Triệu chứng rối loạn tic: Nhận biết sớm – Tránh rủi ro!

Triệu chứng rối loạn tic: Nhận biết sớm – Tránh rủi ro!

Tic là một rối loạn vận động hoặc phát âm không chủ đích, xảy ra bất ngờ, nhanh chóng nhưng lặp lại nhiều lần. Tình trạng này thường bắt đầu từ thời thơ ấu và có thể theo trẻ đến tuổi trưởng thành gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ. Bởi vậy, việc nhận biết sớm biểu hiện tic và lựa chọn đúng phương pháp điều trị có ý nghĩa quan trọng giúp trẻ sớm thoát khỏi chứng bệnh này.

Dấu hiệu nhận biết chứng rối loạn tic ở trẻ

Tùy từng dạng tic, mức độ nặng nhẹ mà triệu chứng ở mỗi trẻ sẽ khác nhau đôi chút. Cụ thể như sau:

Rối loạn tic vận động: (Chiếm khoảng 80%)

– Tic vận động đơn giản: Chủ yếu liên quan đến các nhóm cơ mặt, cơ cổ với biểu hiện giật mắt, chớp mắt, nhăn mặt, nhún vai, chun mũi, lắc đầu, giật cơ hàm, giật cơ cổ,…

– Tic vận động phức tạp: Là sự kết hợp của nhiều biểu hiện tic đơn giản, liên quan đến nhiều nhóm cơ bắp khác nhau, được thực hiện theo cùng một thứ tự như cắn môi, cắn lưỡi, vươn ra chạm vào cái gì đó nhiều lần, đá chân liên tục hoặc bắt chước hành động của người khác.

Trẻ rối loạn tic vận động đơn giản thường có biểu hiện chun mũi, giật mắt,…

Rối loạn tic âm thanh: (Chỉ chiếm khoảng 20%)

Tic âm thanh đơn giản: Trẻ phát ra những âm thanh bất thường như tiếng ho hắng, e hèm trong cổ họng, tiếng hét, kêu ré lên, lẩm nhẩm trong miệng hoặc tiếng khịt mũi.

– Tic âm thanh phức tạp: Trẻ lặp lại các từ, cụm từ vô nghĩa của chính mình hoặc nhại lời người khác, thậm chỉ là nói tục, chửi bậy,…

Thực tế, rất nhiều trẻ có sự chuyển đổi giữa tic vận động và tic âm thanh hoặc mắc kèm cả hai dạng tic, được gọi là hội chứng Tourette. Biểu hiện tic có thể trở nên trầm trọng hơn khi trẻ lo lắng hoặc hưng phấn quá mức. Trẻ có thể tự kiểm soát biểu hiện tic, nhưng điều này đòi hỏi sự nỗ lực rất nhiều và thường khiến trẻ cảm thấy khó chịu, căng thẳng hơn.

Làm thế nào để giảm các triệu chứng rối loạn tic ở trẻ?

Liệu pháp “đảo ngược” hành vi

Đây là lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong điều trị rối loạn tic bởi tính an toàn và hiệu quả cải thiện có thể lên tới 70 – 100%. Các chuyên gia sẽ yêu cầu trẻ đứng trước gương và thực hiện một hành động trái ngược để thay thế cho một tic, 1 – 2 lần/ngày, kiên trì ít nhất 1 năm. Ví dụ: trẻ có thể được yêu cầu cười khi có tic là nháy mắt hoặc hát một câu hát khi có biểu hiện tic là ho hắng giọng.

Ngoài ra, cha mẹ có thể kết hợp với các kỹ thuật thư giãn, hít sâu thở chậm,… nhằm giúp trẻ giảm bớt sự căng thẳng, lo lắng, nhờ đó ngăn chặn biểu hiện tic xuất hiện.

“Đảo ngược” hành vi là liệu pháp ưu tiên trong điều trị rối loạn tic

Nếu bạn vẫn còn đang gặp khó khăn trong việc điều trị rối loạn tic cho con, đặc biệt là khi chưa tìm ra được giải pháp phù hợp nhất, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số 0988.024.366 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Sử dụng cốm thảo dược Egaruta

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguyên nhân gây chứng rối loạn tic là do sự mất cân bằng nồng độ Dopamin trong não bộ, khiến trẻ có những biểu hiện bất thường như nháy mắt, chun mũi, nhún vai, tặc lưỡi, ho hắng giọng,… Trong khi đó, một số hoạt chất chiết xuất từ thảo dược Câu đằng, An tức hương đã được chứng minh có khả năng gián tiếp làm giảm và cân bằng nồng độ Dopamin, giúp cải thiện hiệu quả biểu hiện tic vận động, tic âm thanh ở trẻ.

Hiện nay, các thảo dược này đã được nghiên cứu kết hợp cùng ba dưỡng chất bổ não GABA, Taurine, Magie ứng dụng trong sản phẩm cốm Egaruta. Đây được xem là một lựa chọn tối ưu, toàn diện với trẻ rối loạn tic, bởi không chỉ giúp trẻ giảm bớt các biểu hiện nháy mắt, chun mũi, tặc lưỡi,… cốm Egaruta còn giúp trẻ kiểm soát cảm xúc, tăng cường tư duy, trí nhớ rất tốt. Thực tế, đã có rất nhiều trẻ rối loạn tic cải thiện hiệu quả nhờ kiên trì dùng cốm Egaruta. Cùng lắng nghe chia sẻ của phụ huynh các bé tại video sau:

Chia sẻ bí kíp trị rối loạn tic cho con hiệu quả

Có thể bạn quan tâm:

Cốm Egaruta – Giải pháp thảo dược giúp cải thiện chứng rối loạn tic hiệu quả

Thuốc hóa dược

Với những trường hợp nặng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc tây nhằm giúp trẻ mau chóng kiểm soát biểu hiện tic bao gồm: thuốc giảm đau, thuốc chống loạn thần, thuốc an thần,…. Lúc này, phụ huynh có thể dùng thuốc kết hợp cùng cốm Egaruta cho con để nâng cao hiệu quả điều trị, hạn chế việc tăng liều thuốc tây gây tác dụng phụ cho trẻ. Cha mẹ nên để ý đến một số dấu hiệu bất thường như rối loạn tiêu hóa, dị ứng, giảm thị lực, tăng cân, táo bón, khô miệng, buồn ngủ,… đó có thể là phản ứng phụ khi dùng thuốc, do vậy cần thông báo cho bác sĩ để điều chỉnh liều phù hợp.

Bên cạnh việc tích cực điều trị theo chỉ định của bác sĩ, phụ huynh cũng nên hạn chế căng thẳng về tâm lý cho trẻ. Đồng thời đưa con đi khám ngay khi có các biểu hiện rối loạn tic kéo dài. Bởi đa phần những trường hợp trẻ bị rối loạn tic đều có tiên lượng tốt nếu lựa chọn đúng phương pháp và điều trị kịp thời.

DS:Cao Thủy

Ngày đăng: 30/12/2019 | Cập nhật cuối: 20/05/2020


Nguồn tham khảo

https://www.mentalhelp.net/articles/symptoms-transient-tic-disorder/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tourette-syndrome/symptoms-causes/syc-20350465

https://www.msdmanuals.com/professional/pediatrics/neurologic-disorders-in-children/tic-disorders-and-tourette-syndrome-in-children-and-adolescents

https://www.medicalnewstoday.com/articles/317950.php#Treatment-and-coping

 

Bài viết liên quan

Nháy mắt liên tục ở trẻ có phải là rối loạn tic?

Rối loạn TIC

Nháy mắt liên tục ở trẻ có phải là rối loạn tic?

Nháy mắt, chớp mắt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm giảm căng thẳng ở mắt, tránh khô mắt và loại bỏ…

Rối loạn tic ở người lớn: Mọi thông tin từ A – Z!

Rối loạn TIC

Rối loạn tic ở người lớn: Mọi thông tin từ A – Z!

Chắc hẳn khi gặp một người lớn mà hay nháy mắt, hắng giọng, tặc lưỡi, thậm chí là nói tục, chửi bậy,… bạn sẽ nghĩ…

Rối loạn tic âm thanh: Nhận biết sớm để trị hiệu quả!

Rối loạn TIC

Rối loạn tic âm thanh: Nhận biết sớm để trị hiệu quả!

Khi con bạn thường hay ho hắng giọng, khụt khịt mũi, tặc lưỡi, thậm chí nói những câu từ vô nghĩa, nhại lời người khác,…

Viết bình luận

loading
Rối loạn TIC

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày