Bệnh tim mạch và những thông tin không thể bỏ qua

Bệnh tim mạch và những thông tin không thể bỏ qua

Theo thống kê tại Việt Nam, cứ 3 trường hợp tử vong tại bệnh viện thì có 1 trường hợp là do bệnh tim mạch. Với tỷ lệ mắc bệnh ngày một tăng cao cùng những biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng, việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa và không còn tâm lý lo lắng, sợ hãi khi đối diện với nó.  

Bệnh tim mạch là gì?

Bệnh tim mạch là tên gọi chung của một nhóm các bệnh lý liên quan đến tim và mạch máu. Các bệnh tim mạch phổ biến là:

– Bệnh van tim: hẹp van, hở van hoặc sa van tim; có thể gặp ở van 2 lá, 3 lá, van động mạch chủ hoặc van động mạch phổi trong tim.

– Bệnh liên quan đến mạch máu: xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, phình tách động mạch chủ, tăng huyết áp…

– Rối loạn nhịp tim: block nhĩ thất, block nhánh, nhịp nhanh thất, nhịp nhanh trên thất, rung nhĩ, rung thất…

– Bệnh cơ tim: bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại, rối loạn cơ tim takotsubo, loạn sản thất phải, cầu cơ mạch vành…

– Dị tật tim bẩm sinh: thông liên nhĩ, thông liên thất, tứ chứng Fallot…

– Nhiễm trùng trong tim: viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc…

– Tràn dịch màng tim.

Dấu hiệu bệnh tim mạch cần nhận biết sớm

– Đau ngực: Tùy từng trường hợp mà mức độ, vị trí và tính chất cơn đau có thể khác nhau như đau thắt ngực, âm ỉ, râm ran, đau tức hoặc nhói như kim châm…

– Khó thở: có xu hướng tăng lên khi người bệnh cúi đầu hoặc nằm xuống.

– Mệt mỏi, kiệt sức: do thiếu máu lên não và các chi.

– Ho: có thể ho khan hoặc lẫn đờm, máu tùy mức độ.

– Phù: thường là phù mềm do tích nước tại chân, tay, bụng…

– Tiểu đêm nhiều lần: do tích nước trong cơ thể.

– Trống ngực: do tim đập nhanh, loạn nhịp.

– Choáng váng, chóng mặt, ngất xỉu: do thiếu máu lên não.

– Buồn nôn, chán ăn: do dịch bị ứ trệ tại hệ tiêu hóa

Đau ngực – Dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch không thể bỏ qua

Bạn bị đau ngực, khó thở, mệt mỏi vì bệnh tim mạch nhưng chưa tìm ra cách trị hiệu quả? Hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại 0988.024.366 để được tư vấn giải pháp tối ưu nhất. 

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch có thể xuất hiện ngay từ thời kỳ phôi thai hoặc là hệ quả của thói quen sống và sinh hoạt thiếu khoa học. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch thường gặp:

Tuổi cao: Tuổi càng cao thì nguy cơ lão hóa gây xơ cứng mạch máu, vôi hóa van tim, suy yếu cơ tim… càng cao.

– Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nữ giới, nhưng khi bước vào độ tuổi mãn kinh thì nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ lại tăng lên.

– Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh tim sớm (nữ giới trên 65 tuổi và nam giới trên 55 tuổi) thì bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.

– Bệnh mạn tính khác: bệnh tiểu đường, mỡ máu cao, tăng huyết áp…

– Lối sống thiếu khoa học: Lười vận động thể chất; hút thuốc lá, thuốc lào; chế độ ăn nhiều chất béo, muối, đường…

– Người bị béo phì.

– Người bị stress, căng thẳng kéo dài.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh tim mạch

Ngoài việc khai thác tiền sử bệnh và triệu chứng, để chẩn đoán chính xác dạng bệnh tim mạch, bác sỹ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số phương pháp kiểm tra sau:

– Điện tâm đồ

– Siêu âm tim

– Chụp cắt lớp tim

– Chụp cộng hưởng từ

– Chụp động mạch vành

– Chụp X quang lồng ngực

– Theo dõi điện tâm đồ Holter 24h.

Bệnh tim mạch có nguy hiểm không?

Bệnh tim mạch có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Những biến chứng thường gặp là:

– Suy tim: được coi là hậu quả chung của hầu hết các bệnh tim mạch, xảy ra khi cơ tim bị suy yếu và không thể bơm máu đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể.

– Nhồi máu cơ tim, đột quỵ: do mạch não, mạch vành nuôi tim bị tắc nghẽn hoàn toàn. Cả 2 tình trạng này đều có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.

– Phình tách động mạch: là hệ quả của xơ vữa động mạch máu lớn (động mạch chủ bụng, ngực) kết hợp với tăng huyết áp.

– Ngừng tim đột ngột: do rối loạn nhịp tim nguy hiểm gây ra.

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch

Tùy vào loại bệnh tim và tình trạng sức khỏe của bạn mà bác sỹ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp đó là:

Sử dụng thuốc

Thuốc không thể tác động để sửa chữa những tổn thương thực thể trong tim nhưng sẽ giúp bạn quản lý tốt hơn các yếu tố nguy cơ và giảm nhẹ triệu chứng bệnh. Bạn cần sử dụng thuốc đúng loại, đủ liều, đủ thời gian để đảm bảo hiệu quả điều trị cao nhất.

Dùng sản phẩm hỗ trợ tim mạch

Ngoài các thuốc điều trị, các chuyên gia Tim mạch khuyên bạn nên sử dụng bổ sung các sản phẩm hỗ trợ giúp nâng cao sức khỏe tim mạch, quản lý các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Một trong những sản phẩm uy tín đã và đang được nhiều người bệnh tin dùng từ năm 2012, với nguồn gốc từ các vị thảo dược lành tính như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm… đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống. Người bệnh có thể dùng để phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch với liều từ 4 – 6 viên chia 2 lần/ngày.

Phẫu thuật

Nếu dùng thuốc không có hiệu quả hoặc nguy cơ biến chứng bệnh cao, bác sỹ có thể chỉ định một số phương pháp phẫu thuật như sửa chữa/thay van tim, nong mạch và đặt stent mạch vành, đốt điện trong tim, đặt máy tạo nhịp tim… phù hợp với từng trường hợp bệnh tim mạch.

Thay đổi lối sống và sinh hoạt

Về chế độ ăn

– Người bệnh tim mạch nên ăn gì: Người bệnh cần tăng cường bổ sung nhiều chất xơ có trong rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt khô… Nguồn đạm nên lấy từ các loại thịt gia cầm lọc bỏ da, nấm, cá tươi…

– Người bệnh tim mạch không nên ăn gì: Người bệnh cần hạn chế ăn quá nhiều muối (dưới 3g/ngày), đường và đồ ăn chứa nhiều chất béo có hại cho tim mạch như mỡ, nội tạng động vật, đồ ăn chế biến qua dầu mỡ chiên lại nhiều lần…

Những thực phẩm tốt cho người bệnh tim mạch

Về vận động thể lực

Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên là điều cần thiết để nâng cao sức khỏe tim mạch, giảm nhẹ các triệu chứng. Người bệnh nên lựa chọn bài tập vừa sức, duy trì thường xuyên 30 phút mỗi ngày. Các bài tập tốt cho tim mạch là yoga, đi bộ, đạp xe, thái cực quyền…

Về thói quen sống 

– Hạn chế căng thẳng, lo lắng. Tham gia sinh hoạt câu lạc bộ, nghe nhạc, xem phim hài để thư giãn tâm lý.

– Không hút thuốc lá, hạn chế uống nhiều bia rượu.

– Thăm khám sức khỏe tim mạch định kỳ mỗi năm 1 lần.

– Tiêm phòng cúm vào mùa thu, giữ ấm vào mùa đông để phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.

– Vệ sinh răng miệng thường xuyên, điều trị tốt các ổ nhiễm khuẩn răng miệng để phòng tránh nhiễm trùng chéo lên tim.

Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh và giảm nhẹ nguy cơ rủi ro từ bệnh tim mạch nếu hiểu rõ về bệnh và nghiêm túc thực hiện lối sống khoa học. Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu tim mạch bất thường, hãy đi khám ngay để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh được hiệu quả.

Xem thêm:

Vương Tâm Thống – sản phẩm hỗ trợ tim mạch từ thảo dược

Kinh nghiệm trị bệnh mạch vành chia sẻ từ người trong cuộc

Ds. Lê Lương

Ngày đăng: 30/12/2019 | Cập nhật cuối: 20/05/2020


Nguồn tham khảo

https://www.medicalnewstoday.com/articles/237191.php#types

 

Bài viết liên quan

Bệnh tim mạch

Nhồi máu cơ tim sống được bao lâu? Giải pháp để kéo dài tuổi thọ

Nhồi máu cơ tim là biến cố tim mạch nguy hiểm có nguy cơ gây tử vong cao, hơn nữa còn để lại nhiều di…

Dùng thuốc nam chữa bệnh mạch vành có hiệu quả không?

Bệnh tim mạch

Dùng thuốc nam chữa bệnh mạch vành có hiệu quả không?

Ngày nay nhiều người đang có xu hướng kết hợp chữa bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim) bằng thảo dược song song với thuốc…

Bệnh tim mạch

Hẹp động mạch vành – Bệnh lý nguy hiểm không nên chủ quan

Hẹp động mạch vành là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm có thể tiến triển nặng gâysuy tim, nhồi máu cơ tim, đe dọa…

Viết bình luận

loading
XCBS VTT

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày