Bệnh cầu cơ mạch vành và những lưu ý trong điều trị không thể bỏ qua

Bệnh cầu cơ mạch vành và những lưu ý trong điều trị không thể bỏ qua

Theo ước tính khoảng 25% dân số thế giới có cầu cơ mạch vành, nhưng đa số họ lại không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi bước vào tuổi trung niên. Vậy cầu cơ mạch vành là gì? Bệnh lý này có thực sự nguy hiểm? Hãy cùng tìm hiểu về bệnh tim bẩm sinh này ngay sau đây.

Cầu cơ mạch vành là gì?

Ở người bình thường, mạch vành (mạch máu nuôi tim) nằm phía trên và bao bọc toàn bộ trái tim nhưng ở người bệnh cầu cơ, mạch vành lại nằm dưới lớp cơ tim. Kết quả là khi tim co bóp, dải cơ tim vắt qua có thể thắt chặt, bóp nghẹt động mạch vành, làm giảm lượng máu đến nuôi tim.

Cầu cơ thường có độ dài từ 10 – 30 mm, nằm sâu dưới lớp cơ tim từ 1 – 10mm. Sự bất thường này đã xuất hiện từ thời kỳ bào thai nhưng hiếm khi gây ảnh hưởng đến sức khỏe, do hầu hết máu đến nuôi dưỡng cơ tim vào thời kỳ tâm trương, khi đó cơ tim đang thư giãn nên không làm co thắt động mạch vành. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp cầu cơ thắt chặt đủ mạnh để gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim, thường gặp khi người bệnh vận động gắng sức hoặc kết hợp với rối loạn nhịp tim nhanh.

Đoạn mạch vành nằm dưới lớp cơ tim trong bệnh cầu cơ mạch vành

Triệu chứng bệnh cầu cơ mạch vành

Đa số người bệnh cầu cơ mạch vành không gặp phải triệu chứng nên thường chỉ được phát hiện tình cờ khi người bệnh đi khám bệnh tim khác. Với những trường hợp mạch vành nằm sâu hơn 2mm bên dưới lớp cầu cơ, khi người bệnh vận động mạnh có thể gây ra các chứng thiếu máu cơ tim như:

– Đau thắt ngực, tức ngực, cảm giác như có vật nặng đè lên tim.

– Đau lan tỏa lên cổ, vai, hàm, cánh tay trái…

– Khó thở, hụt hơi.

– Tim đập nhanh, trống ngực.

– Mệt mỏi không rõ nguyên nhân.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh cầu cơ mạch vành

Để chẩn đoán chính xác bệnh cầu cơ và phát hiện các vấn đề tim mạch đi kèm như xơ vữa động mạch, bạn cần phải thực hiện một số phương pháp xét nghiệm như:

– Chụp cắt lớp tim: nhằm xác định vị trí, kích thước và mức độ tắc hẹp mạch vành do cầu cơ gây ra.

– Nghiệm pháp gắng sức: nhằm kiểm tra chức năng tim khi người bệnh tập thể dục để phát hiện các triệu chứng tiềm ẩn của cầu cơ mạch vành.

– Chụp mạch vành: để kiểm tra vị trí mạch vành bị tắc nghẽn, phát hiện các mảng xơ vữa (nếu có) trong động mạch vành.

– Kiểm tra tim bằng y học hạt nhân: nhằm xác định kích thước buồng tim, hoạt động của tim lúc nghỉ ngơi và khi co bóp.

Cầu cơ mạch vành có thực sự nguy hiểm?

Cầu cơ mạch vành là bệnh tim bẩm sinh lành tính, ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi người bệnh còn trẻ. Tuy nhiên theo GS.TS Phạm Gia Khải – nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, khi người bệnh bước vào độ tuổi trung niên thì cơ tim sẽ trở nên cứng hơn nên dễ gây co thắt mạch vành; các triệu chứng đau tức ngực, khó thở do thiếu máu cơ tim sẽ xảy ra thường xuyên hơn.

Cầu cơ hiếm khi gây ra nhồi máu cơ tim nhưng nguy cơ gặp phải biến chứng này sẽ tăng lên nếu kết hợp với xơ vữa động mạch vành ngay tại vị trí cầu cơ. Một số biến chứng khác có thể gặp phải ở người bệnh cầu cơ nặng là block nhĩ thất, suy thất trái…

Các phương pháp điều trị bệnh cầu cơ mạch vành

Dùng thuốc

Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng của thiếu máu cơ tim, bác sỹ sẽ chỉ định một số thuốc có tác dụng giãn mạch, ổn định nhịp tim như nhóm chẹn beta (metoprolol, propranolol, atenolol…), chẹn kênh canxi (nifedipin, nicardipin, verapamil…) để giảm đau tức ngực, mệt mỏi, tim đập nhanh… Thuốc trị đau thắt ngực nhóm nitrat được dùng khá phổ biến với người bệnh mạch vành lại không được dùng ở người bệnh cầu cơ vì sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Người bệnh cầu cơ tim có triệu chứng cần phải sử dụng thuốc

Sử dụng thảo dược

Song song với các thuốc tây y, người bệnh nên sử dụng kết hợp cùng những thảo dược có hoạt tính thư giãn mạch máu, tăng cường lưu thông tuần hoàn mạch vành và ổn định nhịp tim như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Sơn tra… Nhờ đó sẽ giảm bớt áp lực của cầu cơ tác động lên mạch vành, giải quyết tình trạng thiếu máu cơ tim, cải thiện nhanh triệu chứng, nâng cao sức khỏe cho người bệnh và ngăn ngừa biến chứng do cầu cơ mạch vành gây ra, nhất là khi có kết hợp với xơ vữa động mạch vành.

Bạn quan tâm về giải pháp trị bệnh cầu cơ mạch vành bằng thảo dược? Vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0988.024.366 hoặc zalo 0972.053.003 để được hỗ trợ tư vấn trong thời gian sớm nhất.

Can thiệp ngoại khoa

Phẫu thuật rất hiếm khi được chỉ định với người bệnh cầu cơ và thường chỉ được áp dụng với những trường hợp hẹp cầu cơ nặng, dùng thuốc nhưng không thể cải thiện triệu chứng. Một số phương pháp đang được áp dụng hiện nay là:

– Cắt bỏ cầu cơ: Bằng phương pháp mổ phanh, bác sỹ sẽ cắt bỏ dải cơ tim vắt qua mạch vành để giải phóng đoạn mạch khỏi sự chèn ép của cầu cơ.

– Bắc cầu động mạch vành: Bác sỹ sẽ tiến hành lấy một đoạn mạch máu khỏe mạnh và cấy ghép để tạo cầu nối dẫn máu đến vùng cơ tim bị thiếu máu nuôi dưỡng do hẹp cầu cơ.

– Đặt stent: Tương tự như đặt stent trong điều trị xơ vữa động mạch vành, bác sỹ sẽ chèn một khung đỡ bằng kim loại (stent) vào ngay tại đoạn mạch bị che lấp bởi cầu cơ, giúp lòng mạch luôn được mở thông kể cả khi tim co bóp.

Cầu cơ tim sẽ không phải là nỗi lo ngại đối với những ai hiểu rõ về bệnh và biết cách tuân thủ lối sống khoa học để kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch khác. Hãy bắt đầu thói quen ăn uống khoa học, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên; hạn chế căng thẳng và không sử dụng thuốc lá, rượu bia… ngay từ hôm nay để giảm thiểu những mối nguy hại nếu bạn có cầu cơ mạch vành.

Xem thêm:

Sản phẩm thảo dược chứa Bồ hoàng, Đỏ ngọn dành cho người bệnh cầu cơ mạch vành

Bệnh tim mạch nên ăn gì – Đặt bút ghi ngay 12 thực phẩm thiết yếu này

Ds. Lê Lương

Ngày đăng: 21/04/2020 | Cập nhật cuối: 20/05/2020


Nguồn tham khảo

https://healthcare-in-europe.com/en/news/guide-to-treat-patients-with-myocardial-bridging.html

https://healthcare-in-europe.com/en/news/guide-to-treat-patients-with-myocardial-bridging.html

 

Bài viết liên quan

Bệnh tim mạch

Nhồi máu cơ tim sống được bao lâu? Giải pháp để kéo dài tuổi thọ

Nhồi máu cơ tim là biến cố tim mạch nguy hiểm có nguy cơ gây tử vong cao, hơn nữa còn để lại nhiều di…

Dùng thuốc nam chữa bệnh mạch vành có hiệu quả không?

Bệnh tim mạch

Dùng thuốc nam chữa bệnh mạch vành có hiệu quả không?

Ngày nay nhiều người đang có xu hướng kết hợp chữa bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim) bằng thảo dược song song với thuốc…

Bệnh tim mạch

Hẹp động mạch vành – Bệnh lý nguy hiểm không nên chủ quan

Hẹp động mạch vành là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm có thể tiến triển nặng gâysuy tim, nhồi máu cơ tim, đe dọa…

Viết bình luận

loading
XCBS VTT

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày