Suy tim khó thở về đêm và giải pháp khắc phục hiệu quả

Suy tim khó thở về đêm và giải pháp khắc phục hiệu quả

Đối với người bệnh suy tim, cơn khó thở chính là kẻ phá đám giấc ngủ hằng đêm khiến sức khỏe người bệnh xấu đi nhanh chóng. Vậy nguyên nhân nào khiến người bệnh suy tim khó thở về đêm và giải pháp để người bệnh cải thiện triệu chứng này là gì?

Nguyên nhân gây khó thở về đêm ở người bệnh suy tim

Khó thở về đêm là triệu chứng khá phổ biến ở người bệnh suy tim. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do trong khi ngủ, tâm thất trái (buồng tim phía dưới bên trái) giảm khả năng hút máu từ hệ tĩnh mạch trở về tim. Kết quả là máu bị ứ trệ tuần hoàn tại phổi, từ đó dịch sẽ tràn vào các phế nang, làm cản trở chức năng thông khí ở phổi và gây ra khó thở.

Trong tư thế nằm, triệu chứng khó thở sẽ có xu hướng tăng lên do diện tích thông khí ở phổi càng giảm xuống thấp hơn so với tư thế ngồi hoặc đứng. Đó cũng là lý do mà người bệnh sẽ cảm thấy dễ thở hơn nếu nằm ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi.

Không chỉ xảy ra trong khi ngủ, cơn khó thở còn có thể xuất hiện ngay cả khi người bệnh thực hiện những vận động thường ngày như leo cầu thang, đi bộ và thậm chí là nghỉ ngơi. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.

Chẩn đoán phân biệt khó thở do suy tim và bệnh đường hô hấp

Khó thở còn là triệu chứng khá phổ biến ở người mắc bệnh đường hô hấp. Điểm khác biệt là khó thở do suy tim xuất hiện cả khi người bệnh hít vào và thở ra. Còn đối với khó thở do các bệnh đường hô hấp như hen phế quản thì lại thường xảy ra chủ yếu ở chu kì thở ra, kèm theo biểu hiện đờm nhiều, sốt cao, đau họng…

Để biết chính xác triệu chứng khó thở mà bạn đang gặp phải là do suy tim hay do bệnh đường hô hấp thì bạn cần phải được tiến hành thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán như X – quang lồng ngực, nghe tim phổi bằng ống nghe, siêu âm tim, điện tâm đồ…

Giải pháp cải thiện tình trạng suy tim khó thở về đêm

Tập thể dục thường xuyên

Mỗi ngày bạn nên dành thời gian cho các hoạt động thể dục thể thao như đi bộ, thiền tịnh, tập yoga… tùy theo sở thích để thúc đẩy lưu thông tuần hoàn, tăng cường khả năng làm việc của tim. Điều này sẽ tác động tích cực để giải quyết ứ trệ dịch tại phổi, nhờ đó mà cơn khó thở về đêm sẽ thuyên giảm dần.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

– Ăn nhạt: là một mục tiêu quan trọng mà bất kỳ người bệnh suy tim nào cũng cần phải chú ý thực hiện. Bởi ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng tích trữ dịch trong cơ thể, khiến tình trạng khó thở trở nên nghiêm trọng hơn. Theo khuyến cáo, người bệnh suy tim chỉ nên ăn giới hạn từ 1,5 đến 2,3 gam muối mỗi ngày; lượng muối này đã bao gồm muối có sẵn trong các thực phẩm nên người bệnh cần thận trọng với những món chứa nhiều muối như dưa muối, cá khô, thịt hộp…

– Hạn chế uống nhiều nước: Lượng nước đưa vào cơ thể sẽ được tính toán tùy theo khối lượng của từng người bệnh, thông thường lượng nước mỗi ngày được giới hạn khoảng từ 1 – 1,5 lít. Với người bệnh suy tim nặng, lượng nước uống vào sẽ được tính theo công thức: lượng nước tiểu (24h) + 300ml.

– Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng các đồ uống chứa cồn như rượu bia…

– Tăng cường nhóm thực phẩm tốt cho tim mạch như rau quả tươi, cá biển, ngũ cốc nguyên cám… Đồng thời cắt giảm đồ ngọt, các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như thịt đỏ, nội tạng động vật…

–  Không ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì trước 2 giờ so với thời điểm đi ngủ để tránh gây khó ngủ.

Hãy giảm lượng muối nêm vào món ăn

Nằm kê cao gối khi ngủ

Tư thế nằm ngủ tốt nhất với người bệnh suy tim là kê cao gối để tạo góc nghiêng từ 15 – 30 độ, khi đó diện tích thông khí ở phổi sẽ được tăng lên, nhờ đó mà người bệnh sẽ cảm thấy dễ thở và ngủ ngon giấc hơn.

Hít thở sâu để thư giãn tâm lý

Tâm lý căng thẳng cũng là yếu tố kích thích nhịp tim, nhịp thở trở nên gấp gáp hơn. Vì vậy khi có dấu hiệu khó thở, người bệnh cần giữ bình tĩnh bằng cách hít sâu và thở ra từ từ, lặp lại động tác từ 3 – 5 lần sẽ giúp cơn khó thở trôi qua nhanh chóng.

Dùng thuốc kết hợp sản phẩm hỗ trợ

Nếu khó thở xuất hiện thường xuyên và không thể kiểm soát bằng việc điều chỉnh lối sống, bác sỹ sẽ chỉ định một số loại thuốc để giảm nhẹ triệu chứng. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định, để giảm tần suất và mức độ khó thở, bạn nên tham khảo kết hợp sử dụng thêm sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị suy tim như Vương Tâm Thống. Các thảo dược Sơn tra, Hoàng bá, Bồ hoàng… có trong công thức của sản phẩm này cũng đã được nghiên cứu chứng minh là mang lại hiệu quả tích cực để cải thiện triệu chứng cho người bệnh suy tim.

Theo nghiên cứu của Đại học Cologne (Đức), Sơn tra có tác dụng làm tăng lực co bóp của tim và ngăn ngừa cơ tim phì đại. Nghiên cứu về hoạt chất berberin của Hoàng bá từ Bệnh viện Thành Đô (Trung Quốc) cũng đã chứng minh tác dụng gia tăng phân suất tống máu trên người bệnh suy tim nặng chỉ sau 2 tuần. Theo kết quả khảo sát và thống kê, trong số 97.05% số người bệnh tim mạch hài lòng sau khi dùng Vương Tâm Thống cho thấy: 93.36% người bệnh đã cải thiện rõ rệt tình trạng đau tim, đau thắt ngực, nhói ở ngực; tình trạng khó thở, tim đập nhanh, hồi hộp đã thuyên giảm hẳn. Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết về chương trình khảo sát tại video dưới đây:

Chương trình khảo sát độ hài lòng của người dùng Vương Tâm Thống

 

Nếu bạn quan tâm về giải pháp thảo dược hỗ trợ điều trị suy tim đã được trên 97% người bệnh sử dụng hài lòng, vui lòng liên hệ tổng đài 0988.024.366 hoặc zalo: 0972.053.003 để được tư vấn chi tiết. 

Thực tế cho thấy, đã có rất nhiều người bệnh nhờ tuân thủ điều trị đúng cách đã thoát khỏi tình trạng suy tim khó thở về đêm. Chính vì vậy bạn không nên quá lo lắng khi gặp phải hiện tượng này, hãy thực hiện theo những lời khuyên hữu ích trong bài viết trên để sớm có được những giấc ngủ trọn vẹn.

Có thể bạn quan tâm:

Vương Tâm Thống và những lợi ích thiết thực cho người bệnh tim mạch

Suy tim – Hậu quả cuối cùng của mọi bệnh tim mạch

Tác giả: Ds. Lê Lương

Ngày đăng: 28/07/2020


Nguồn tham khảo

https://www.sciencedaily.com/releases/2017/05/170517184504.htm

https://www.keepitpumping.in/about-heart-failure/life-with-heart-failure/feeling-breathless-in-heart-failure/

 

Bài viết liên quan

Suy tim cung lượng cao và những điều bạn cần biết

Suy tim

Suy tim cung lượng cao và những điều bạn cần biết

Suy tim cung lượng cao là một dạng suy tim hiếm gặp, thường là hệ quả từ một bệnh lý có từ trước đó. Việc…

Suy tim mất bù – Hệ quả khó tránh ở người bệnh suy tim lâu năm

Suy tim

Suy tim mất bù – Hệ quả khó tránh ở người bệnh suy tim lâu năm

Bạn có biết: Chi phí nhập viện do suy tim mất bù chiếm khoảng 60% tổng chi phí điều trị suy tim. Đây là một…

Suy tim sung huyết – nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở người cao tuổi

Suy tim

Suy tim sung huyết – nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở người cao tuổi

Suy tim sung huyết là nguyên nhân gây nhập viện hàng đầu ở những người cao tuổi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và…

Viết bình luận

loading
XCBS VTT

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày