Bệnh suy tim ở người già chưa phải đã hết hy vọng

Bệnh suy tim ở người già chưa phải đã hết hy vọng

Bệnh suy tim ở người già là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn trên toàn thế giới với tỷ lệ tử vong và chi phí điều trị cao. Người bệnh cần được chăm sóc và điều trị đặc biệt, để chặng đường cuối cùng của cuộc đời là những ngày họ được sống khỏe và sống có ích.         

Bệnh suy tim ở người già do nguyên nhân gì?

Suy tim ở người cao tuổi là hệ quả từ nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó chủ yếu là bệnh tim mạch kết hợp với tình trạng lão hóa gây ra. Các nguyên nhân thường gặp là:

– Tăng huyết áp: đây là nguyên nhân phổ biến gây suy tim ở người già, chiếm 39% trường hợp suy tim ở nam giới và 59% ở nữ giới.

– Bệnh mạch vành: 60% người bệnh suy tim trên 65 tuổi có ít nhất một động mạch vành bị hẹp trên 75%. Rối loạn chức năng tâm thu và tâm trương do bệnh mạch vành là yếu tố phát triển suy tim sung huyết.

– Bệnh van tim: như hẹp van tim, hở van tim 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ và van động mạch phổi.

– Rối loạn nhịp tim: Rung thất, rung nhĩ, nhịp nhanh thất…

– Bệnh lý khác: Tiểu đường, bệnh tuyến giáp, bệnh phổi…

Suy tim ở người già còn liên quan đến một số yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá, nghiện rượu, sử dụng chất kích thích, ít vận động, béo phì…

Triệu chứng của bệnh suy tim ở người già

Ở giai đoạn đầu, người cao tuổi thường không cảm nhận thấy triệu chứng suy tim, cho đến khi suy tim tiến triển nặng hơn sang mức độ 3, độ 4, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng sau:

– Khó thở: 60% người bệnh suy tim giai đoạn cuối tử vong do khó thở nghiêm trọng.

– Mệt mỏi, kiệt sức, cảm giác chân tay vô lực.

– Đau ngực, khó chịu ở vùng ngực.

– Tim đập nhanh, loạn nhịp.

– Ho khan hoặc có đờm lẫn máu.

– Tiểu đêm nhiều lần.

– Tăng cân nhanh

– Sưng phù chân, bụng.

– Chán ăn, buồn nôn, khó tiêu, đầy bụng…

– Đau toàn thân: 78% người bệnh mô tả cơn đau là triệu chứng tồi tệ nhất mà họ phải trải qua trong giai đoạn cuối của suy tim.

– Lo lắng, phiền muộn: tâm lý tiêu cực có thể khiến tình trạng sức khỏe của người bệnh suy tim xấu đi nhanh chóng.

Người già bị suy tim thường hay lo âu, phiền muộn

Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phiền toái vì những triệu chứng của suy tim không hề thuyên giảm, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0988.024.366 để được tư vấn giải pháp điều trị hiệu quả nhất. 

Bệnh suy tim ở người già có nguy hiểm không?  

Suy tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người cao tuổi. Không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi, khó thở, phù chi… làm giảm khả năng lao động và ảnh hưởng đến sinh hoạt, suy tim còn gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

– Suy gan: Suy tim gây ứ máu tại gan, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới tổn thương gan và suy giảm chức năng gan.

– Suy thận: Suy tim làm giảm khả năng bơm máu đến thận, từ đó làm giảm khả năng thải lọc máu tại thận, dẫn tới suy thận.

– Phù phổi cấp: Ứ máu tại phổi làm giảm khả năng thông khí ở phổi, có thể gây ra cơn khó thở cấp tính còn được gọi là “chết đuối trên cạn”, nếu không được cấp cứu kịp thời người bệnh sẽ tử vong.

– Biến chứng cục máu đông: Cục máu đông hình thành trong tim có thể di chuyển đến mạch não, mạch vành gây tắc nghẽn; dẫn đến biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ não đe dọa tính mạng.

Điều trị bệnh suy tim ở người già

Người cao tuổi thể trạng thường yếu nên việc đáp ứng với điều trị cũng kém hơn. Người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc kết hợp cùng lối sống khoa học theo hướng dẫn sau:

Chế độ ăn uống khoa học

– Chế biến thức ăn dưới dạng lỏng mềm như cháo súp; nên luộc, hấp thực phẩm thay vì chiên xào để tránh đưa thêm dầu mỡ vào.

– Ăn nhạt: Người bị suy tim độ 1, độ 2 nên ăn dưới 2g muối/ngày; suy tim độ 3, độ 4 nên ăn dưới 0,5g muối/ngày. Lượng muối này đã bao gồm muối có sẵn trong thực phẩm và muối thêm vào các món ăn. Do đó, người bệnh cần lưu ý đến lượng muối ghi trên nhãn các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn..

– Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường.

– Lựa chọn ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, yến mạch… thay vì ngũ cốc đã qua tinh chế.

– Tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, ăn cá biển ít nhất 2 bữa/tuần.

– Giảm lượng nước uống: có thể căn cứ vào cân nặng để uống bổ sung cho phù hợp, với người bệnh dưới 85kg nên uống 30ml/kg thể trọng và người trên 85kg thì uống 35ml/kg.

– Hạn chế uống nhiều bia rượu, theo khuyến cáo người bệnh chỉ nên dùng 1 – 2 ly rượu vang/ngày.

Tăng cường vận động

Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn và cải thiện các triệu chứng suy tim. Những bài tập thích hợp cho người già bị suy tim là đi bộ nhẹ, thể dục nhịp điệu, yoga, thái cực quyền… Nếu người bệnh suy tim nặng phải nằm 1 chỗ, người thân cần xoa bóp tay chân cho họ thường xuyên để hạn chế ứ trệ tuần toàn.

Sử dụng thuốc đầy đủ kết hợp cùng sản phẩm hỗ trợ

Người cao tuổi trí nhớ thường kém nên để tránh quên liều, cần đặt chuông báo thức vào các thời điểm cần uống thuốc. Ngoài ra có thể sử dụng hộp chia liều theo ngày, đặt thuốc sẵn vào hộp để đảm bảo uống đủ thuốc.

Bên cạnh thuốc tây theo đơn, sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị suy tim là điều cần thiết để nâng cao sức khỏe cho người bệnh và ngăn chặn suy tim tiến triển. Người bệnh nên lựa chọn những sản phẩm chứa thành phần thảo dược có tác dụng giãn mạch, chống đông máu tốt và tăng cường khả năng co bóp của tim như Bồ hoàng, Hoàng bá, Sơn tra… trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống – sản phẩm hỗ trợ hàng đầu dành cho người bệnh suy tim đang được nhiều người bệnh tin dùng hiện nay. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của bác Đào Gia Đạt – một người bệnh cao tuổi bị suy tim độ 3 đã đáp ứng tốt với giải pháp này qua video dưới đây:

Kinh nghiệm điều trị bệnh suy tim ở người già bằng thảo dược

Liệu pháp tâm lý

Người cao tuổi khi biết mình mắc phải suy tim thường khó tránh khỏi tâm lý lo âu, chán nản vì mọi sinh hoạt trong cuộc sống đều bị xáo trộn. Để giúp người bệnh vượt qua trở ngại tâm lý và an tâm điều trị, người thân cần luôn bên cạnh động viên, hướng người bệnh đến suy nghĩ tích cực và tránh để họ biết đến những chuyện đau buồn…

Việc điều trị bệnh suy tim ở người già cũng gặp phải không ít trở ngại vì tâm tính người cao tuổi  thường dễ thay đổi, người thân cần giải thích và hỏi ý kiến ​​của người bệnh trước khi áp dụng các phương pháp chăm sóc và chữa bệnh để tạo được sự hợp tác điều trị lâu dài.

Có thể bạn quan tâm:   

Vương Tâm Thống và những lợi ích thiết thực cho người bệnh tim mạch

Chăm sóc bệnh nhân suy tim như thế nào để nhanh cải thiện sức khỏe?

Dược sĩ Lê Lương

Trường Đại học Yợc Thái Nguyên

Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh tim mạch

Ngày đăng: 31/08/2020


Nguồn tham khảo

https://www.revespcardiol.org/es-end-stage-heart-disease-in-the-articulo-resumen-13136476

https://www.mayoclinicproceedings.org/article/S0025-6196(11)64866-0/fulltext#:~:text=The%20prevalence%20of%20congestive%20heart,and%20isolated%20diastolic%20heart%20failure.

Bài viết liên quan

Suy tim cung lượng cao và những điều bạn cần biết

Suy tim

Suy tim cung lượng cao và những điều bạn cần biết

Suy tim cung lượng cao là một dạng suy tim hiếm gặp, thường là hệ quả từ một bệnh lý có từ trước đó. Việc…

Suy tim mất bù – Hệ quả khó tránh ở người bệnh suy tim lâu năm

Suy tim

Suy tim mất bù – Hệ quả khó tránh ở người bệnh suy tim lâu năm

Bạn có biết: Chi phí nhập viện do suy tim mất bù chiếm khoảng 60% tổng chi phí điều trị suy tim. Đây là một…

Suy tim sung huyết – nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở người cao tuổi

Suy tim

Suy tim sung huyết – nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở người cao tuổi

Suy tim sung huyết là nguyên nhân gây nhập viện hàng đầu ở những người cao tuổi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và…

Viết bình luận

loading
XCBS VTT

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày