Trong hầu hết các trường hợp, thuốc sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp cải thiện triệu chứng mệt mỏi, kiệt sức cho người bệnh suy nhược cơ thể. Vậy hiện nay thuốc trị suy nhược cơ thể gồm những loại nào? Cách sử dụng ra sao để có hiệu quả tốt và tránh tác dụng phụ? Vấn đề này sẽ được tháo gỡ ngay sau đây.
Tóm tắt bài viết
Thuốc trị suy nhược cơ thể theo tây y
Đến nay vẫn không có thuốc đặc hiệu để điều trị suy nhược cơ thể, tùy vào tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc khác nhau, nhằm mục đích cải thiện triệu chứng mệt mỏi, đau, mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt… cho người bệnh.
Thuốc giảm đau chống viêm
Như paracetamol, aspirin, naproxen, ibuprofen… nếu người bệnh bị đau cơ, đau xương khớp, đau đầu, sốt hoặc để giảm phản ứng viêm vì một số trường hợp suy nhược cơ thể là do viêm mạn tính gây ra.
Lưu ý, chỉ sử dụng thuốc giảm đau khi không thể chịu được các cơn đau, không nên lạm dụng vì có thể gặp những tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, tăng nguy cơ chảy máu, xuất huyết tiêu hóa,…
Thuốc an thần gây ngủ
Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc là vấn đề phổ biến khi bị suy nhược cơ thể, nếu không thể cải thiện được bằng cách thay đổi lối sống, bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc an thần để giúp người bệnh ngủ ngon hơn.
Tuy nhiên, không nên sử dụng thuốc an thần dài ngày vì nguy cơ tác dụng phụ cao như lờ đờ, không tỉnh táo, buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt, giảm trí nhớ…
Thuốc chống trầm cảm
Khoảng 1/2 số người bệnh suy nhược cơ thể có biểu hiện rối loạn lo âu, trầm cảm, bởi vậy việc sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm như fluoxetine, imipramine, amitriptyline… là cần thiết để giúp họ cải thiện tinh thần, giảm cảm giác bất an, chán nản và ngủ ngon hơn.
Thuốc tây trị suy nhược cơ thể giúp giảm triệu chứng là chính
Thuốc cung cấp dinh dưỡng và năng lượng
Bổ sung một số loại vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa (alpha lipoic acid, vitamin C, vitamin E), omega – 3, L – Carnitine… để bù đắp lại lượng dinh dưỡng bị thiếu hụt, giảm tình trạng viêm và tăng mức năng lượng cho cơ thể, cải thiện triệu chứng mệt mỏi.
Ngoài ra, nếu nguyên nhân gây suy nhược cơ thể là do nhiễm trùng, suy giảm miễn dịch có thể sử dụng thêm thuốc điều hòa miễn dịch, kháng sinh, kháng virus hoặc thuốc giảm chóng mặt, hoa mắt khi xuất hiện các triệu chứng này.
Thuốc đông y trị suy nhược cơ thể
Những thảo dược có tác dụng bổ máu, cải thiện tuần hoàn máu, hỗ trợ tiêu hóa, tăng sức đề kháng của cơ thể…. chẳng hạn như Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân sẽ là lựa chọn hoàn hảo dành cho người bệnh suy nhược cơ thể.
Theo nghiên cứu tại Đại học Y Hàng Châu, Trung Quốc, Đương quy có khả năng kích thích tủy xương tạo máu, cải thiện số lượng, chất lượng máu trong cơ thể và tăng lưu thông máu đến nuôi dưỡng các cơ quan. Mặt khác, thảo dược này có đặc tính tương tự estrogen, giúp điều hòa nồng độ hormon này trong máu nên đặc biệt tốt cho chị em phụ nữ.
Khi kết hợp cùng Xuyên tiêu, Ích trí nhân với tác dụng hoạt huyết, làm ấm cơ thể, kích thích hoạt động tiêu hóa, tăng hấp thu dinh dưỡng sẽ tạo nên giải pháp giúp nâng cao thể trạng, cải thiện mức năng lượng của cơ thể, giảm triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, chán ăn,…
Bởi vậy, người bệnh nên sử dụng các bài thuốc đông y có chứa cả 3 thảo dược này để trị suy nhược cơ thể hiệu quả. Còn nếu không muốn mất nhiều thời gian để đun sắc thuốc uống hàng ngày, thì việc sử dụng viên uống Hồng mạch khang có thể là một lựa chọn tối ưu giúp cải thiện sức khỏe nhanh chóng chỉ sau một vài tháng. Đó cũng là kinh nghiệm của rất nhiều người, điển hình là chia sẻ của NSNS Đàm Liên – nghệ sĩ tuồng nổi tiếng nhất Việt Nam trong đoạn băng dưới đây:
NSND Đàm Liên chia sẻ kinh nghiệm trị huyết áp thấp, suy nhược cơ thể
Hồng Mạch Khang – Viên uống thảo dược cho người bị suy nhược cơ thể
Điều trị suy nhược cơ thể không thể thiếu 3 phương pháp này
Suy nhược cơ thể nên ăn gì, kiêng gì?
Bên cạnh sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ hay thuốc tây, bạn đừng quên điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện hằng ngày điều độ hơn để điều trị suy nhược cơ thể có kết quả tốt nhất.
Ngày đăng: 04/03/2020 | Cập nhật cuối: 20/05/2020
https://www.uptodate.com/contents/treatment-of-myalgic-encephalomyelitis-chronic-fatigue-syndrome#H7449220
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5301046/