Viêm đường tiết niệu (nhiễm khuẩn tiết niệu) là thủ phạm của chứng tiểu buốt, tiểu rắt và những lần đau nhức khó chịu khiến cuộc sống của bạn bị đảo lộn. Do đó, điều quan trọng là cần nhận biết đúng các triệu chứng viêm, điều trị tận gốc để ngăn bệnh tái phát. Và tổng hợp những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng bệnh này.
Tóm tắt bài viết
- 1 Viêm đường tiết niệu là gì?
- 2 Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu
- 3 Triệu chứng viêm đường tiết niệu/ nhiễm khuẩn tiết niệu điển hình
- 4 Viêm đường tiết niệu/ nhiễm khuẩn tiết niệu có nguy hiểm không?
- 5 Cách chẩn đoán chính xác viêm đường tiết niệu
- 6 Viêm đường tiết niệu có lây nhiễm không?
- 7 Điều trị bệnh viêm đường tiết niệu/ nhiễm khuẩn tiết niệu
- 8 Những lời khuyên hữu ích với bệnh viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là gì?
Viêm đường tiết niệu còn có tên khác là nhiễm khuẩn tiết niệu hay nhiễm trùng đường tiểu là tình trạng viêm và nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu gồm: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Trong đó, viêm đường tiết niệu dưới (bàng quang, niệu đạo) thường phổ biến hơn viêm đường tiết niệu trên (thận, niệu quản). Viêm đường tiết niệu ở nữ giới thường phổ biến gấp 3 – 4 lần so với ở nam giới.
Viêm đường tiết niệu có thể xuất hiện ở nhiều vị trí
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu
Vi khuẩn E.coli là thủ phạm gây nên 90% trường hợp viêm đường tiết niệu. Đây là vi khuẩn cư trú trong đường tiêu hóa nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ xâm nhập từ hậu môn đến niệu đạo và lan sang các vị trí khác trong đường tiết niệu. Ngoài ra, còn một số tác nhân khác như Streptococus (liên cầu khuẩn) nhóm A, B, Aureus (tụ cầu vàng), Candida albicans, Pseudomonas, trực khuẩn lỵ, thương hàn, lậu, giang mai… Một số ít trường hợp là do nhiễm nấm, virus,…
Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ viêm tiết niệu như:
– Sỏi thận, sỏi đường tiết niệu làm cản trở đường tiểu
– Kích thước và cấu tạo niệu đạo ở nữ giới: niệu đạo ngắn và nằm rất gần hậu môn
– Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh và khi mang thai
– Thói quen nhịn tiểu quá lâu, vệ sinh cá nhân kém
– Quan hệ tình dục không lành mạnh, lạm dụng màng tránh thai hoặc bao cao su có chất diệt tinh trùng
– Một số bệnh lý khác như: bệnh tiêu chảy mạn tính, bệnh viêm ruột, bệnh tiểu đường, bệnh suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS), bệnh phì đại tuyến tiền liệt, bệnh tiết niệu bẩm sinh, sẹo tiết niệu,…
– Tác dụng phụ do dùng thuốc tây kéo dài,…
Triệu chứng viêm đường tiết niệu/ nhiễm khuẩn tiết niệu điển hình
– Đau bụng, đau vùng xương chậu: đau âm ỉ dưới mạn sườn sau đó lan xuống bụng dưới và phía quanh xương mu (nữ giới) hoặc trực tràng (nam giới)
– Tiểu rắt: mót tiểu thôi thúc, đi tiểu liên tục dù trước đó vừa mới đi vệ sinh
– Tiểu buốt: cảm giác đau buốt, nóng rát khi đi tiểu. Đặc biệt nếu viêm niệu đạo, sẽ có cảm giác châm chích khi đi tiểu
– Màu sắc nước tiểu bất thường: nước tiểu có màu đậm, đục, có máu (hồng, đỏ) hoặc có váng
– Nước tiểu có mùi hôi khó chịu
Đối với viêm đường tiết niệu trên (viêm thận, viêm niệu quản), bạn có thể kèm theo các triệu chứng:
– Sốt cao trên 38 độ
– Run rẩy và ớn lạnh
– Buồn nôn và nôn
– Đau dữ dội lưng trên và hai bên sườn
Những triệu chứng viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu/ nhiễm khuẩn tiết niệu có nguy hiểm không?
Khi điều trị kịp thời, viêm đường tiết niệu hiếm khi gây biến chứng tiết niệu nhưng nếu chủ quan, bệnh có thể gây nên nhiều hậu quả xấu bao gồm:
– Nhiễm trùng thường xuyên tái phát, đặc biệt là ở phụ nữ, mỗi đợt viêm kéo dài trên 6 tháng hoặc bị viêm nhiều hơn 4 đợt/năm
– Tổn thương thận vĩnh viễn do viêm thận, bể thận
– Hẹp niệu đạo ở nam giới, xơ hóa niệu đạo
– Tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non, sinh con nhẹ cân
– Nhiễm khuẩn huyết đe dọa tính mạng – đây là biến chứng nguy hiểm nhất
Cách chẩn đoán chính xác viêm đường tiết niệu
Bệnh viêm đường tiết niệu (nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu) có thể được chẩn đoán khi thực hiện các xét nghiệm sau:
– Xét nghiệm nước tiểu: để xác định sự hiện diện của vi khuẩn, hồng cầu, bạch cầu, protein,…trong nước tiểu
– Xét nghiệm máu: đánh giá chỉ số máu, tốc độ máu lắng khi có nhiễm khuẩn
Nếu nghi ngờ có nhiễm khuẩn tại thận, hoặc sỏi đường tiết niệu, có thể tiến hành liệu pháp thăm dò chức năng thận, chụp X – quang, chụp CT,…
Viêm đường tiết niệu có lây nhiễm không?
Tùy từng tác nhân gây viêm và vị trí nhiễm khuẩn, khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác là khác nhau. Nếu là nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên (thận, niệu quản), rất ít khi lây nhiễm. Tuy nhiên, nếu quan hệ tình dục trong giai đoạn viêm sẽ làm tăng cao nguy cơ lây bệnh cho đối tác. Do đó, các chuyên gia thường khuyến cáo không nên sinh hoạt tình dục trong giai đoạn này, đặc biệt là viêm do các tác nhân truyền nhiễm như chlamydia, herpes, chlamydia, lậu, giang mai,…
Điều trị bệnh viêm đường tiết niệu/ nhiễm khuẩn tiết niệu
Thuốc kháng sinh chữa viêm tiết niệu
Với viêm đường tiết niệu do vi khuẩn, dùng thuốc kháng sinh là liệu pháp đầu tay. Tùy từng mức độ viêm, liệu trình sử dụng kháng sinh có thể khác nhau:
– Viêm đường tiết niệu mức độ nhẹ: dùng một số kháng sinh thông dụng như Cephalexin (Keflex), Nitrofurantoin (Macrobid, Macrodantin), Ceftriaxone, Doxycycline (Monodox, Vibramycin), Trimethoprim/sulfamethoxazole (Bactrim, Septra), Fosfomycin (Monurol),… Hiếm khi dùng các kháng sinh phổ rộng như fluoroquinolon. Thời gian dùng thuốc tối thiểu từ 3 – 5 ngày và tuyệt đối không tự ý bỏ dở liệu trình
– Viêm đường tiết niệu thường xuyên tái phát: ưu tiên dùng kháng sinh liều thấp trong khoảng 6 tháng và sử dụng sớm một liều kháng sinh sau khi quan hệ. Với phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh thường kết hợp với liệu pháp estrogen âm đạo
– Viêm đường tiết niệu mức độ nặng: nếu dùng kháng sinh đường uống không đáp ứng, bác sĩ thường chỉ định dùng kháng sinh phổ rộng theo đường tiêm truyền tĩnh mạch
Thuốc chống viêm, giảm đau
Các thuốc như pracetamol, ibuprofene, diclophenac,… giúp giảm bớt những đau đớn và khó chịu khi bị viêm tiết niệu.
Thuốc kháng nấm và kháng virus
Nếu bị viêm đường tiết niệu do nhiễm nấm, nhiễm virus, bác sĩ thường chỉ định một số nhóm thuốc đặc trị như thuốc kháng nấm (ketoconazol, clotrimazol,…), thuốc kháng virus (acyclovir).
Thảo dược chữa viêm đường tiết niệu
Các thuốc tây giúp giảm viêm nhanh chóng nhưng lại trở thành “con dao hai lưỡi” gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đó là bởi thói quen lạm dụng thuốc, dùng thuốc bỏ dở giữa chừng. Do đó, theo chuyên gia tiết niệu, kết hợp các giải pháp thảo dược chữa viêm giúp nâng cao hiệu quả điều trị, duy trì tác dụng bền vững. Tiêu biểu trong số đó là các thảo dược Râu ngô, Râu mèo, Hoàng bá,… được ví như khắc tinh với bệnh viêm đường tiết niệu.
Cộng hưởng tác dụng từ các thảo dược này sẽ giúp kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời giãn cơ trơn tiết niệu, cầm máu, giảm đau, chống viêm, cải thiện nhanh các triệu chứng tiểu tiểu đau, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu khi bị viêm. Ngoài ra, khi dùng cùng các thảo dược có tác dụng lợi tiểu như Kim tiền thảo, Xa tiền tử sẽ giúp tăng đào thải vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu.
Hiện nay, để chữa viêm đường tiết niệu bằng thảo dược an toàn và tiện dụng hơn, các nhà khoa học đã nghiên cứu bào chế thành công viên uống Stonebye với hàm lượng cân đối từ 7 thành phần: Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi vừa giúp cải thiện triệu chứng, ngừa viêm, vừa chặn đứng nguy cơ biến chứng viêm tiết niệu.
Stonebye – Viên uống dành cho người bị sỏi tiết niệu và viêm đường tiết niệu
Bạn có thể quan tâm: Stonebye – Giải pháp thảo dược cho người bị sỏi và viêm tiệt niệu
Những lời khuyên hữu ích với bệnh viêm đường tiết niệu
Một chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ là chìa khóa để kiểm soát tốt chứng bệnh viêm đường tiết niệu:
– Tăng cường các thực phẩm chứa lợi khuẩn tốt cho chức năng tiêu hóa và tiết niệu như sữa chua, phô mai, nấm sữa,…
– Ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu, tăng sức đề kháng cho cơ thể
– Uống nhiều nước (tối thiểu 2 – 2,5 lít nước/ngày), lượng nước lọc chiếm trên 50%, còn lại có thể bổ sung từ nước ép hoa quả, nước canh,…
– Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ chiên rán hoặc chứa nhiều muối, nhiều đường
– Tránh các chất kích thích như thuốc lá, trà đặc, cà phê, rượu bia,…
– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, sau khi đi vệ sinh nên lau theo chiều từ trước ra sau
– Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng đúng biện pháp tránh thai. Vệ sinh bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ tình dục
– Ưu tiên tắm bằng vòi hoa sen thay vì tắm bồn, tránh sử dụng các dung dịch vệ sinh dễ gây kích ứng vùng kín
– Không nên mặc đồ quá bó sát, nên mặc các đồ lót thoáng khí, chất liệu tự nhiên
– Tập thể thao tối thiểu 15 phút mỗi ngày để tăng cường sức khỏe
Viêm đường tiết niệu (nhiễm khuẩn tiết niệu) có thể chữa khỏi nhưng rất dễ tái phát. Chính vì vậy, để sớm thoát khỏi những phiền muộn do viêm đường tiết niệu, cần điều trị triệt để và chủ động phòng ngừa ngay từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Ngày đăng: 18/10/2019
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/urinary-tract-infection/symptoms-causes/syc-20353447
https://www.webmd.com/women/guide/your-guide-urinary-tract-infections