Suy tim tâm thu là một hội chứng lâm sàng phức tạp, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy bạn đã biết gì về hội chứng này? Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách trị hiệu quả tại đây.
Tóm tắt bài viết
Suy tim tâm thu là gì?
Suy tim tâm thu là tình trạng tâm thất (buồng tim phía dưới) không đủ khả năng tống máu đi như bình thường, kết quả là làm giảm lượng máu bơm lên động mạch phổi để trao đổi oxy và bơm ra động mạch chủ đi nuôi toàn bộ cơ thể. Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới (WHO), khi phân suất tống máu (tỷ lệ lượng máu được bơm ra từ buồng tâm thất) EF ≤ 40% thì người bệnh được chẩn đoán là suy tim tâm thu.
Biểu hiện của suy tim tâm thu
Suy tim tâm thu khiến cho máu bị ứ trệ tuần hoàn tại nhiều cơ quan như chân, tay, phổi… gây ra một số triệu chứng như:
– Khó thở, hụt hơi.
– Mệt mỏi
– Phù chân, bụng.
– Ho nhiều (đã loại trừ nguyên nhân do bệnh đường hô hấp).
– Đánh trống ngực.
– Tiểu đêm nhiều lần.
– Chán ăn, buồn nôn, khó tiêu.
– Tăng cân nhanh do giữ nước.
Nặng ngực, khó thở là biểu hiện của suy tim tâm thu
Nguyên nhân gây suy tim tâm thu
Việc xác định được nguyên nhân gây suy tim tâm thu sẽ giúp bác sĩ quyết định hướng điều trị phù hợp cho người bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân gây suy tim tâm thu thường gặp:
– Bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim: chiếm đến 2/3 các trường hợp suy tim tâm thu.
– Bệnh teo cơ tim bẩm sinh.
– Bệnh van tim.
– Viêm cơ tim.
– Tăng huyết áp.
– Rối loạn nhịp tim.
– Rối loạn chuyển hóa như cường giáp, bệnh tê phù beriberi do thiếu vitamin B1…
– Bệnh cơ tim do rượu, virus, vi khuẩn, rối loạn di truyền, tác dụng phụ của thuốc hoặc độc chất từ môi trường sống.
Chẩn đoán suy tim tâm thu bằng cách nào?
Để chẩn đoán suy tim tâm thu, bác sỹ sẽ dựa trên chỉ số phân suất tống máu đo được, nếu EF dưới ngưỡng 40% thì có thể kết luận người bệnh bị suy tim tâm thu. Ngoài ra, người bệnh sẽ được tiến hành một số thăm khám cần thiết khác để xác định nguyên nhân và mức độ suy tim, chẳng hạn như:
– Điện tâm đồ.
– Xét nghiệm máu.
– Chụp X quang lồng ngực.
– Siêu âm tim.
– Chụp mạch vành.
– Kiểm tra chức năng tim bằng nghiệm pháp gắng sức.
Các phương pháp điều trị suy tim tâm thu
Điều trị bằng thuốc
Để giảm nhẹ triệu chứng suy tim, người bệnh sẽ được kê đơn một số loại thuốc như:
– Thuốc trợ tim: các thuốc nhóm digitalis giúp làm tăng lực co bóp cơ tim.
– Thuốc lợi tiểu: để giảm bớt phù chi, khó thở do ứ máu tại phổi.
– Thuốc chống loạn nhịp tim: thường dùng nhất là nhóm chẹn beta giao cảm.
– Các thuốc giãn mạch, hạ áp: như nhóm ức chế men chuyển, ức chế thụ thể AT1, nhóm nitrat… giúp giảm bớt khối lượng công việc cho tim.
Kết hợp dùng sản phẩm thảo dược
Để trợ lực thêm cho tim và giúp tim bơm máu đi được dễ dàng hơn, ngoài thuốc điều trị, người bệnh nên bổ sung thêm sản phẩm hỗ trợ chứa thành phần thảo dược giúp tăng lực co bóp cơ tim, giãn mạch, thúc đẩy lưu thông tuần hoàn như Bồ hoàng, Hoàng bá, Đan sâm… Một trong những sản phẩm đáp ứng các tiêu chí này được nhiều chuyên gia Tim mạch khuyến cáo sử dụng hiện nay là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống. Hãy cùng lắng nghe ý kiến của chuyên gia về giải pháp thảo dược này qua video dưới đây:
Lợi ích của Vương Tâm Thống qua ý kiến đánh giá của chuyên gia
Cũng nhờ áp dụng giải pháp kết hợp Đông Tây y, người bệnh suy tim nặng từng trải qua nhồi máu cơ tim như bác Đào Gia Đạt (0362.231.874 – thôn Đại Tự, xã Đại Tự, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) đã thoát khỏi tình trạng đau ngực, mệt mỏi kéo dài; sức khỏe cải thiện như chưa hề có bệnh. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của bác tại đây:
Bí quyết điều trị suy tim với giải pháp Đông Tây y kết hợp
Duy trì lối sống khoa học
– Làm việc điều độ, tránh những công việc đòi hỏi phải gắng sức nhiều. Người bệnh cần nghỉ ngơi hoàn toàn nếu suy tim tâm thu nặng hoặc trong giai đoạn tiến triển cấp.
– Tập thể dục thể thao 20 – 30 phút mỗi ngày với những bài tập vừa sức như đi bộ, đạp xe, thiền tịnh, yoga… Người bệnh suy tim nặng gặp khó khăn trong vận động thì cần nhờ người hỗ trợ xoa bóp để tăng cường lưu thông tuần hoàn.
– Về ăn uống: Chú ý ăn nhạt (dưới 2g muối/ngày với người bị suy tim độ 1, độ 2 và dưới 0,5g muối/ngày với người bị suy tim độ 3, độ 4). Thận trọng với lượng muối có trong những thực phẩm chế biến sẵn như dưa muối, cà muối, cá khô, thịt hộp… Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo như mỡ động vật, các loại thịt đỏ. Thay vào đó, nên tăng cường ăn nhiều rau quả tươi, ngũ cốc nguyên cám, cá tươi, thịt nạc trắng…
– Hạn chế lo lắng, căng thẳng, tránh xúc động mạnh.
– Bỏ thuốc lá, thuốc lào; hạn chế uống nhiều bia rượu.
Phẫu thuật
Khi người bệnh đáp ứng kém với điều trị nội khoa bằng thuốc, phẫu thuật có thể được cân nhắc thực hiện. Các phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng hiện nay là:
– Nong mạch/ đặt stent, mổ bắc cầu động mạch vành: nếu nguyên nhân gây suy tim tâm thu là do bệnh mạch vành.
– Cấy thiết bị hỗ trợ tim mạch: như máy khử rung tim, máy tạo nhịp tim, máy hỗ trợ thất trái… nếu người bệnh có rối loạn nhịp tim, khả năng co bóp của thất trái quá yếu.
– Ghép tim: Cấy ghép tim nhân tạo hoặc tim của người hiến tặng phù hợp.
– Phẫu thuật van tim: sửa van hoặc thay thế van tim tổn thương bằng van tim thay thế
Suy tim tâm thu nếu không được quản lý điều trị tốt có thể dẫn tới suy tim toàn bộ. Do đó, người bệnh cần chú ý tuân thủ phác đồ điều trị và bổ sung sớm những sản phẩm hỗ trợ phù hợp để ngăn ngừa suy tim tiến triển.
Vương Tâm Thống – sản phẩm thảo dược dành cho người bệnh suy tim tâm thu
Ngày đăng: 22/06/2020
https://www.baptisthealth.com/services/heart-care/conditions/systolic-heart-failure