Đục thủy tinh thể ở trẻ em – Tác nhân gây mù không thể lường trước

Đục thủy tinh thể ở trẻ em – Tác nhân gây mù không thể lường trước

Đục thủy tinh thể ở trẻ em rất ít gặp, tuy nhiên một khi đã mắc phải thì tốc độ tàn phá thị lực sẽ rất nhanh. Do vậy, nắm rõ các thông tin về bệnh dưới đây để kịp thời phát hiện và điều trị chính là cách các bậc cha mẹ bảo vệ tầm nhìn sáng rõ cho bé yêu của mình.

Dấu hiệu nhận biết sớm đục thủy tinh thể ở trẻ em

Người lớn có thể tự nắm rõ được các triệu chứng bất thường về mắt, thế nhưng trẻ nhỏ thì rất khó để tự nhận thức được điều này. Chính vì vậy, muốn phát hiện sớm đục thủy tinh thể ở trẻ em, phụ huynh cần chú ý đến các dấu hiệu sau của con:

– Thị lực kém: Trẻ khó nhìn, thấy mọi thứ mờ nhòe nên hay đưa tay quờ quạng, di chuyển chậm, hay va vào đồ vật, không nhìn theo tay hoặc đồ chơi đưa ra trước mắt, ngồi rất gần khi xem tivi, đặt sách vở sát mắt…

– Chói mắt, lóa mắt: Trẻ rất chói mắt nên hay lấy tay che mắt, dụi mắt, khóc khi ra ngoài trời hay khi đến gần bóng đèn sáng

– Mắt trẻ bị lác, không nhìn đúng hướng

– Đồng tử mắt trẻ có màu xám hoặc trắng

Khi mắc đục thủy tinh thể ở trẻ em, trẻ rất dễ bị chói mắt

Rất nhiều bé đã phải sống trong cảnh mờ nhòe chỉ vì phát hiện đục thủy tinh thể muộn. Bởi vậy, ngay khi thấy con có một trong các dấu hiệu kể trên, bạn cần nhanh chóng đưa bé đi khám, đồng thời gọi đến tổng đài 0988.024.366 để được chuyên gia tư vấn giải pháp trị tối ưu. 

Vì sao trẻ em bị đục thủy tinh thể?

Ở người lớn tuổi, lão hóa là nguyên nhân chủ yếu gây đục thủy tinh thể, thế nhưng ở trẻ em, căn bệnh này lại thường phát sinh do di truyền hoặc một số yếu tố sau:

– Nhiễm trùng trong giai đoạn thai kỳ: rubella, thủy đậu, lao, giang mai, herpes, toxocariasis…

– Mắc bệnh Galactosaemia, hội chứng Hallermann-Streiff, Down, Marfan, Alport…

– Mắc bệnh tiểu đường

– Bị chấn thương mắt

– Tiếp xúc với tia xạ trị

Đục thủy tinh thể ở trẻ em nguy hiểm đến mức nào?

Ở trẻ nhỏ, hệ thống thị giác còn non nớt và đang trong quá trình hoàn thiện, nếu bị đục thủy tinh thể, não trẻ sẽ không nhận diện được chính xác hình ảnh, dần dần sẽ gây nhược thị, thậm chí có thể tiến triển nặng khiến mắt mù vĩnh viễn. Không chỉ vậy, đục thủy tinh thể ở trẻ em còn có thể gây rung giật nhãn cầu, tăng nhãn áp… – cũng là những bệnh mắt nguy hiểm, có nguy cơ gây mù cao và nhanh chóng. Theo thống kê, có khoảng 5-20% trường hợp trẻ em bị mù trên thế giới là do mắc đục thủy tinh thể sớm.

Ngoài mù lòa, việc nhìn mờ, nhìn kém khi bị đục thủy tinh thể cũng sẽ khiến trẻ gặp nhiều khó khăn và rủi ro trong cuộc sống. Ví dụ như, trẻ sẽ khó nhìn rõ bảng, đọc sách, viết chữ, đi lại dễ vấp ngã hoặc làm rơi vỡ đồ… Thậm chí còn có một số trẻ cảm thấy tự ti, khó hòa nhập với bạn bè do mắc đục thủy tinh thể.

Đục thủy tinh thể ở trẻ em có nguy cơ gây mù lòa cao

Các phương pháp trị đục thủy tinh thể ở trẻ em

Bổ sung Alpha lipoic acid và Quercetin

Các nghiên cứu khoa học tại Hoa Kỳ, Úc, Nga đã chỉ ra rằng, Alpha lipoic acid và Quercetin là 2 hoạt chất chống oxy hóa mạnh, có thể loại bỏ các gốc tự do độc hại, giúp bảo vệ thủy tinh thể khỏi bị tổn thương và ngăn cản quá trình tiến triển của bệnh. Do vậy, bổ sung đủ lượng Alpha lipoic acid và Quercetin cho trẻ sớm thông qua các viên bổ mắt có nguồn gốc tự nhiên như Minh Nhãn Khang sẽ là cách để bảo vệ đôi mắt sáng rõ cho con yêu của bạn. Sản phẩm phù hợp cho trẻ nhỏ từ 7 tuổi trở lên.

Thực tế đã cho thấy, rất nhiều trẻ nhờ sử dụng Minh Nhãn Khang mà chỉ sau vài tháng, mắt nhìn đã sáng rõ, giảm hẳn chói sáng, mờ nhòe, nhức mỏi… Dưới đây là một trường hợp tiêu biểu, bạn hãy lắng nghe để có thêm kinh nghiệm trị đục thủy tinh thể cho con.

 Hành trình giúp con tìm lại ánh sáng, không cần mổ đục thủy tinh thể của chị Phương (02963942771 – An Giang)

Mổ đục thủy tinh thể

Nếu trẻ bị đục thủy tinh thể bẩm sinh hoặc mức độ đã nặng, trẻ không thể tự đi lại hay sinh hoạt cá nhân được, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật sớm cho trẻ. Với trẻ dưới 5 tuổi, bác sĩ sẽ tiến hành rạch giác mạc, đưa đầu dò vào mắt để làm nhỏ và hút bỏ nhân thủy tinh thể, sau đó cho trẻ đeo kính để cải thiện tầm nhìn. Đối với trẻ trên 5 tuổi, sau khi lấy nhân thủy tinh thể đã đục ra, bác sĩ sẽ đặt vào một thấu kính nhân tạo làm từ silicon hoặc nhựa để thay thế.

Tuy phẫu thuật đục thủy tinh thể đang ngày càng tiên tiến và an toàn nhưng vẫn có khoảng 5 – 10% trẻ gặp phải biến chứng như xuất huyết mắt, đục bao sau, tăng nhãn áp, bong võng mạc, nhiễm trùng mắt, lác mắt… Do vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý chăm sóc mắt cho trẻ tốt ngay cả trước và sau mổ.

Thiết lập lối sống khoa học

Lối sống tốt có thể ngăn cản phần nào tốc độ tiến triển của đục thủy tinh thể ở trẻ em. Do vậy, phụ huynh cần chú ý hướng dẫn trẻ như sau:

– Đeo kính râm, đội mũ khi đi ra ngoài nắng

– Không nhìn trực tiếp vào các nguồn sáng mạnh như tia lửa hàn, mặt trời, bóng đèn công suất lớn, tia laser…

– Không xem tivi, sử dụng điện thoại, máy tính liên tục nhiều giờ liền

– Ngồi học nơi có đủ ánh sáng

– Ăn uống đủ các nhóm chất, chú ý không để thiếu rau củ, trái cây tươi, đặc biệt là các loại tốt cho mắt như cam, đu đủ, bưởi, cà rốt, cà chua, rau súp lơ, cải xoong, khoai lang, bí ngô…

– Kiểm tra mắt định kỳ thường xuyên để kiểm soát tốc độ tiến triển của bệnh.

Đục thủy tinh thể ở trẻ em thường khó phòng tránh, tuy nhiên lại có thể chữa được bằng nhiều phương pháp và phát hiện càng sớm thì kết quả sẽ càng tốt. Mong rằng qua những thông tin trên, các bậc phụ huynh đã hiểu rõ hơn về căn bệnh này, từ đó có hướng gìn giữ đôi mắt sáng cho trẻ hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

Đục thủy tinh thể nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Minh Nhãn Khang – Giải pháp ngăn chặn mù lòa tối ưu cho trẻ em bị đục thủy tinh thể

Tác giả: Dược sĩ Trần Huyền

Ngày đăng: 20/10/2020


Nguồn tham khảo

https://www.nhs.uk/conditions/childhood-cataracts/bx

http://eyewiki.aao.org/Cataracts_in_Children,_Congenital_and_Acquiredxbccv

Bài viết liên quan

Đục thủy tinh thể tuổi già – Dấu hiệu và phương pháp trị tối ưu

Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể tuổi già – Dấu hiệu và phương pháp trị tối ưu

Đục thủy tinh thể tuổi già là một bệnh về mắt phổ biến xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên. Bệnh thường bắt…

Bệnh đục bao sau thủy tinh thể – 5 thông tin cần nắm rõ

Đục thủy tinh thể

Bệnh đục bao sau thủy tinh thể – 5 thông tin cần nắm rõ

Theo khảo sát bởi Khoa mắt Bệnh viện St. Thomas (Anh quốc), cứ 10 người thì sẽ có 5 người bị bệnh đục bao sau…

Chăm sóc mắt sau khi mổ cườm: Áp dụng sớm để hiệu quả cao

Đục thủy tinh thể

Chăm sóc mắt sau khi mổ cườm: Áp dụng sớm để hiệu quả cao

Mổ cườm mắt là phương pháp điều trị cuối cùng đối với các bệnh đục thủy tinh thể (cườm khô) và tăng nhãn áp (cườm…

Viết bình luận

loading
XCBS MNK

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày