Suy tim có mấy độ? – Các giai đoạn suy tim bạn cần biết

Suy tim có mấy độ? – Các giai đoạn suy tim bạn cần biết

Phân loại mức độ suy tim là cơ sở để bác sỹ đưa ra những chỉ định điều trị phù hợp cho từng người bệnh. Vậy suy tim có mấy độ? Sự khác biệt trong chăm sóc và điều trị người bệnh trong từng giai đoạn là gì? Hãy cùng tìm hiểu đáp án ngay sau đây.  

Phân độ suy tim theo Hiệp hội Tim mạch NewYork (NYHA)

Mức độ nghiêm trọng của suy tim thường được đo lường bằng sự hạn chế hoạt động thể chất của người bệnh. Một trong những hệ thống phân loại đang được các bác sĩ sử dụng phổ biến nhất hiện nay là phân loại theo chức năng của Hiệp hội Tim mạch NewYork (NHYA). Theo đó, suy tim được phân thành 4 cấp độ, mỗi cấp độ cho thấy sự giới hạn hoạt động thể chất khác nhau của người bệnh:

– Suy tim độ 1: Người bệnh không bị giới hạn hoạt động thể chất. Các vận động và sinh hoạt diễn ra bình thường; không bị mệt mỏi, đau ngực, khó thở, tim đập nhanh…

– Suy tim độ 2: Người bệnh bị hạn chế nhẹ các hoạt động thể chất. Khi vận động thể chất thông thường đã bị đau ngực, khó thở, mệt mỏi, hồi hộp… nhưng lại cảm thấy khỏe khi nghỉ ngơi.

– Suy tim độ 3: Người bệnh bị hạn chế rõ rệt các hoạt động thể lực. Mặc dù họ cảm thấy khỏe mạnh khi nghỉ ngơi nhưng chỉ cần vận động nhẹ thôi cũng đủ làm triệu chứng suy tim xuất hiện.

– Suy tim độ 4: Người bệnh không thể thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất nào mà không cảm thấy khó chịu. Các triệu chứng suy tim có thể xuất hiện ngay cả khi họ nghỉ ngơi, chỉ vận động nhẹ thôi thì mức độ triệu chứng cũng tăng lên.

Suy tim mức độ nặng làm hạn chế nhiều vận động thể lực

Bạn đang ở suy tim mức độ nào? Nếu chưa biết cách kiểm soát các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, đau ngực… do suy tim, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại 0988.024.366 hoặc zalo: 0972.053.003 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất. 

Các giai đoạn suy tim theo phân loại ACC/AHA

Đại học Tim mạch Mỹ (ACC) và Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) đã phát triển một hệ thống phân loại khác về suy tim. Với bảng phân loại này, các chuyên gia đã xác định thêm một nhóm bệnh nhân không có trong bảng phân loại NYHA, đó là những người chưa bị suy tim nhưng đã có nguy cơ cao mắc bệnh. Cụ thể như sau:

– Giai đoạn A: Người bệnh có nguy cơ cao bị suy tim nhưng không có bệnh tim thực tổn hoặc chưa xuất hiện triệu chứng suy tim. Chẳng hạn như người bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, béo phì, tiền sử gia đình có bệnh cơ tim…

– Giai đoạn B: Người mắc bệnh tim cấu trúc (buồng tim đã phì đại, giãn rộng, giảm phân suất tống máu) nhưng không có triệu chứng suy tim. Chẳng hạn như bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim, bệnh van tim chưa có triệu chứng…

– Giai đoạn C: Người mắc bệnh tim cấu trúc, hiện tại hoặc trước kia đã từng có triệu chứng suy tim.

– Giai đoạn D: Người bệnh suy tim nặng cần điều trị nội khoa tích cực và can thiệp đặc biệt; chẳng hạn như đặt máy tạo nhịp, cấy thiết bị hỗ trợ tâm thất…

Quản lý suy tim theo từng giai đoạn

Can thiệp điều trị đúng cách trong từng giai đoạn rất quan trọng để ngăn chặn suy tim tiến triển. Một số hướng dẫn điều trị đang được áp dụng hiện nay là:

– Giai đoạn A:

+ Bỏ hút thuốc lá.

+ Tập thể dục thường xuyên.

+ Điều trị cao huyết áp, rối loạn lipid máu.

+ Hạn chế sử dụng rượu bia.

+ Nếu mắc bệnh mạch vành, tiểu đường, huyết áp cao… hoặc các bệnh lý tim mạch khác, cần dùng thuốc theo chỉ định.

– Giai đoạn B:

+ Tất cả các biện pháp điều trị thuộc giai đoạn A.

+ Người bệnh nên sử dụng thuốc ức chế men chuyển (captopril, enalapril) hoặc thuốc chẹn thụ thể AngiotensinII (valsartan, losartan, telmisartan…)

+ Thuốc chẹn beta nên được chỉ định cho người bệnh sau cơn nhồi máu cơ tim.

+ Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành; sửa chữa hoặc thay thế van có thể được cân nhắc tiến hành cho người bệnh mạch vành, bệnh van tim.

– Giai đoạn C:

+ Tất cả các biện pháp điều trị thuộc giai đoạn A, B.

+ Người bệnh có thể được kê đơn thuốc lợi tiểu, digoxin khi các triệu chứng vẫn còn nghiêm trọng.

+ Hạn chế lượng muối ăn.

+ Theo dõi cân nặng hằng ngày.

+ Hạn chế lượng chất lỏng đưa vào cơ thể.

+ Có thể cần can thiệp đặt máy tạo nhịp hoặc máy khử rung tim ICD.

– Giai đoạn D:

+ Các biện pháp giai đoạn A, B, C.

+ Áp dụng các biện pháp chăm sóc đặc biệt giai đoạn cuối. Tùy trường hợp mà bác sỹ có thể cân nhắc đưa ra chỉ định như truyền thuốc kéo dài, cấy ghép thiết bị hỗ trợ tâm thất vĩnh viễn, ghép tim…

Giải pháp thảo dược cho người bệnh suy tim ở mọi giai đoạn

Dù là người bệnh suy tim nhẹ hay đã chuyển qua giai đoạn nặng, bị giới hạn nhiều về hoạt động thể chất thì việc sử dụng những thảo dược hỗ trợ cho tim song song cùng thuốc tây cũng đều mang lại hiệu quả tích cực. Theo các chuyên gia Tim mạch, người bệnh nên lựa chọn những thảo dược có tác dụng giãn mạch, chống đông máu tốt và tăng cường khả năng co bóp của tim như Bồ hoàng, Hoàng bá, Sơn tra, Natto… để cải thiện nhanh các triệu chứng suy tim do ứ trệ tuần hoàn, khôi phục khả năng vận động và sinh hoạt bình thường cho người bệnh.

Hiện nay các thảo dược này đã được đưa vào công thức viên uống hỗ trợ cho người bệnh suy tim là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống. Sản phẩm đã và đang nhận được những phản hồi tích cực từ phía người dùng. Theo khảo sát thực tế có tới 97,05% người bệnh cảm thấy rất hài lòng sau khi dùng Vương Tâm Thống kết hợp cùng thuốc tây theo đơn, 93.36% người bệnh cải thiện rõ rệt tình trạng đau tim, đau thắt ngực, khó thở… Thông tin chi tiết mời bạn vui lòng xem tại video dưới đây:

Tổng kết chương trình khảo sát mức độ hài lòng của người dùng Vương Tâm Thống

Việc hiểu rõ suy tim có mấy cấp độ và biết mình đang ở giai đoạn nào sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc áp dụng các hướng dẫn điều trị. Hãy tuân thủ dùng thuốc và tự xây dựng cho mình thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học để ngăn chặn suy tim biến chuyển sang giai đoạn nặng hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Vương Tâm Thống – sản phẩm thảo dược cho người bệnh suy tim

Chế độ ăn uống khoa học cho người bệnh suy tim

 

Tác giả: Ds. Lê Lương

Ngày đăng: 22/08/2020


Nguồn tham khảo

https://www.healthlinkbc.ca/health-topics/hw41859

https://www.healio.com/cardiology/learn-the-heart/cardiology-review/topic-reviews/accaha-heart-failure-classification

https://www.heart.org/en/health-topics/heart-failure/what-is-heart-failure/classes-of-heart-failurehttps://www.pennmedicine.org/updates/blogs/heart-and-vascular-blog/2014/september/heart-failure-classification–stages-of-heart-failure-and-their-treatments

ttps://www.webmd.com/heart-disease/heart-failure/heart-failure-treatment-by-stage

 

Bài viết liên quan

Suy tim cung lượng cao và những điều bạn cần biết

Suy tim

Suy tim cung lượng cao và những điều bạn cần biết

Suy tim cung lượng cao là một dạng suy tim hiếm gặp, thường là hệ quả từ một bệnh lý có từ trước đó. Việc…

Suy tim mất bù – Hệ quả khó tránh ở người bệnh suy tim lâu năm

Suy tim

Suy tim mất bù – Hệ quả khó tránh ở người bệnh suy tim lâu năm

Bạn có biết: Chi phí nhập viện do suy tim mất bù chiếm khoảng 60% tổng chi phí điều trị suy tim. Đây là một…

Suy tim sung huyết – nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở người cao tuổi

Suy tim

Suy tim sung huyết – nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở người cao tuổi

Suy tim sung huyết là nguyên nhân gây nhập viện hàng đầu ở những người cao tuổi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và…

Viết bình luận

loading
XCBS VTT

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày