Suy tim mất bù – Hệ quả khó tránh ở người bệnh suy tim lâu năm

Suy tim mất bù – Hệ quả khó tránh ở người bệnh suy tim lâu năm

Bạn có biết: Chi phí nhập viện do suy tim mất bù chiếm khoảng 60% tổng chi phí điều trị suy tim. Đây là một hội chứng khá phổ biến và có khả năng gây tử vong cao do suy hô hấp, được đặc trưng với những cơn khó thở, hụt hơi kéo dài. Vậy suy tim mất bù là gì? Hãy cùng tìm hiểu cách nhận biết và điều trị hội chứng này ngay tại bài viết dưới đây.

Giúp bạn hiểu rõ hơn về suy tim mất bù

Suy tim mất bù là một hội chứng lâm sàng, trong đó có sự thay đổi cấu trúc hoặc chức năng của tim khiến cho tim không thể bơm/hút máu trở về như bình thường, làm giảm lưu lượng máu bơm đi nuôi cơ thể và gây ứ trệ tuần hoàn.

Suy tim mất bù được phân biệt với suy tim còn bù ở khả khả năng tự bù trừ của tim. Ở người bệnh suy tim còn bù, tim vẫn còn khả năng giãn rộng buồng tim, tăng số lần co bớp… để bù đắp lại lượng máu bị thiếu hụt. Tuy nhiên, đối với người bệnh suy tim mất bù, những nỗ lực tự bù trừ này không còn hiệu quả nên các triệu chứng của suy tim càng biểu hiện rõ ràng hơn.

Biểu hiện của suy tim mất bù

Các triệu chứng của suy tim mất bù thường liên quan đến tình trạng ứ trệ tuần hoàn trong cơ thể, bao gồm:

– Khó thở, hụt hơi: đây là biểu hiện đặc trưng nhất của suy tim mất bù. Nguyên nhân gây khó thở là do dịch bị ứ tại phổi và sự thoát dịch vào các phế nang gây cản trở thông khí tại phổi.

– Ho khan: đôi khi người bệnh có thể ho lẫn đờm trắng. Ho là phản xạ của cơ thể nhằm mục đích tống xuất dịch ứ tại phổi ra ngoài.

– Mệt mỏi: những việc trước đây mà người bệnh có thể thực hiện dễ dàng thì nay lại trở nên khó khăn; chẳng hạn như đi bộ, phơi đồ, quét nhà…

– Sưng phù ở chân, bụng (phù mềm, ấn lõm).

– Lú lẫn, hay quên, giảm sự tập trung.

– Buồn nôn, chán ăn.

– Da xanh tím, tay chân lạnh.

Ho nhiều có thể là dấu hiệu của suy tim mất bù

Nếu các bạn đang gặp phải các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, phù chi… do suy tim mất bù nhưng chưa tìm ra cách chữa trị? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại 0988.024.366 – zalo 0972.053.003 để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất.

Nguyên nhân gây suy tim mất bù

Suy tim mất bù có thể là hệ quả của nhiều bệnh lý khác, không chỉ riêng vấn đề về tim mạch. Các nguyên nhân gây suy tim thường gặp là:

– Bệnh tim mạch: bệnh mạch vành (nguyên nhân phổ biến nhất), hẹp hở van tim, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim…

– Bệnh lý khác: bệnh tuyến giáp, đái tháo đường, bệnh thận, nhiễm trùng trong tim…

Các phương pháp điều trị suy tim mất bù

Mục tiêu của điều trị suy tim mất bù là kiểm soát tốt triệu chứng và quản lý chặt chẽ các bệnh lý căn nguyên gây suy tim, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Các phương pháp đang được áp dụng hiện nay là:

Thuốc điều trị suy tim

Người bệnh suy tim mất bù thường phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau. Một số nhóm thuốc được kê đơn phổ biến nhất là:

– Thuốc ức chế men chuyển: như captopril, enalapril, perindopril… giúp giãn mạch, hạ huyết áp và giảm khối lượng công việc cho tim.

– Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II: có thể được dùng để thay thế cho thuốc ức chế men chuyển. Các thuốc thường dùng là losartan, valsartan, telmisartan…

– Thuốc chẹn beta: như metoprolol, atenolol, bisoprolol… giúp làm giảm nhịp tim nhanh và hạ huyết áp.

– Thuốc trợ tim: như digoxin giúp tăng cường lực co bóp của cơ tim.

– Thuốc lợi tiểu: giúp loại bỏ bớt dịch dư thừa để giảm gánh nặng cho tim, giảm triệu chứng ho, phù, khó thở… và hạ huyết áp hiệu quả hơn.

– Thuốc an thần: giúp giảm bớt lo lắng, căng thẳng cho người bệnh.

Sử dụng thảo dược

Ngoài các thuốc theo đơn, các chuyên gia Tim mạch khuyến cáo người bệnh nên sử dụng thuốc kết hợp cùng một số thảo dược có hoạt tính giãn mạch, hoạt huyết và tăng lực co bóp cho tim như Bồ hoàng, Sơn tra, Hoàng bá… để giảm bớt khối lượng công việc cho tim, giúp tim bơm máu được hiệu quả hơn; từ đó sẽ giảm nhanh các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, phù chi do suy tim gây ra.

Hiện nay, các thảo dược này đã được chiết xuất và bào chế thành thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống dạng viên uống tiện dụng. Người bệnh suy tim mất bù nên kết hợp dùng cùng thuốc tây để sớm đạt được mục tiêu điều trị như mong muốn.

Can thiệp phẫu thuật

Tùy nguyên nhân gây suy tim và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp phẫu thuật sau:

– Nong mạch vành, đặt stent, bắc cầu động mạch vành: điều trị nguyên nhân gây suy tim là do tắc hẹp mạch vành nặng trên 70% và không đáp ứng với thuốc điều trị.

– Thay, sửa van tim: để điều trị các bệnh lý hẹp hở van tim nặng gây suy tim mất bù.

– Đặt máy tạo nhịp tim, khử rung tim: áp dụng cho những người bị rối loạn nhịp tim (tim đập quá nhanh hoặc quá chậm).

– Cấy ghép thiết bị hỗ trợ tâm thất: giúp tim bơm máu được hiệu quả hơn.

– Ghép tim: được áp dụng cho người bệnh suy tim nặng, không đáp ứng với phương pháp điều trị khác. Ghép tim là ca phẫu thuật hiếm khi được thực hiện bởi tim hiến tặng phù hợp không phải lúc nào cũng sẵn có.

Phẫu thuật tim được tiến hành cho những người bệnh suy tim mất bù nặng

Điều chỉnh lối sống

Duy trì lối sống khoa học sẽ quyết định tiên lượng điều trị bệnh suy tim mất bù. Vì vậy, người bệnh cần:

– Ăn uống khoa học: Ăn nhạt (giảm lượng muối xuống dưới 1.5 – 2.3 g/ngày). Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, ít béo như rau quả tươi, ngũ cốc nguyên cám. Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt; cắt giảm các loại thực phẩm giàu chất béo như thịt đỏ, nội tạng động vật…

– Bỏ hút thuốc lá: Bạn cần tuyệt đối không hút thuốc lá và tránh xa môi trường có khói thuốc vì trong khói thuốc có nhiều hóa chất độc hại có thể làm tổn thương tim và mạch máu.

– Tập thể dục: Vận động thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, thúc đẩy lưu thông tuần hoàn để giải quyết các triệu chứng suy tim mất bù hiệu quả hơn.

– Phòng bệnh nhiễm khuẩn: bằng cách tiêm phòng cúm vào mùa thu, giữ vệ sinh răng miệng, giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh… để phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp gây ảnh hưởng đến tim mạch.

– Giữ tâm lý thoải mái: Hạn chế lo lắng, căng thẳng vì tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, khiến tình trạng suy tim mất bù trở nên tồi tệ hơn. Một số bài tập như yoga, thiền, hít sâu thở chậm có thể giúp bạn cân bằng cảm xúc tốt hơn.

– Thăm khám sức khỏe định kì: Người bệnh suy tim mất bù nên dành thời gian ít nhất mỗi năm 1 lần hoặc ngay khi thấy các triệu chứng suy tim trở nên nghiêm trọng bất thường.

Mỗi lần nhập viện liên quan đến suy tim mất bù sẽ làm tăng đáng kể tỷ lệ tử vong cho người bệnh. Do đó, người bệnh cần phải được quản lý và theo dõi chặt chẽ để cải thiện chất lượng sống và hạn chế nguy cơ tử vong xuống mức thấp nhất.

Xem thêm:

8 lý do khiến người bệnh suy tim nên lựa chọn dùng Vương Tâm Thống mỗi ngày

Bệnh suy tim nên ăn gì? – Chế độ ăn cho từng giai đoạn bệnh

Tác giả: Dược sĩ Lê Lương

Ngày đăng: 10/04/2021


Nguồn tham khảo

Nguồn tham khảo:

https://www.medscape.com/viewarticle/780685_2

Bài viết liên quan

Suy tim cung lượng cao và những điều bạn cần biết

Suy tim

Suy tim cung lượng cao và những điều bạn cần biết

Suy tim cung lượng cao là một dạng suy tim hiếm gặp, thường là hệ quả từ một bệnh lý có từ trước đó. Việc…

Suy tim mất bù – Hệ quả khó tránh ở người bệnh suy tim lâu năm

Suy tim

Suy tim mất bù – Hệ quả khó tránh ở người bệnh suy tim lâu năm

Bạn có biết: Chi phí nhập viện do suy tim mất bù chiếm khoảng 60% tổng chi phí điều trị suy tim. Đây là một…

Suy tim sung huyết – nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở người cao tuổi

Suy tim

Suy tim sung huyết – nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở người cao tuổi

Suy tim sung huyết là nguyên nhân gây nhập viện hàng đầu ở những người cao tuổi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và…

Viết bình luận

loading
XCBS VTT

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày