Các triệu chứng suy tim trong giai đoạn sớm thường khá kín đáo và mờ nhạt nên nhiều người rất dễ bỏ qua. Nhưng đôi khi, đó lại chính là thời điểm vàng để bắt đầu kế hoạch điều trị. Nếu bạn nhận thấy xuất hiện 1 trong 9 biểu hiện dưới đây, đừng chủ quan vì đó rất có thể là triệu chứng của suy tim.
Tóm tắt bài viết
9 triệu chứng suy tim điển hình
-
Khó thở
Suy tim khiến cho khả năng hút máu từ phổi trở về tim giảm, máu bị ứ trệ tại phổi làm cản trở lưu thông khí để trao đổi oxy, gây ra khó thở. Người bệnh suy tim thường cảm thấy khó thở tăng lên về đêm, khi nằm, cúi đầu xuống vì trong những tư thế này, diện tích thông khí của phổi càng giảm xuống.
-
Ho nhiều
Cũng tương tự như cơ chế gây ra khó thở, máu ứ đọng tại phổi sẽ làm kích thích phản ứng ho để tống đẩy dịch, đờm ra bên ngoài. Đó là lý do mà người bệnh suy tim có thể ho khan hoặc khạc ra đờm nhầy màu trắng, lẫn bọt hồng (máu).
-
Phù chân, bụng
Máu ở hệ tĩnh mạch ngoại biên bị ứ trệ tuần hoàn, thoát dịch vào các mô gây ra phù nề. Biểu hiện phù rõ nhất là ở bàn chân, mắt cá chân, bụng… Đặc điểm của phù trong suy tim là phù mềm, ấn lõm.
-
Mệt mỏi
Khi tim không thể bơm máu giàu oxy đáp ứng đủ nhu cầu của các cơ quan trong cơ thể, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, chân tay vô lực; điều này cản trở rất nhiều đến công việc và sinh hoạt hằng ngày. Chẳng hạn trước đây bạn có thể đi bộ, leo cầu thang, làm việc nhà… nhưng khi suy tim, những công việc tưởng chừng như bình thường này cũng trở nên quá sức.
-
Chán ăn, buồn nôn
Nhiều người bệnh suy tim gặp phải triệu chứng buồn nôn, đầy bụng, ăn không tiêu, nguyên nhân là do ứ trệ tuần tại hệ tiêu hóa khiến các cơ quan như dạ dày, ruột cũng nhận được ít máu nuôi dưỡng để thực hiện trao đổi chất. Các triệu chứng suy tim này cũng khiến người bệnh dễ lầm tưởng với bệnh đường tiêu hóa.
-
Trí tuệ sa sút
Người bệnh bị suy giảm trí nhớ, hay nhầm lẫn, dễ bị mất phương hướng… Nguyên nhân là do não bộ nhận được ít máu nuôi dưỡng, kết hợp với sự thay đổi nồng độ các chất trong máu như natri khiến cho khả năng tư duy và ghi nhớ bị giảm sút.
-
Tăng nhịp tim
Tim đập nhanh, loạn nhịp, cảm giác trống ngực liên hồi… là triệu chứng cho thấy tim đang nỗ lực làm việc để bù đắp lại lượng máu bị thiếu hụt do suy tim. Triệu chứng này cũng gặp trong rất nhiều bệnh tim mạch khác như bệnh mạch vành, bệnh van tim, rối loạn nhịp tim…
-
Tiểu đêm nhiều lần
Nhiều người gặp phải triệu chứng tiểu đêm nhiều lần tưởng rằng là do bệnh tiết niệu, đi khám mới biết đó là triệu chứng của suy tim. Nguyên nhân gây tiểu đêm nhiều lần là do ứ trệ dịch trong cơ thể khiến hệ tiết niệu phải tăng cường đào thải nước tiểu ra ngoài.
-
Tăng cân nhanh bất thường
Nếu thấy cân nặng tăng nhanh bất thường từ 1 kg/ngày hoặc 2 – 3 kg/tuần thì hãy đi khám sớm vì đó có thể biểu hiện của dịch bị ứ trệ tuần hoàn tại các cơ quan và không thể đào thải ra ngoài.
Tăng cân nhanh có thể là triệu chứng suy tim không thể bỏ qua
Triệu chứng suy tim theo từng cấp độ bệnh
Dựa vào triệu chứng và khả năng gắng sức của người bệnh, Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA) phân loại suy tim thành 4 mức độ:
– Suy tim độ 1: Trong giai đoạn này, người bệnh không hề cảm thấy mệt mỏi, khó thở hay tức ngực nên không bị giới hạn hoạt động thể lực. Việc điều trị chủ yếu là điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.
– Suy tim độ 2: Người bệnh bị hạn chế nhẹ các hoạt động thể lực, bắt đầu xuất hiện các triệu chứng suy tim như mệt mỏi, khó thở… khi vận động thể lực thông thường như đi bộ, leo cầu thang. Các triệu chứng sẽ nhanh chóng thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
– Suy tim độ 3: Người bệnh bị hạn chế nhiều các hoạt động thể lực, chỉ cần vận động nhẹ đã xuất hiện các triệu chứng suy tim.
– Suy tim độ 4: Các triệu chứng suy tim có thể xuất hiện ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi, chỉ một vận động nhẹ cũng đủ làm cho các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Làm thế nào để cải thiện các triệu chứng suy tim?
Sử dụng thuốc vẫn là chỉ định đầu tay để kiểm soát các triệu chứng suy tim. Một số nhóm thuốc chính thường dùng là thuốc lợi tiểu, thuốc trợ tim, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống loạn nhịp tim… Người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ; tái khám sức khỏe tim mạch định kỳ để được điều chỉnh thuốc cho phù hợp.
Để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh nên kết hợp sử dụng thuốc cùng những sản phẩm hỗ trợ chứa thành phần thảo dược có tác dụng giãn mạch, tăng lực co bóp cơ tim, ổn định nhịp tim như Bồ hoàng, Hoàng bá, Sơn tra… trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống. Nghiên cứu thực nghiệm về thảo dược Hoàng bá trên người bệnh suy tim độ 3, độ 4 của Bệnh viện Thành Đô (Trung Quốc) cũng cho thấy, tất cả người bệnh đều đã cải thiện phân suất tống máu và giảm rối loạn nhịp tim sau khi dùng thảo dược này. Và minh chứng chân thực nhất, chính là câu chuyện trị bệnh suy tim từ thảo dược của bác Đào Gia Đạt (0362.231.874 – thôn Đại Tự, xã Đại Tự, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) được chia sẻ qua video dưới đây, mời bạn cùng lắng nghe:
Bác Đạt chia sẻ bí quyết thảo dược để giảm nhanh triệu chứng suy tim
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý thực hiện một chế độ ăn uống khoa học và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tránh làm suy tim tiến triển nặng hơn, nhờ đó sẽ thúc đẩy cải thiện nhanh các triệu chứng suy tim.
Suy tim nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho từng giai đoạn như thế nào?
Vương Tâm Thống và những lợi ích thiết thực cho người bệnh suy tim
Ngày đăng: 30/06/2020 | Cập nhật cuối: 01/07/2020
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-failure/symptoms-causes/syc-20373142