Suy tim trái – Bệnh tim nguy hiểm bạn cần hiểu rõ

Suy tim trái – Bệnh tim nguy hiểm bạn cần hiểu rõ

Thông thường suy tim gặp ở phần bên trái của tim trước khi dẫn tới suy tim toàn bộ, bởi khối lượng công việc của tim trái thường lớn hơn nhiều so với tim phải. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị bệnh lý này.

Suy tim trái là gì?

Suy tim trái là tình trạng các buồng tim bên trái không thể đảm nhiệm chức năng bơm hay hút máu như bình thường. Suy tim trái có thể phân thành 2 dạng:

  • Suy tim tâm thu: Tâm thất trái (buồng tim phía dưới bên trái) quá yếu, không đủ lực để bơm máu đi đáp ứng với nhu cầu của cơ thể.
  • Suy tim tâm trương: Tâm thất trái quá cứng, không thể giãn đủ rộng để chứa đầy máu như bình thường.

Triệu chứng của suy tim trái

Suy tim trái khiến cho máu từ phổi không thể trở về đầy đủ, gây tích tụ tại các tĩnh mạch phổi và rò rỉ vào các nhu mô phổi. Đồng thời, máu giàu oxy bơm đi cũng không đáp ứng đủ nhu cầu của các cơ quan. Kết quả là người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng như:

  • Khó thở, hụt hơi: Cơn khó thở thường xuất hiện khi người bệnh nằm hoặc cúi đầu vì khi đó máu ứ trệ làm giảm diện tích thông khí nhiều hơn.
  • Ho khan: thường là ho khan, đôi khi có lẫn đờm nhầy hoặc bọt màu hồng.
  • Mệt mỏi kéo dài: cảm giác chân tay vô lực, không rõ nguyên nhân.
  • Phù chi: thấy rõ nhất là ở bàn chân, mắt cá chân.
  • Rối loạn nhịp tim: tim đập nhanh, không đều, tim đập bỏ nhịp.
  • Tăng cân: tăng 2 – 3 kg/ngày hoặc 5 kg/tuần là dấu hiệu cho thấy suy tim trái đang tiến triển nặng.
  • Đau ngực: xuất hiện ở người bệnh suy tim trái do bệnh mạch vành, hẹp hở van tim, bệnh cơ tim…

Suy tim trái gây ho khan, khó thở

Nguyên nhân gây suy tim trái

Dưới đây là một số nguyên nhân gây suy tim trái thường gặp:

  • Bệnh mạch vành: là nguyên nhân chủ yếu, chiếm tới 70% các trường hợp suy tim.
  • Bệnh van tim: thường gặp nhất là bệnh van 2 lá.
  • Dị tật tim bẩm sinh.
  • Bệnh cơ tim
  • Cao huyết áp

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ như tuổi cao, hút thuốc lá, béo phì, bệnh tuyến giáp, hội chứng ngưng thở khi ngủ… cũng góp phần khiến bệnh suy tim trái tiến triển nặng hơn.

Biến chứng của suy tim trái

Suy tim trái có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Các biến chứng thường gặp là:

  • Phù phổi cấp: Mặc dù tim phải vẫn đang hoạt động bình thường nhưng tim trái lại bị suy yếu nên khi vận động gắng sức, người bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng phù phổi cấp. Dấu hiệu nhận biết lúc này là các cơn khó thở kịch phát, bọt khí và dịch trào ra mũi miệng dẫn tới suy hô hấp cấp. Đây là tình trạng cần được cấp cứu kịp thời.
  • Suy gan: Do máu ứ tại gan gây xơ gan, tổn thương gan.
  • Suy thận: Thận nhận được ít máu nên giảm chức năng thải lọc và tái hấp thu chất.
  • Rung nhĩ: Rối loạn nhịp tim này có thể làm xuất hiện cục máu đông trong tim, chúng di chuyển đến mạch vành, mạch não gây nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…
  • Bệnh van tim: Áp lực tăng cao trong tim có thể khiến máu không chảy theo một chiều nhất định.
  • Suy tim phải: Suy tim trái khiến máu ứ tại phổi, làm gia tăng áp lực cho tim phải, lâu dần dẫn tới suy tim phải.
Bạn đang tìm kiếm giải pháp dứt ngay triệu chứng ho, phù, mệt mỏi, khó thở do suy tim trái gây ra, vui lòng liên hệ số điện thoại – 0988.024.366 hoặc Zalo số  0972.053.003 để được hỗ trợ

Các phương pháp chẩn đoán suy tim trái

Để biết chính xác bạn có bị suy tim trái hay không, bác sỹ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số phương pháp chẩn đoán sau:

  • Đặt ống thông tim.
  • X – quang lồng ngực
  • Siêu âm tim
  • Điện tâm đồ
  • Kiểm tra khả năng gắng sức tim trên máy chạy bộ.

Cách điều trị suy tim trái

Điều trị bằng thuốc

Thuốc có thể cải thiện chức năng tim và làm giảm các triệu chứng của suy tim trái. Các thuốc thường dùng là:

  • Thuốc lợi tiểu: giúp làm giảm tích trữ nước và hạ huyết áp.
  • Thuốc giãn mạch: giúp cải thiện lưu lượng tuần hoàn máu, giảm huyết áp.
  • Thuốc chống đông: ngăn ngừa hình thành cục máu đông gây tắc mạch.
  • Thuốc hạ mỡ máu: để kiểm soát yếu tố nguy cơ mỡ máu cao gây ra các vấn đề tim mạch khác.

Sản phẩm thảo dược cho người bị suy tim trái

Để giải quyết các triệu chứng suy tim trái một cách nhanh chóng, hiệu quả lâu dài và không còn phải lo lắng về biến chứng có thể xảy ra trong tương lai, các chuyên gia Tim mạch khuyến cáo người bệnh nên sử dụng kết hợp thuốc cùng với những sản phẩm hỗ trợ có tác dụng giãn mạch, tăng lực co bóp cơ tim và chống đông máu tốt như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống. Đây cũng chính là giải pháp giúp người bệnh suy tim độ 3 như bác Đào Gia Đạt (0362.231.874 – thôn Đại Tự, xã Đại Tự, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) không còn phải nhập viện vì nhồi máu cơ tim, suy tim tiến triển. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của bác qua video dưới đây:

Bác Đạt chia sẻ kinh nghiệm trị suy tim bằng giải pháo thảo dược

Lối sống khoa học hỗ trợ điều trị suy tim trái

Một vài thay đổi nhỏ trong lối sống cũng có thể cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng suy tim trái. Bạn hãy thực hiện theo những lời khuyên hữu ích sau:

  • Tăng cường vận động nhiều hơn: Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn, giảm căng thẳng cho cơ tim của bạn.
  • Ăn uống lành mạnh: Hạn chế ăn nhiều muối, đường, chất béo bão hòa và cholesterol; tăng cường ăn nhiều rau quả tươi, ngũ cốc nguyên cám và sữa đã tách béo.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý: Giảm cân nếu bạn bị béo phì giúp làm giảm gánh nặng cho tim.
  • Giảm căng thẳng: Stress, căng thẳng kéo dài có thể góp phần làm tăng nhịp tim, khiến các rối loạn nhịp trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn có thể thư giãn bằng cách nghe nhạc nhẹ, tập thiền, trò chuyện cùng người thân để giải tỏa căng thẳng…
  • Hạn chế dùng rượu bia: Trong một số trường hợp suy tim trái nặng, người bệnh cần phải ngừng uống rượu hoàn toàn, thông thường bạn có thể uống từ 1 – 2 ly rượu vang/ngày.
  • Bỏ thuốc lá: Độc chất trong khói thuốc có thể làm hư tổn các mạch máu, tăng huyết áp, giảm oxy trong máu và khiến tim đập nhanh hơn.
  • Dùng thuốc theo chỉ định: Người bệnh cần dùng thuốc đúng liều, đúng loại thuốc và đủ thời gian theo chỉ định của bác sỹ.

Phẫu thuật

Nếu thuốc không thể kiểm soát suy tim trái hiệu quả, phẫu thuật có thể được xem xét tiến hành. Tùy thuộc nguyên nhân gây suy tim trái là gì và tình trạng sức khỏe của bạn hiện tại mà bác sỹ sẽ tiến hành một số phương pháp phẫu thuật sau:

  • Cấy ghép thiết bị hỗ trợ tâm thất trái: Thiết bị sẽ giúp tim bơm máu hiệu quả hơn. Đây có thể là phương pháp điều trị chính hoặc biện pháp tạm thời trong khi chờ ghép tim.
  • Cấy máy tạo nhịp tim: giúp phát hiện và điều chỉnh nhịp tim bất thường.
  • Sửa chữa khuyết tật tim bẩm sinh: thường gặp là phẫu thuật sửa chữa thông liên nhĩ hoặc thông liên thất.
  • Nong, sửa van tim: Van tim bị tổn thương sẽ được sữa chữa hoặc thay thế bằng van tim nhân tạo hoặc van tim sinh học.
  • Nong mạch,ghép động mạch vành: giúp cải thiện lưu lượng máu đến nuôi tim trong trường hợp suy tim trái là do bệnh động mạch vành.
  • Ghép tim: Phẫu thuật này được thực hiện khi người bệnh áp dụng tất cả các phương pháp điều trị suy tim trái đều thất bại. Trái tim bị tổn thương sẽ được thay thế bằng tim khỏe mạnh từ người hiến tặng hoặc tim nhân tạo.

Tiên lượng cho người bệnh suy tim trái có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Nếu bạn hoặc người thân đang mắc phải suy tim trái, hãy chủ động đối phó với bệnh bằng cách duy trì lối sống khoa học và sử dụng sản phẩm bổ trợ phù hợp ngay từ khi mới phát hiện.

 

Có thể bạn quan tâm:

Vương Tâm Thống – giải pháp thảo dược cho người bệnh suy tim trái

Suy tim – Hậu quả cuối cùng của mọi bệnh tim mạch

Tác giả: Ds. Lê Lương

Ngày đăng: 27/09/2019


Nguồn tham khảo

https://www.webmd.com/heart-disease/heart-failure/qa/what-is-leftsided-heart-failure

https://www.baptisthealth.com/pages/services/heart-care/conditions/left-sided-heart-failure.aspx

 

Bài viết liên quan

Suy tim cung lượng cao và những điều bạn cần biết

Suy tim

Suy tim cung lượng cao và những điều bạn cần biết

Suy tim cung lượng cao là một dạng suy tim hiếm gặp, thường là hệ quả từ một bệnh lý có từ trước đó. Việc…

Suy tim mất bù – Hệ quả khó tránh ở người bệnh suy tim lâu năm

Suy tim

Suy tim mất bù – Hệ quả khó tránh ở người bệnh suy tim lâu năm

Bạn có biết: Chi phí nhập viện do suy tim mất bù chiếm khoảng 60% tổng chi phí điều trị suy tim. Đây là một…

Suy tim sung huyết – nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở người cao tuổi

Suy tim

Suy tim sung huyết – nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở người cao tuổi

Suy tim sung huyết là nguyên nhân gây nhập viện hàng đầu ở những người cao tuổi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và…

Viết bình luận

loading
XCBS VTT

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày