Tất cả những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim đều có thể trở thành nguyên nhân gây suy tim. Vậy các nguyên nhân suy tim thường gặp là gì và làm thế nào để phòng ngừa suy tim khi biết mình có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này? Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Tóm tắt bài viết
Tìm hiểu 7 nguyên nhân suy tim phổ biến nhất
Bệnh mạch vành
Bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim) được coi là nguyên nhân gây suy tim phổ biến nhất. Trong bệnh lý này, sự xuất hiện của mảng xơ vữa trong lòng động mạch vành sẽ cản trở dòng máu đến nuôi tim. Kết quả là tim không nhận được đủ máu để duy trì khả năng co bóp tống đẩy máu đi và hút máu từ hệ tĩnh mạch trở về, tình trạng này được gọi là suy tim.
Bệnh mạch vành là nguyên nhân suy tim phổ biến nhất
Nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim là biến chứng nguy hiểm của bệnh mạch vành, xảy ra khi động mạch chính cấp máu cho tim bị tắc nghẽn hoàn toàn bởi cục máu đông hoặc mảng xơ vữa. Kết quả là một vùng cơ tim bị chết đi không hồi phục, để lại những vết sẹo trong tim, làm suy yếu khả năng bơm máu của tim.
Tăng huyết áp
Huyết áp tăng cao không được kiểm soát là yếu tố nguy cơ chính gây ra suy tim. Khi áp lực tác động lên thành mạch quá cao, tim phải bơm mạnh hơn để thắng được áp lực này và tống máu đi khắp cơ thể. Về lâu dài, hoạt động gắng sức này sẽ khiến các buồng tim trở nên dày, cứng và giảm khả năng co bóp.
Bệnh van tim
Các bệnh lý về van tim như hẹp, hở van tim khiến cho van không thể đóng, mở như bình thường trong mỗi chu kỳ co bóp của tim, ảnh hưởng đến lưu lượng tuần hoàn máu mà tim bơm đi. Theo cơ chế bù trừ, tim phải tăng cường làm việc để đảm bảo nhu cầu máu của các cơ quan. Khi khối lượng công việc quá lớn vượt quá khả năng gắng sức của tim sẽ dẫn tới suy tim.
Bệnh cơ tim
Bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại, viêm cơ tim do thuốc, rượu, virus, vi khuẩn, nấm… đều làm tổn thương cơ tim và làm suy yếu khả năng bơm máu của tim.
Bệnh tim bẩm sinh
Các khiếm khuyết của tim trong thời kỳ bào thai như còn ống thông động mạch, tứ chứng fallot, dị tật van tim bẩm sinh… sẽ ảnh hưởng đến chức năng bơm máu của tim. Nhiều trường hợp bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng cần được can thiệp ngay để cứu lấy tính mạng đứa trẻ và phòng ngừa nguy cơ suy tim về sau.
Rối loạn nhịp tim
Tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc loạn nhịp sẽ khiến cho tim không thể bơm máu đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể theo từng nhịp đập của tim.
Một số nguyên nhân gây suy tim khác
– Ung thư: Một số phương pháp điều trị ung thư như sử dụng thuốc hóa trị, bức xạ vùng ngực có thể gây tổn thương cơ tim và động mạch vành. Do đó, người bệnh cần được siêu âm tim định kỳ để được đánh giá mức độ tổn thương tim và thay đổi điều trị khi cần thiết để phòng ngừa nguy cơ suy tim.
– Cường giáp: Tuyến giáp hoạt động quá mức làm tăng tốc độ chuyển hóa chất trong cơ thể và khiến cho tim bị quá tải công việc.
– Tiểu đường: Người mắc bệnh tiểu đường có xu hướng phát triển các bệnh lý như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch. Đây đều là 2 nguyên nhân quan trọng dẫn tới suy tim.
Nguyên nhân suy tim có thể liên quan đến bệnh tiểu đường
– Bệnh phổi : Khi phổi không làm việc bình thường, tim phải gắng sức nhiều hơn để mang được nhiều máu giàu oxy đến các cơ quan trong cơ thể.
– Thiếu máu nghiêm trọng: Khi không có đủ tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy, tim sẽ phải cố gắng tăng nhịp đập để đảm bảo cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Về lâu dài, trái tim sẽ trở nên suy yếu.
Suy tim vô căn
Thuật ngữ “suy tim vô căn” có nghĩa là không thể xác định nguyên nhân gây suy tim. Suy tim vô căn là tình trạng khá phổ biến, rất nhiều người bệnh có tâm thất trái bị giãn rộng mà không thể xác định nguyên nhân vì sao. Nhiều trường hợp được chẩn đoán ban đầu là suy tim vô căn, nhưng sau khi khai thác tiền sử gia đình thì được biết người thân của họ cũng mắc phải tình trạng này. Từ đó, các nhà y học cho rằng rất có thể nguyên nhân suy tim có liên quan đến yếu tố di truyền.
Làm thế nào để phòng ngừa suy tim hiệu quả?
Để phòng ngừa suy tim hiệu quả, người bệnh cần được điều trị tốt các bệnh lý căn nguyên và giải quyết các yếu tố nguy cơ đi kèm. Cụ thể như sau:
– Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế ăn mặn và đồ ăn chứa nhiều chất béo, đường; tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho tim mạch như rau xanh, trái cây, cá tươi, ngũ cốc nguyên cám…
– Thăm khám sức khỏe định kỳ: bạn nên dành thời gian khám sức khỏe tim mạch ít nhất mỗi năm một lần để đánh giá mức độ kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây suy tim.
– Tập thể dục thường xuyên: để giữ cân nặng ở mức hợp lý, tránh béo phì, thừa cân và giảm các chỉ số mỡ máu, huyết áp xuống ở mức an toàn.
– Bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống bia rượu: để tránh tổn thương cơ tim, mạch máu do rượu, độc chất trong khói thuốc.
– Sử dụng sản phẩm hỗ trợ: Để phòng ngừa suy tim hiệu quả thì việc điều trị tốt các bệnh lý căn nguyên luôn phải được ưu tiên hàng đầu. Ngoài thuốc điều trị chính, người bệnh nên kết hợp sử dụng cùng những sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thảo dược tự nhiên, đặc biệt là các sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược đã được nghiên cứu chứng minh giúp hạ mỡ máu, ổn định huyết áp và tăng lực co bóp cơ tim như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống. Nhờ giải pháp này, nhiều người bệnh tim mạch đã không còn phải lo lắng về nguy cơ suy tim trong tương lai, đó cũng chính là chia sẻ của cô Vũ Thị Dung – người bệnh hở van tim nặng, to tim trong video chia sẻ dưới đây:
Người bệnh tim mạch chia sẻ bí quyết phòng ngừa suy tim hiệu quả
Sau khi nguyên nhân suy tim được xác định, việc điều trị sẽ được bắt đầu. Không có một phác đồ chung để chữa trị cho tất cả mọi trường hợp suy tim. Do đó, người bệnh cần đi khám để được bác sỹ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất cho mình.
Suy tim – Hậu quả cuối cùng của mọi bệnh tim mạch
Vương Tâm Thống và những lợi ích thiết thực cho người bệnh tim mạch
Ngày đăng: 29/06/2020 | Cập nhật cuối: 01/07/2020
https://www.heart.org/en/health-topics/heart-failure/causes-and-risks-for-heart-failure/causes-of-heart-failure
http://www.secondscount.org/heart-condition-centers/info-detail-2/causes-of-heart-failure#.Xt9Qd9Uzbcc