“Bật mí” nguyên nhân gây rối loạn tic ở trẻ: Cha mẹ chớ nên chủ quan!

“Bật mí” nguyên nhân gây rối loạn tic ở trẻ: Cha mẹ chớ nên chủ quan!

Mặc dù, cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào xác minh rõ ràng nguyên nhân gây nên chứng rối loạn tic. Nhưng theo các chuyên gia, một số yếu tố nguy cơ được “tiết lộ” trong bài viết dưới đây có thể là căn nguyên gây khởi phát hoặc làm trầm trọng thêm các biểu hiện tic ở trẻ.

Căn nguyên gây chứng rối loạn tic ở trẻ là gì?

Yếu tố di truyền trong gia đình

Hiện nay, các nhà khoa học chưa thể xác định được chính xác loại gen nào gây chứng rối loạn tic. Nhưng nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì nguy cơ trẻ bị hội chứng tic sẽ cao hơn những trẻ khác. Ngoài ra, với những trẻ sinh đôi, nếu một trong hai trẻ bị tic thì đứa trẻ còn lại cũng sẽ có biểu hiện tương tự.

Rối loạn tic có tính di truyền, đặc biệt thể hiện rõ ở những cặp sinh đôi

Mất cân bằng chất dẫn truyền Dopamin

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đa phần trẻ rối loạn tic đều có sự dư thừa Dopamin trong não bộ, đây là một chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến hành vi, cảm xúc của trẻ. Bởi vậy, khi nồng độ Dopamin tăng quá mức sẽ khiến trẻ có những biểu hiện bất thường như nháy mắt, chun mũi, nhún vai, ho hắng giọng, tặc lưỡi,…

Rối loạn hoạt động của hạch cơ sở trong não bộ

Hạch cơ sở là nhóm các tế bào chuyên biệt (hạt nhân, hạch nền,…) nằm sâu trong não bộ, giúp kiểm soát các cử động của cơ thể. Với trẻ rối loạn tic, hoạt động của các hạch cơ sở này bị xáo trộn gây phá vỡ quy trình lan truyền thông tin dẫn đến những rối loạn vận động. Trẻ sẽ cảm thấy căng thẳng, khó chịu và đột nhiên ở các nhóm cơ như bị thôi thúc phải thực hiện các hành vi lặp đi lặp lại, không thể kiểm soát được.

Tiếp xúc nhiều với các trò chơi điện tử

Các trò chơi điện tử khiến đôi mắt của trẻ phải hoạt động liên tục, gây mỏi mắt, rối loạn hoạt động của cơ mắt và dẫn đến các biểu hiện giật mắt liên tục, một các vô thức. Không chỉ vậy, khi chơi các trò chơi này, não bộ trẻ sẽ giải phóng chất dẫn truyền thần kinh Dopamin và đây chính là nguyên nhân trực tiếp gây biểu hiện tic ở trẻ.

Trẻ chơi nhiều trò chơi điện tử có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tic

Một số yếu tố nguy cơ

Một số trường hợp có thể gây khởi phát chứng rối loạn tic hoặc khiến biểu hiện tic ở trẻ thêm trầm trọng, cha mẹ cần lưu tâm:

– Lo lắng, căng thẳng quá mức.

– Áp lực học hành, thi cử.

– Mệt mỏi, thiếu ngủ hoặc mất ngủ liên tục.

– Phấn khích, hưng phấn, hiếu động thái quá.

– Có chấn thương vùng đầu.

– Mắc một số bệnh lý khác: Nhiễm khuẩn liên cầu, tăng động giảm chú ý, trầm cảm, tự kỷ,…

Cha mẹ nên làm gì khi con mắc chứng rối loạn tic?

Thông thường rối loạn tic chỉ mang tính chất tạm thời và không cần điều trị nếu tình trạng này mới xảy ra dưới 1 năm. Nhưng nếu các triệu chứng kéo dài, tiến triển nghiêm trọng hơn thì nhất định phải trị sớm. Phụ huynh nên kết hợp các phương pháp điều trị sau:

Liệu pháp “đảo ngược” thói quen

Đây là giải pháp ưu tiên hàng đầu trong điều trị rối loạn tic bởi tính an toàn và hiệu quả đạt được có thể lên tới 64 – 100%. Các chuyên gia sẽ yêu cầu trẻ đứng trước gương và thực hiện một hành đống trái ngược với một biểu hiện tic ví dụ như: cười thay cho biểu hiện tic là nhếch mép hoặc hát một câu hát thay cho biểu hiện tic là ho hắng giọng. Việc làm này cần thực hiện liên tục trong khoảng 1 năm, cứ mỗi ngày luyện tập khoảng 30 phút, 1 – 2 lần/ngày.

Đảo ngược thói quen là giải pháp ưu tiên hàng đầu trong điều trị rối loạn tic ở trẻ

Nếu con bạn đang bị rối loạn tic và bạn muốn tìm hiểu về giải pháp điều trị an toàn, hiệu quả nhất hiện nay, hãy gọi điện cho chúng tôi hoặc liên lạc qua zalo tới số 0988.024.366 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Thuốc tây

Với những trường hợp rối loạn tic nặng, bác sĩ có thể chỉ định một số nhóm thuốc như: thuốc chống loạn thần, thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn beta,… nhằm giúp trẻ nhanh chóng kiểm soát các triệu chứng tic.

Tuy nhiên, những thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ như: rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, dị ứng, ngứa, phát ban, rối loạn cảm xúc, buồn ngủ,… Do vậy phụ huynh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi cho trẻ sử dụng.

Kết hợp thảo dược tự nhiên

An toàn, hiệu quả là mục tiêu hàng đầu trong điều trị rối loạn tic ở trẻ, do vậy các sản phẩm từ thảo dược tự nhiên được nhiều chuyên gia đánh giá cao, trong đó nổi bật nhất là Tpbvsk cốm Egaruta. Với thành phần từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương, không chỉ có tác dụng trấn kinh, an thần mà còn gián tiếp làm giảm nồng độ Dopamin trong não bộ, nhờ đó giúp trẻ kiểm soát cảm xúc, hành vi, giảm lo lắng, căng thẳng và cải thiện hiệu quả các biểu hiện tic như ho hắng giọng, khụt khịt mũi, nháy mắt, giật cơ cổ,…

Ngay từ khi có mặt trên thị trường, cốm Egaruta đã được nhiều phụ huynh đón nhận và trở thành người bạn đồng hành giúp hàng ngàn trẻ rối loạn tic thoát khỏi chứng bệnh này. Cùng lắng nghe chia sẻ của phụ huynh các bé trong video sau để hiểu rõ hơn về những lợi ích tích cực của cốm Egaruta với trẻ rối loạn tic:

Chia sẻ bí kíp trị rối loạn tic cho trẻ an toàn, hiệu quả

Có thể bạn quan tâm:

Cốm Egaruta – Giải pháp từ thảo dược giúp cải thiện chứng rối loạn tic hiệu quả

Chú trọng chế độ ăn uống, sinh hoạt

Mặc dù hiện nay có nhiều phương pháp trị rối loạn tic, nhưng không ai có thể phủ nhận rằng một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp trẻ mau chóng cải thiện hành vi, giảm bớt biểu hiện tic. Do vậy phụ huynh nên:

– Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B6, khoáng chất Magie như cá hồi, thịt gà, trứng, gan động vật, rau diếp, rau chân vịt, cải xoăn, đậu đỏ, đậu lăng, đậu đen, hạnh nhân, hạt lanh,…

– Tăng cường thực phẩm giàu axit béo omega – 3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu, hạt điều, hạt óc chó,…

– Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn chứa nhiều đường, chất phụ gia bảo quản như bánh kẹo ngọt, nước tăng lực, xúc xích, bim bim, đồ ăn đóng hộp,…

– Tránh cho trẻ tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại,…

– Tạo thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức,…

– Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khỏe và cải thiện tinh thần của trẻ.

Hiểu rõ nguyên nhân gây rối loạn tic là cách tốt nhất để phụ huynh có thể định hướng, lựa chọn những phương pháp điều trị phù hợp giúp trẻ mau chóng thoát khỏi chứng bệnh này.

DS:Cao Thủy

Ngày đăng: 19/12/2019


Nguồn tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tourette-syndrome/symptoms-causes/syc-20350465

 

Bài viết liên quan

Nháy mắt liên tục ở trẻ có phải là rối loạn tic?

Rối loạn TIC

Nháy mắt liên tục ở trẻ có phải là rối loạn tic?

Nháy mắt, chớp mắt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm giảm căng thẳng ở mắt, tránh khô mắt và loại bỏ…

Rối loạn tic ở người lớn: Mọi thông tin từ A – Z!

Rối loạn TIC

Rối loạn tic ở người lớn: Mọi thông tin từ A – Z!

Chắc hẳn khi gặp một người lớn mà hay nháy mắt, hắng giọng, tặc lưỡi, thậm chí là nói tục, chửi bậy,… bạn sẽ nghĩ…

Rối loạn tic âm thanh: Nhận biết sớm để trị hiệu quả!

Rối loạn TIC

Rối loạn tic âm thanh: Nhận biết sớm để trị hiệu quả!

Khi con bạn thường hay ho hắng giọng, khụt khịt mũi, tặc lưỡi, thậm chí nói những câu từ vô nghĩa, nhại lời người khác,…

Viết bình luận

loading
Rối loạn TIC

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày