Suy tim sung huyết – nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở người cao tuổi

Suy tim sung huyết – nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở người cao tuổi

Suy tim sung huyết là nguyên nhân gây nhập viện hàng đầu ở những người cao tuổi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và trở thành gánh nặng kinh tế với những ai không may mắc phải căn bệnh này. Vậy có cách nào phòng tránh và hạn chế những hậu quả từ suy tim sung huyết hay không? Hãy dành ngay 5 phút để tìm hiểu về căn bệnh này tại đây.

Suy tim sung huyết là gì?

Suy tim sung huyết là tình trạng tiến triển mạn tính, trong đó khả năng bơm máu của tim đã bị suy giảm. Mặc dù còn được gọi tắt là “suy tim” nhưng các nhà chuyên môn vẫn sử dụng cụm từ “suy tim sung huyết” để nhấn mạnh giai đoạn chất lỏng đã tích tụ xung quanh tim, khiến tim bơm máu không còn hiệu quả.

Phân suất tống máu (EF) là một phép đo quan trọng để đánh giá khả năng bơm máu của tim. Ở người bình thường, phân suất tống máu thường cao hơn 50% – nghĩa là hơn 50% lượng máu đổ vào tâm thất được bơm đi sau mỗi nhịp đập. Tuy nhiên, ở người bệnh suy tim sung huyết, phân suất tống máu chỉ còn dưới 40%.

Các dạng suy tim sung huyết

Suy tim sung huyết thường bắt đầu từ phía tim trái sau đó tiến triển sang tim phải thành suy tim toàn bộ, cũng có những trường hợp suy tim trái và suy tim phải xuất hiện cùng lúc. Suy tim trái là dạng suy tim sung huyết phổ biến nhất. Có 2 dạng suy tim trái là:

+ Suy tim tâm thu: xảy ra khi tâm thất trái (buồng tim phía dưới bên trái) không thể co bóp tống máu đi bình thường, làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn đi nuôi cơ thể.

+ Suy tim tâm trương: xảy ra khi buồng tâm thất trái trở nên dày, cứng và không thể giãn ra để bơm đầy máu giữa các nhịp đập.

Suy tim phải là tình trạng tâm thất phải (buồng tim phía dưới bên phải) bị giảm khả năng bơm máu lên phổi, gây giữ nước tại chi dưới, gan, bụng…

Các giai đoạn của suy tim sung huyết

– Suy tim độ 1: Người bệnh không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào khi vận động thể lực.

– Suy tim độ 2: Người bệnh cảm thấy thoải mái khi nghỉ ngơi, nhưng hoạt động thể lực ở mức độ bình thường cũng cảm thấy mệt mỏi, khó thở, trống ngực…

– Suy tim độ 3: Người bệnh bị hạn chế đáng kể các hoạt động thể lực, ngay cả khi tập thể dục nhẹ cũng thấy mệt mỏi, khó thở, trống ngực… nhưng sẽ thoải mái khi nghỉ ngơi.

– Suy tim độ 4: Người bệnh không thể thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất nào vì triệu chứng suy tim xuất hiện thường xuyên, thậm chí gặp ngay cả khi nghỉ ngơi.

Triệu chứng của suy tim sung huyết

Khi tim bơm máu kém đi, dịch sẽ bị ứ trệ tại các cơ quan như phổi, gan, hệ tiêu hóa và các chi… gây ra các triệu chứng sau:

Triệu chứng suy tim sung huyết xuất hiện đầu tiên Triệu chứng suy tim sung huyết tiến triển Triệu chứng suy tim sung huyết nặng
–          Mệt mỏi

–          Sưng phù mắt cá chân, bàn chân, cẳng chân

–          Tăng cân

–          Tiều nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm

–          Nhịp tim không đều

–          Ho nhiều do phổi bị ứ dịch

–          Thở khò khè

–          Khó thở

–          Đau ngực lan tỏa lên khắp phần trên cơ thể.

–          Thở nhanh

–          Da xanh tím (biểu hiện của thiếu oxy)

–          Ngất xỉu do thiếu máu lên não

Nếu các triệu chứng suy tim đang trở thành nỗi phiền toái cho cuộc sống và sinh hoạt của bạn, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0988.024.366 – zalo 0972.053.003 để được tư vấn giải pháp điều trị tốt nhất.

Nguyên nhân gây suy tim sung huyết

Suy tim sung huyết thường phát triển sau các bệnh lý khiến cho tim bị tổn thương hoặc biến đổi cấu trúc (căng giãn hoặc quá cứng) dẫn đến giảm tính đàn hồi nên không thể đổ đầy máu và bơm máu đi khắp cơ thể một cách hiệu quả. Các nguyên nhân gây suy tim thường gặp là:

– Bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim: đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy tim. Trong bệnh lý này, các mảng xơ vữa xuất hiện trong động mạch vành đã làm giảm lượng máu đến nuôi tim. Nếu mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn, nhồi máu cơ tim xảy ra sẽ để lại những vùng cơ tim bị tổn thương vĩnh viễn, khiến tim co bóp yếu đi.

– Huyết áp cao: Huyết áp cao khiến tim phải làm việc nhiều hơn. Theo thời gian, hoạt động gắng sức này có thể khiến cho cơ tim trở nên dày, cứng và quá yếu để bơm máu hiệu quả.

– Bệnh van tim: Các van trong tim đảm bảo cho máu lưu chuyển theo một chiều nhất định. Khi van tim bị tổn thương dẫn đến hẹp, hở sẽ khiến cho lượng máu tim bơm đi bị thiếu hụt.

– Bệnh cơ tim: Cơ tim tổn thương có thể do nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng, lạm dụng rượu, tác dụng phụ của thuốc…

– Viêm cơ tim: phổ biến nhất là do vi rút gây ra, điển hình như Covid – 19 có thể dẫn đến suy tim trái.

– Dị tật tim bẩm sinh: bất thường về cấu trúc của buồng tim, van tim có thể xuất hiện từ thời kì bào thai, khiến tim không thể bơm máu đi bình thường.

– Rối loạn nhịp tim: Tim đập quá nhanh nhưng không hiệu quả, hoặc đập quá chậm, không đáp ứng đủ nhu cầu máu của cơ thể cũng dẫn đến suy tim.

– Bệnh lý khác: Các bệnh mạn tính như tiểu đường, cường giáp, suy giáp, HIV, tích tụ sắt (huyết sắc tố) hoặc protein (bệnh amyloidosis) cũng góp phần gây ra suy tim.

Ngoài ra, suy tim còn liên quan đến một số yếu tố nguy cơ khác như hội chứng ngưng thở khi ngủ; thói quen sử dụng rượu, bia, thuốc lá; béo phì…

Biến chứng của suy tim sung huyết

Nguy cơ xảy ra biến chứng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ suy tim, tình trạng sức khỏe và tuổi của bạn. Các biến chứng thường gặp là:

– Suy thận: Suy tim làm giảm lưu lượng máu đến thận, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến suy thận. Người bị tổn thương thận nặng do suy tim có thể phải tiến hành lọc máu.

– Bệnh van tim: Bệnh vừa có thể là nguyên nhân, vừa là hậu quả của suy tim. Nếu tim bị giãn rộng hoặc áp lực trong tim tăng lên quá cao sẽ khiến cho van không thể hoạt động bình thường để giữ cho máu chảy theo một chiều nhất định.

– Rối loạn nhịp tim: Loạn nhịp tim có thể là một biến chứng tiềm ẩn của suy tim.

– Tổn thương gan: Suy tim sung huyết gây tích tụ máu tại gan, làm tăng áp lực trên gan gây tổn thương và để lại những vết sẹo trong gan, dẫn đến suy giảm chức năng gan.

Suy thận là một trong những biến chứng của suy tim sung huyết

Chẩn đoán suy tim sung huyết

Để chẩn đoán suy tim sung huyết, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh, các triệu chứng và yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ, xác định nguyên nhân gây suy tim:

– Nghe tim phổi: để kiểm tra dấu hiệu của sự tắc nghẽn, tích tụ dịch trong cơ thể.

– Xét nghiệm máu: để tìm ra các chất lưu hành trong máu gây tổn thương cơ tim.

– Chụp X quang tim phổi: để chẩn đoán các tình trạng khác ngoài suy tim có thể gây ra triệu chứng của bạn.

– Điện tâm đồ: để xác định các vấn đề về nhịp tim, tổn thương tim.

– Siêu âm tim: để đánh giá kích thước, hình dạng trái tim và những bất thường trong cấu trúc tim. Qua siêu âm, người ta cũng đo được phân suất tống máu của tim.

– Nghiệm pháp gắng sức: giúp đánh giá cách tim phản ứng với những mức độ hoạt động thể lực khác nhau.

– Chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI): cho phép bác sĩ quan sát hình ảnh bên trong tim, lồng ngực.

– Chụp mạch vành: nếu chẩn đoán xác định nguyên nhân gây suy tim là do bệnh mạch vành.

– Sinh thiết cơ tim: để chẩn đoán 1 số loại bệnh cơ tim gây ra suy tim.

Điều trị suy tim sung huyết

Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ suy tim và tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn để chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Các giải pháp đang được áp dụng phổ biến hiện nay là:

Sử dụng thuốc

Thuốc được dùng để loại bỏ dịch ứ trệ, giảm bớt gánh nặng cho tim, cải thiện lưu lượng tuần hoàn. Các nhóm thuốc thường dùng là thuốc ức chế men chuyển (captopril, enalapril, lisinopril…); thuốc chẹn beta (atenolol, bisoprolol, metoprolol…); thuốc lợi tiểu (furosemide, metolazone, hydrochlorothiazide)…

Những thuốc này đều tiềm ẩn nguy cơ gây ra tác dụng phụ khi dùng dài ngày, do đó người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ; tái khám sức khỏe định kì để phát hiện tác dụng phụ xảy ra và kịp thời khắc phục.

Thảo dược Đông y điều trị suy tim sung huyết  

Để cải thiện nhanh các triệu chứng suy tim, giảm thiểu nguy cơ gặp tác dụng phụ khi phải kết hợp dùng nhiều loại thuốc, người bệnh nên sử dụng những thảo dược có tính năng hoạt huyết, khử ứ, tăng lực co bóp cơ tim như Bồ hoàng, Sơn tra, Hoàng bá, Đan sâm… Với giải pháp này, nhiều người bệnh đã chấm dứt chuỗi ngày chung sống với những cơn khó thở, nặng ngực… do suy tim gây ra, điển hình như trường hợp của bác Đào Gia Đạt (0362.231.874 – thôn Đại Tự, xã Đại Tự, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) được nói đến trong video dưới đây:

Bí quyết điều trị suy tim sung huyết bằng thảo dược

Phẫu thuật

Nếu dùng thuốc không còn hiệu quả, người bệnh cần thực hiện một số can thiệp phẫu thuật để điều trị nguyên nhân cơ bản dẫn đến suy tim, chẳng hạn như:

– Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành; nong mạch, đặt stent điều trị bệnh mạch vành.

– Sữa chữa hoặc thay thế van tim bị hỏng.

– Cấy máy khử rung tim, máy tạo nhịp điều trị rối loạn nhịp tim.

– Thiết bị hỗ trợ tâm thất VAD trợ lực cho tâm thất bơm máu hiệu quả hơn.

– Ghép tim cho người bệnh suy tim nặng khi tìm được tim hiến tặng khỏe mạnh và phù hợp.

Mặc dù suy tim sung huyết sẽ theo bạn suốt cuộc đời nhưng điều đó không có nghĩa là bạn luôn phải sống mệt mỏi vì bệnh tật. Hãy lạc quan và tuân thủ theo y lệnh của bác sĩ, kết hợp cùng chế độ ăn uống khoa học và duy trì luyện tập thể dục thường xuyên để ngăn chặn suy tim tiến triển, chủ động dự phòng biến chứng có thể xảy ra.

Bạn có thể quan tâm:

Chế độ dinh dưỡng cho từng giai đoạn suy tim sung huyết   

Hướng dẫn cách phòng bệnh suy tim hiệu quả, dễ áp dụng tại nhà

Tác giả: Ds. Lê Lương

Ngày đăng: 22/10/2020


Nguồn tham khảo

https://www.healthline.com/health/congestive-heart-failure#symptomscs

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-failure/symptoms-causes/syc-20373142cs

Bài viết liên quan

Suy tim cung lượng cao và những điều bạn cần biết

Suy tim

Suy tim cung lượng cao và những điều bạn cần biết

Suy tim cung lượng cao là một dạng suy tim hiếm gặp, thường là hệ quả từ một bệnh lý có từ trước đó. Việc…

Suy tim mất bù – Hệ quả khó tránh ở người bệnh suy tim lâu năm

Suy tim

Suy tim mất bù – Hệ quả khó tránh ở người bệnh suy tim lâu năm

Bạn có biết: Chi phí nhập viện do suy tim mất bù chiếm khoảng 60% tổng chi phí điều trị suy tim. Đây là một…

Suy tim sung huyết – nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở người cao tuổi

Suy tim

Suy tim sung huyết – nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở người cao tuổi

Suy tim sung huyết là nguyên nhân gây nhập viện hàng đầu ở những người cao tuổi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và…

Viết bình luận

loading
XCBS VTT

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày