng sức đề kháng trước các bệnh về mắt.
Bệnh cườm mắt đúng là dễ mắc, tuy nhiên nếu khéo léo áp dụng giải pháp trị và chăm sóc phù hợp, chúng ta hoàn toàn có thể gìn giữ được đôi mắt sáng khỏe bền vững, dẹp tan nỗi lo mù lòa. Bởi vậy, ngay từ hôm nay, bạn hãy chú ý hơn đến đôi mắt của mình để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và lên kế hoạch xử trí sớm.
Minh Nhãn Khang – Xua tan nỗi lo bệnh cườm mắt
Top 10 thực phẩm tốt nhất giúp mắt luôn sáng khỏe
Ngày đăng: 19/06/2020
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cataracts/symptoms-causes/syc-20353790
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/glaucoma/symptoms-causes/syc-20372839