Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không? – Xem để phòng tránh

Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không? – Xem để phòng tránh

Tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu là dấu hiệu nhận biết rất điển hình của viêm đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiểu). Thực tế rất nhiều người chỉ đi tìm thuốc trị khi mà triệu chứng xuất hiện quá rầm rộ và cảm giác khó chịu, bất tiện lên đến đỉnh điểm, tuy nhiên,“viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không” thì không phải ai cũng hiểu rõ. Và nội dung trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn sáng tỏ hơn về vấn đề này.

Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không? Cảnh giác với những biến chứng này

Theo PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn (Nguyên Phó Giám đốc, Nguyên chủ nhiệm khoa Tim, Thận, Khớp và Nội tiết, Bệnh viện Quân y 103), bệnh viêm đường tiết niệu ở giai đoạn cấp tính hoàn toàn có thể chữa khỏi và ít để lại hậu quả xấu. Tuy nhiên, nếu không điều trị dứt điểm khiến viêm tái phát nhiều lần, vi khuẩn lây lan đến nhiều vị trí trong đường tiết niệu kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm:

Viêm thận, tổn thương thận, suy thận

Đây thường là hệ quả do viêm ngược dòng từ niệu đạo, bàng quang gây sưng viêm và phù nề các kẽ thận, bể thận, làm ảnh hưởng đến chức năng lọc của cầu thận. Các độc tố và chất thải làm tổn thương các tế bào thận, lâu dần dẫn đến suy thận. Nếu suy thận nặng cần phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận, đó là một gánh nặng lớn cả về sức khỏe và kinh tế đối với người bệnh.

Hẹp niệu đạo do viêm

Niệu đạo là vị trí dễ bị viêm nhất trong hệ thống tiết niệu. Niệu đạo có đường kính rất nhỏ nên những ổ viêm lâu ngày sẽ để lại sẹo khiến ống niệu đạo bị thu hẹp, cản trở dòng chảy của nước tiểu gây đau buốt, bí tiểu, thậm chí bí tiểu hoàn toàn. Nhiều trường hợp cần phải thực hiện tiểu phẫu với những vết sẹo này.

Nhiễm khuẩn huyết

Đây là một biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị triệt để tình trạng viêm. Vi khuẩn từ đường tiết niệu có thể đi vào máu gây nhiễm trùng toàn thân với các biểu hiện rầm rộ như sốt cao, ớn lạnh, tăng nhịp tim bất thường,… Nếu không cấp cứu kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng.

Biến chứng nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm do viêm tiết niệu

Biến chứng thai kỳ nghiêm trọng

Phụ nữ có thai là một đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường tiểu, gây ra nhiều hệ lụy xấu đến thai nhi nếu không điều trị đúng cách. Viêm tiết niệu khi mang thai có thể dẫn đến nhiễm khuẩn nước ối, nhiễm trùng bào thai làm tăng nguy cơ sảy thai, dọa sinh non hoặc nguy cơ sinh con thiếu cân, thiếu tháng. Chính vì vậy, lời khuyên với phụ nữ trong thai kỳ là cần vệ sinh đúng cách, thăm khám sớm khi thấy những dấu hiệu bất thường trong nước tiểu để điều trị sớm tình trạng viêm.

Viêm tuyến tiền liệt ở nam giới (Phì đại tuyến tiền liệt)

Ở nam giới, tuyến tiền liệt bọc quanh niệu đạo sau nên nếu bị viêm niệu đạo thì nguy cơ bị sưng viêm và phù nề xung quanh tuyến tiền liệt sẽ rất cao. Lúc này, cổ bàng quang bị bóp chặt khiến nước tiểu bị ứ đọng trong túi chứa và làm tình trạng viêm càng thêm nghiêm trọng. Viêm tuyến tiền liệt có thể gây nên một số biến chứng như viêm túi tinh mạn tính, viêm bao tinh hoàn, thậm chí liệt dương hoặc nhiễm khuẩn huyết.

Viêm các bộ phận khác trong cơ thể

Do tác động của nhiều yếu tố, vi khuẩn có thể di chuyển từ đường tiết niệu và gây viêm ở các cơ quan lân cận như viêm tinh hoàn, viêm ống dẫn tinh và để lại những hậu quả xấu đến sức khỏe.

Suy giảm chất lượng tình dục

Viêm đường tiết niệu, viêm niệu đạo gây cảm giác rất khó chịu khi quan hệ, đặc biệt các “đấng mày râu” sẽ cảm thấy đau khi cương dương hoặc xuất tinh, đôi khi có lẫn máu trong tinh dịch. Bệnh viêm tiết niệu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tâm lý, giảm ham muốn khi quan hệ ở cả nam giới và nữ giới. Đây có thể là khó khăn rất lớn với những cặp vợ chồng đang có dự định sinh con vì giảm cả tần suất và chất lượng sinh hoạt tình dục.

Suy giảm chất lượng tình dục do viêm tiết niệu

 

Viêm đường tiết niệu có thể gây ra vô vàn biến chứng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày của bạn. Bởi vậy, nếu còn băn khoăn về cách chữa viêm tiết niệu, hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0988.024.366 để được tư vấn trực tiếp.

Bị viêm đường tiết niệu phải làm sao để tránh biến chứng?

Chẩn đoán bệnh viêm đường tiết niệu không hề khó nhưng phải chữa sao cho khỏi tận gốc, không tái phát về sau thì không phải đơn giản. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thường được áp dụng hiện nay:

Chữa viêm tiết niệu bằng thuốc tây

Các thuốc kháng sinh được ví như liệu pháp đầu tay trong điều trị viêm tiết niệu để ngăn sự bùng phát của vi khuẩn, giảm nhanh những khó chịu, đau bụng, tiểu buốt, tiểu rắt do viêm. Ngoài ra, nếu căn nguyên là do virus, vi nấm, bác sĩ thường chỉ định thêm một số loại thuốc như thuốc kháng virus, thuốc kháng nấm.

Tuy nhiên, lo ngại lớn nhất khi dùng các thuốc này là một số nguy cơ tác dụng phụ như hoa mắt, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, táo bón,… Do đó, cần dùng thuốc đúng liều lượng và chỉ định, không nên tự ngưng thuốc dù cho các triệu chứng đã thuyên giảm tốt sau vài ngày. Định kỳ đi tái khám và theo dõi các phản ứng phụ để có hướng xử trí kịp thời.

Giải pháp thảo dược giúp đẩy lùi bệnh viêm đường tiết niệu

Xu hướng hiện nay trong điều trị viêm tiết niệu là kết hợp sử dụng các “kháng sinh tự nhiên” chiết xuất từ thảo dược để làm tăng hiệu quả chống viêm và giảm nguy cơ tác dụng phụ. Trong số đó, cỏ Nhọ nồi, Hoàng bá, Râu ngô, Kim tiền thảo,… là những vị thuốc nam điển hình trong điều trị các bệnh viêm tiết niệu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo nhờ tác động toàn diện lên bệnh. Những thảo dược này vừa giúp lợi tiểu, tăng khả năng rửa trôi và đào thải vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu, vừa có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ, nhờ đó giảm nhanh các biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu,…

Tuy nhiên, nếu chỉ đun sắc nước uống hàng thì vừa mất nhiều công sức, khó bảo quản lại vừa khó căn chỉnh đúng liều lượng và lẫn nhiều tạp chất. Đây cũng là lí do các nhà khoa học ở Việt Nam đã nghiên cứu và bào chế nên viên uống thảo dược Stonebye có chứa 7 thành phần thảo dược gồm: Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi hỗ trợ điều trị viêm tiết niệu hiệu quả. Stonebye mang lại những lợi ích vượt trội, giúp nhanh đẩy lùi các bệnh lý này:

Stonebye – Viên uống chuyên biệt cho người bị viêm tiết niệu

Chế độ sinh hoạt khoa học để sớm tạm biệt viêm tiết niệu

Bên cạnh việc điều trị viêm đúng cách, những hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn kiểm soát tốt tình trạng bệnh lý này:

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày (tương đương 8 – 12 cốc/ngày), có thể bổ sung từ nước ép trái cây, nước canh,…
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất
  • Bổ sung lợi khuẩn từ sữa chua, phô mai, các loại nấm sữa,…
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, chú ý lau theo chiều từ trước ra sau mỗi lần đi vệ sinh
  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng đúng các biện pháp bảo vệ, cả hai người đều cần vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí, tránh mặc đồ quá bó sát
  • Tập thể dục hàng ngày để tăng cường sức khỏe
  • Chủ động thăm khám khi có bất thường trong nước tiểu và định kỳ 3 – 6 tháng/lần

Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không phụ thuộc rất nhiều vào ý thức phòng ngừa và điều trị của mỗi cá nhân. Hãy luôn cảnh giác với những thay đổi dù là nhỏ nhất của cơ thể để phát hiện và điều trị những bệnh lý liên quan.

Bạn có thể quan tâm:

Viêm đường tiết niệu và tổng hợp thông tin cần hiểu rõ

Tác giả: Ds. An Chu

 

 

Ngày đăng: 14/11/2019


Nguồn tham khảo

http://www.thehealthsite.com/diseases-conditions/5-complications-of-urinary-tract-infection-you-should-know/

https://www.webmd.com/women/uti-risks#1

 

Bài viết liên quan

Viêm tiết niệu

Viêm bàng quang điều trị bao lâu? – Cách chữa trị dứt điểm nhanh chóng

Viêm bàng quang điều trị bao lâu thì khỏi? Nếu bạn đang có thắc mắc này và cũng chưa tìm ra cách trị viêm bàng…

Thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệu: Thông tin A – Z!

Viêm tiết niệu

Thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệu: Thông tin A – Z!

Thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệu có tác dụng nhanh, dễ gây nóng và chẳng thế nào chữa dứt điểm. Vậy nên hiểu…

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?

Viêm tiết niệu

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?

Viêm đường tiết niệu gây tiểu buốt, tiểu rắt là nỗi ám ảnh với rất nhiều người khiến họ băn khoăn liệu bị viêm đường…

Viết bình luận

loading
XCBS STB

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày