Bệnh suy tim giai đoạn cuối vẫn còn hi vọng!

Bệnh suy tim giai đoạn cuối vẫn còn hi vọng!

Giai đoạn cuối của suy tim hẳn là một hành trình gian nan và nhọc nhằn khi những cơn khó thở, mệt mỏi xuất hiện thường xuyên hơn. Tuy nhiên, người bệnh suy tim giai đoạn cuối không nên vì vậy mà hết hi vọng, bởi có rất nhiều giải pháp để nâng cao sức khỏe, phòng tránh biến chứng và kéo dài tuổi thọ.  

Bệnh suy tim giai đoạn cuối là gì?

Theo phân độ suy tim của Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA), suy tim giai đoạn cuối hay còn gọi là suy tim độ 4, chỉ tình trạng người bệnh suy tim đã bị hạn chế mọi vận động thể lực. Triệu chứng suy tim có thể xuất hiện khi người bệnh nghỉ ngơi, chỉ một vận động nhẹ cũng đủ làm cho triệu chứng tăng nặng lên.

Triệu chứng của người bệnh suy tim giai đoạn cuối

Các triệu chứng suy tim xuất hiện thường xuyên và biểu hiện rõ rệt khi người bệnh bước vào suy tim giai đoạn cuối. Các triệu chứng đó là:

– Khó thở: Cơn khó thở xuất hiện thường xuyên, ngay cả khi người bệnh nằm nghỉ, một số người phải cần đến thở máy. Nguy hiểm nhất là cơn khó thở cấp tính do biến chứng phù phổi cấp.

– Ho khan: đôi khi có lẫn đờm trắng hoặc lẫn máu do máu bị ứ trệ tại phổi, ho tăng lên khi người bệnh nằm xuống.

– Mất ngủ: ho khan, khó thở cũng là những yếu tố góp phần gây mất ngủ ở người bệnh suy tim giai đoạn cuối.

– Mệt mỏi: dù người bệnh không vận động, chỉ nằm 1 chỗ cũng cảm thấy mệt mỏi.

– Rối loạn tiêu hóa: Sự ứ trệ dịch tại hệ tiêu hóa là nguyên nhân khiến cho người bệnh suy tim giai đoạn cuối gặp phải các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, bụng đầy trướng…

– Phù: Biểu hiện phù nề ở chân, bụng được biểu hiện rõ nhất ở người bệnh suy tim giai đoạn cuối, do khi đó chức năng hút máu trở về tim bị giảm đi nhiều nên dịch thường có xu hướng ứ đọng tại các bộ phận xa tim.

– Tim đập nhanh: Khi tim suy yếu, lượng máu bơm đi đã giảm đáng kể sau mỗi nhịp đập. Tim đập nhanh cho thấy sự nỗ lực tăng co bóp của tim để cung cấp máu cho cơ thể.

– Đau: Không chỉ là đau ngực, 75% người bệnh suy tim giai đoạn cuối còn bị đau toàn thân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm trạng của người bệnh.

– Trầm cảm: Người bệnh có thể cảm thấy buồn phiền, tức giận, lo lắng, tuyệt vọng khi biết mình bị suy tim giai đoạn cuối. Thậm chí có những người còn không tin rằng mình đã mắc bệnh.

Người bệnh suy tim giai đoạn cuối rất dễ bị trầm cảm

Nếu bạn hoặc người thân của mình đang loay hoay tìm kiếm giải pháp để kiểm soát các triệu chứng suy tim trong giai đoạn cuối, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 0988.024.366 hoặc zalo 0972.053.003 để nhận sự trợ giúp trong thời gian sớm nhất.

 

Biến chứng thường gặp ở người bệnh suy tim giai đoạn cuối

Người bệnh suy tim giai đoạn cuối thường khó tránh khỏi những biến chứng trên các cơ quan khác như:

– Biến chứng trên gan, thận: Gan, thận không nhận được máu đến nuôi dưỡng kết hợp với ứ trệ tuần hoàn tại hệ tĩnh mạch của các cơ quan này là nguyên nhân dẫn đến xơ gan, suy thận.

– Biến chứng cục máu đông: Ứ trệ máu tại hệ tĩnh mạch là điều kiện thuận lợi tạo thành cục máu đông, chúng di chuyển đến tim và theo dòng máu đi đến động mạch não, mạch vành gây tắc nghẽn. Đó chính là một trong những căn nguyên của các biến chứng đột quỵ, nhồi máu cơ tim ở người suy tim giai đoạn cuối.

– Phù phổi cấp: gây suy hô hấp cấp tính với biểu hiện khó thở nặng, vã mồ hôi, lạnh tay chân… Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong.

Hướng dẫn chăm sóc người bệnh suy tim giai đoạn cuối

Để cải thiện các triệu chứng và nâng cao sức khỏe, người bệnh suy tim giai đoạn cuối cần được chăm sóc đặc biệt:

Chế độ ăn uống

Người bệnh suy tim giai đoạn cuối thường gặp những vấn đề về rối loạn tiêu hóa như chán ăn, buồn nôn, bụng đầy trướng… Vì vậy trong chế độ ăn, người bệnh cần lưu ý:

– Lựa chọn rau xanh, trái cây, thịt trắng (cá tươi, thịt gia cầm) thay vì các loại thịt đỏ để dễ tiêu hóa hơn.

– Nên chế biến thực phẩm dưới dạng cháo, súp.

– Luộc, hấp thực phẩm thay vì chiên, xào để tránh đưa thêm dầu mỡ vào món ăn.

– Bổ sung thêm các gia vị như tỏi, gừng, nghệ… để giảm bớt lượng muối ăn thêm vào (tổng lượng muối không vượt quá 0,5 g/ngày).

– Để đảm bảo không đưa quá nhiều nước vào cơ thể sẽ gây ra gánh nặng cho tim, lượng nước mà người bệnh uống hằng ngày cần dựa trên lượng nước tiểu 24 giờ + 300ml. Người bệnh cần tránh xa các đồ uống chứa cồn như rượu bia và tuyệt đối không hút thuốc lá.

Chế độ tập luyện

Dù là suy tim nặng nhưng người bệnh cũng không nên nằm lâu một chỗ, hãy đi lại nhẹ nhàng (nếu có thể) và nghỉ ngơi ngay khi thấy mệt. Người bệnh cũng có thể vận động tại giường bệnh, kê cao gối để giảm khó thở, ho khan. Nếu không thể tự vận động thì người thân cần trợ giúp bằng cách xoa bóp tay chân để kích thích lưu thông máu, giảm bớt phù nề.

Tuân thủ dùng thuốc kết hợp thảo dược  

Người bệnh suy tim giai đoạn cuối cần dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc ghi nhớ và dễ bị lú lẫn hơn do tuổi cao kết hợp với suy tim. Do đó, người thân cần luôn phải ghi nhớ và nhắc nhở người bệnh uống thuốc đầy đủ.

Bên cạnh thuốc tây, việc kết hợp dùng cùng những thảo dược có công dụng giãn mạch, hoạt huyết, tăng lực co bóp của cơ tim… để giải quyết triệu chứng và giúp nâng cao sức khỏe cho người bệnh là điều cần thiết. Người bệnh nên sử dụng những thảo dược đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng trong điều trị suy tim như Hoàng bá, Đan sâm, Sơn tra… Bạn có thể lắng nghe chia sẻ từ bác Đào Gia Đạt (0362.231.874  – thôn Đại Tự, xã Đại Tự, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) – một người bệnh suy tim đã đáp ứng tốt với giải pháp Đông tây y kết hợp qua video dưới đây:

Kinh nghiệm điều trị suy tim bằng giải pháp thảo dược

Hy vọng rằng với những hướng dẫn điều trị trên, người bệnh suy tim giai đoạn cuối sẽ nhanh chóng cải thiện tình trạng sức khỏe, làm chậm tiến trình của bệnh và gia tăng tuổi thọ.

Có thể bạn quan tâm:

Giải pháp thảo dược cho người bệnh suy tim giai đoạn cuối.  

Hướng dẫn cách phòng bệnh suy tim hiệu quả, dễ áp dụng tại nhà

 Dược sĩ Lê Lương

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh tim mạch

Ngày đăng: 12/09/2020 | Cập nhật cuối: 16/09/2020


Nguồn tham khảo

https://www.webmd.com/heart-disease/heart-failure/end-stage-heart-failure-signs#1

Bài viết liên quan

Suy tim cung lượng cao và những điều bạn cần biết

Suy tim

Suy tim cung lượng cao và những điều bạn cần biết

Suy tim cung lượng cao là một dạng suy tim hiếm gặp, thường là hệ quả từ một bệnh lý có từ trước đó. Việc…

Suy tim mất bù – Hệ quả khó tránh ở người bệnh suy tim lâu năm

Suy tim

Suy tim mất bù – Hệ quả khó tránh ở người bệnh suy tim lâu năm

Bạn có biết: Chi phí nhập viện do suy tim mất bù chiếm khoảng 60% tổng chi phí điều trị suy tim. Đây là một…

Suy tim sung huyết – nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở người cao tuổi

Suy tim

Suy tim sung huyết – nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở người cao tuổi

Suy tim sung huyết là nguyên nhân gây nhập viện hàng đầu ở những người cao tuổi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và…

Viết bình luận

loading
XCBS VTT

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày