Nhiều phụ huynh khi thấy con có biểu hiện nháy mắt, chun mũi, nhún vai,… thì hay trách mắng con vì cho rằng đó là tật xấu. Nhưng có một điều mà cha mẹ không hề biết rằng, tất cả các biểu hiện ấy đều là do một dạng bệnh liên quan đến rối loạn hoạt động hệ thần kinh, có tên là tic vận động.
Tóm tắt bài viết
Bệnh tic vận động là gì?
Bệnh tic vận động là một rối loạn liên quan đến các chuyển động ngắn, đột ngột, không kiểm soát và lặp đi lặp lại nhiều lần như nháy mắt, chun mũi, nhún vai, lắc đầu, giật cơ cổ,…
Rối loạn này thường khởi phát trước 18 tuổi, rất ít khi bắt đầu ở tuổi trưởng thành và phải mất tới 4 – 6 năm để điều trị khỏi hoàn toàn. Việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời giúp giảm những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh tới tâm lý, việc học tập và cuộc sống trong tương lai của trẻ.
Tic vận động ở trẻ em là rối loạn liên quan đến những hành vi không kiểm soát
Nguyên nhân gây ra bệnh tic vận động ở trẻ em
Hiện nay chưa có bằng chứng nghiên cứu rõ ràng về nguyên nhân gây bệnh tic vận động ở trẻ em. Tuy nhiên, bệnh lý này có thể liên quan đến một số yếu tố nguy cơ sau:
– Di truyền: Gia đình có người bị rối loạn tic, trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc chứng bệnh này.
– Mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh kiểm soát hành vi, cảm xúc của trẻ như Dopamin, Serotonin,…
– Bất thường trong cấu trúc não bộ hoặc rối loạn hoạt động của hạch cơ sở – nhóm tế bào chuyên biệt nằm sâu trong não bộ gây phá vỡ quy trình lan truyền thông tin, dẫn đến những rối loạn vận động.
– Tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại,…
– Lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi quá mức hoặc thiếu ngủ, mất ngủ liên tục.
– Mắc một số bệnh lý khác như nhiễm khuẩn liên cầu, tăng động giảm chú ý, trầm cảm, tự kỷ,…
Dấu hiệu nhận biết bệnh tic vận động ở trẻ em
Tùy vào mức độ bệnh mà trẻ sẽ có các biểu hiện khác nhau, cụ thể như sau:
Tic vận động đơn giản
Là những chuyển động đột ngột liên quan đến một nhóm cơ trên khuôn mặt, cổ, tay như:
– Nháy mắt, liếc mắt, trợn mắt, cau mày
– Nghiến răng, nhăn mặt, nhếch mép, cắn môi, lè lưỡi
– Chun mũi, nhún vai.
– Lắc đầu, giật cơ hàm, giật cơ cổ.
Lắc đầu, giật cơ cổ là biểu hiện của bệnh tic vận động ở trẻ em
Tic vận động phức tạp
Là những hành động kéo dài, lặp lại nhiều lần và được thực hiện theo cùng một thứ tự liên quan đến nhiều nhóm cơ, chẳng hạn như:
– Vỗ vào người giống như vỗ cánh, lắc đầu, nhảy lên xuống, vươn ra chạm vào cái gì đó nhiều lần, đá chân vào mình hoặc người khác,… Nhiều trường hợp còn có những hành vi khiêu dâm.
– Lặp lại động tác của bản thân hoặc bắt chước hành động của người khác.
Những biểu hiện tic của trẻ có thể trở nên tồi tệ hơn nếu trẻ bị căng thẳng, mệt mỏi, thiếu ngủ, hưng phấn quá mức.
Cách chẩn đoán bệnh tic vận động ở trẻ em
Cho đến nay vẫn chưa có một xét nghiệm đặc hiệu nào để chẩn đoán bệnh tic vận động ở trẻ em. Nhưng căn cứ vào các tiêu chí sau, bác sĩ vẫn có thể đưa ra nhận định chính xác tình trạng của trẻ dựa trên các biểu hiện tic:
– Xuất hiện trên 1 năm liền.
– Lặp lại liên tục, không có sự ngắt quãng, kéo dài trên 3 tháng.
– Biểu hiện đầu tiên xuất hiện trước 18 tuổi.
Các phương pháp điều trị bệnh tic vận động ở trẻ em
Trị liệu hành vi
Trị liệu hành vi là phương pháp ưu tiên hàng đầu trong điều trị bệnh tic vận động ở trẻ em. Trong đó, liệu pháp “đảo ngược” thói quen được nhiều chuyên gia áp dụng và mang lại hiệu quả cao, có thể lên tới 64 – 100%.
Các chuyên gia sẽ yêu cầu trẻ thực hiện một hành động trái ngược để thay thế cho biểu hiện tic vận động. Ví dụ như: Cười thay cho biểu hiện tic là nhếch mép. Việc làm này cần thực hiện liên tục trong ít nhất 1 năm, mỗi ngày luyện tập 20 – 30 phút, 1 – 2 lần/ngày.
Đảo ngược thói quen giúp trẻ kiểm soát biểu hiện tic tốt hơn
Thuốc tây
Việc lựa chọn thuốc điều trị bệnh tic vận động ở trẻ em sẽ phụ thuộc vào triệu chứng, mức độ bệnh cũng như các rối loạn thần kinh mắc kèm. Một số nhóm thuốc thường được sử dụng bao gồm: thuốc chống loạn thần, thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc chèn beta,… nhằm giúp trẻ mau chóng kiểm soát triệu chứng bệnh.
Tuy nhiên, thuốc tây cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ như rối loạn tiêu hóa, dị ứng, ngứa, phát ban, rối loạn cảm xúc, rối loạn giấc ngủ,… Do vậy các bậc phụ huynh nên tuân thủ cho trẻ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều, thay đổi thuốc.
Thảo dược tự nhiên
An toàn và hiệu quả là những mục tiêu hàng đầu trong điều trị bệnh tic vận động ở trẻ em. Do vậy, ngoài dùng thuốc tây thì thảo dược tự nhiên cũng là giải pháp được nhiều chuyên gia đánh giá cao, trong đó nổi bật là Câu đằng, An tức hương. Hai thảo dược này không chỉ có tác dụng trấn an tâm thần mà còn gián tiếp làm giảm nồng độ Dopamin trong não bộ, giúp trẻ kiểm soát hành vi, cảm xúc, giảm lo lắng, căng thẳng quá mức. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh có thể tham khảo để cho con sử dụng. Và một trong số những lựa chọn hàng đầu dành cho trẻ bị rối loạn tic hiện nay, chính là cốm Egaruta.
Ngoài Câu đằng, An tức hương, sản phẩm còn bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết khác cho não bộ như GABA, Taurine, Magie, giúp giảm bớt biểu hiện nháy mắt, chun mũi, nhún vai, giật cơ cổ,… hỗ trợ cải thiện khả năng ghi nhớ, tập trung cho trẻ tốt hơn. Ngay từ khi ra đời, cốm Egaruta đã được đông đảo phụ huynh đón nhận và giúp hàng ngàn trẻ rối loạn tic thoát khỏi chứng bệnh này. Cùng lắng nghe chia sẻ của phụ huynh các bé tại đây:
Chia sẻ kinh nghiệm trị bệnh tic vận động ở trẻ em hiệu quả
Rối loạn tic nguy hiểm như thế nào?
Các thiết bị điện tử ảnh hưởng đến trẻ rối loạn tic như thế nào?
Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học không chỉ giúp trẻ tăng cường sức khỏe mà còn góp phần cải thiện hành vi, giảm bớt biểu hiện tic hiệu quả. Bởi vậy, các bậc phụ huynh nên:
– Tăng cường thực phẩm giàu vitamin B6 và khoáng chất Magie như cá hồi, thịt gà, gan động vật, rau chân vịt, cải xoăn, các loại đậu (đậu lăng, đậu đen,…), các loại hạt (hạnh nhân, hạt lanh,…),…
– Chú trọng bổ sung axit béo Omega 3 có trong các loại cá (cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi,…), các loại hạt (hạt óc chó, hạt điều,…), dầu oliu, dầu hạt lanh,…
– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, chất phụ gia, chất bảo quản như bánh kẹo ngọt, xúc xích, pizza, lạp xưởng, nước ngọt có ga, nước tăng lực, đồ ăn đóng hộp,…
– Cắt giảm thời gian trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử như ti vi, máy tính, điện thoại,…
– Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức.
– Khuyến khích trẻ thường xuyên tập luyện thể thao nhằm nâng cao sức khỏe và cải thiện tinh thần.
Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng bệnh tic vận động ở trẻ em có thể trở tiến triển trầm trọng hơn và gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng học tập, công việc tương lai của trẻ. Bởi vậy, chỉ khi hiểu rõ về chứng bệnh này các bậc phụ huynh mới có thể đưa ra những nhận định đúng đắn và sớm lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp.
Ngày đăng: 02/06/2020 | Cập nhật cuối: 08/06/2020
https://www.healthline.com/health/chronic-motor-tic-disorder
ttps://medlineplus.gov/ency/article/000745.htm