Trạng thái động kinh: Dấu hiệu nhận biết và cách trị hiệu quả!

Trạng thái động kinh: Dấu hiệu nhận biết và cách trị hiệu quả!

Một cơn co giật, động kinh thường chỉ xảy ra trong khoảng vài giây đến không quá 2 phút, sau đó người bệnh có thể tự hồi phục ý thức, vận động. Tuy nhiên, có những trường hợp cơn động kinh kéo dài, xảy ra liên tiếp mà không thể ngừng lại. Đây có thể là biểu hiện của một tình trạng vô cùng phức tạp, nguy hiểm, đó là trạng thái động kinh.

Trạng thái động kinh là gì?

Trước đây, các nhà khoa học cho rằng, chỉ khi cơn động kinh kéo dài trên 20 phút mới được gọi là trạng thái động kinh. Tuy nhiên, hiện nay khái niệm này có phần thay đổi, có ý nghĩa thực tế với đại đa số các trường hợp. Cụ thể, trạng thái động kinh là khi một cơn co giật, động kinh kéo dài trên 5 phút hoặc có nhiều cơn xảy ra liên tiếp mà giữa các cơn người bệnh không thể khôi phục ý thức.

Dấu hiệu nhận biết trạng thái động kinh

Trạng thái động kinh chính là cơn co giật kéo dài hoặc xảy ra liên tiếp, do vậy dấu hiệu nhận biết tương tự như cơn động kinh chỉ khác ở thời gian diễn ra cơn và tần số cơn:

  • Xuất hiện ảo giác: nhìn thấy hình ảnh không có thật, ngửi thấy mùi lạ hoặc trong miệng xuất hiện vị lạ như vị kim loại,…
  • Buồn nôn, nôn hoặc có cảm giác khó chịu, tê bì một vùng nào đó trong cơ thể.
  • Co cứng, co giật cơ bắp, giật mí mắt, nghiến răng, phát ra nhũng âm thanh the thé trong cổ họng, nhịp thở không đều.
  • Co giật toàn thân hoặc một phần của cơ thể
  • Mắt trợn ngược, chảy nước dãi, tiểu tiện không tự chủ,…
  • Một số người không có cơn co giật, họ thường lú lẫn, hay quên, lơ đãng nhìn về phía trước, mất ý thức, khó nói,…

Cơn co giật kéo dài hoặc xảy ra liên tiếp, không thể tự ngưng lại

Nguyên nhân dẫn đến trạng thái động kinh

Nguyên nhân chính dẫn đến trạng thái động kinh đa phần đều là do người bệnh không tuân thủ sử dụng thuốc, ngưng dùng hoặc đổi thuốc đột ngột. Ngoài ra, còn một số yếu tố khác có thể gây tăng nguy cơ gặp tình trạng này, chẳng hạn như:

  • Động kinh kháng thuốc (người bệnh không đáp ứng với nhiều loại thuốc chống co giật).
  • Tổn thương não bộ do tai biến, đột quỵ não, chấn thương đầu, thiếu máu, thiếu oxy não, xuất huyết não dưới màng nhện, viêm màng não, áp xe não,…
  • Rối loạn điện giải gây giảm nồng độ natri, canxi máu tăng hoặc đường huyết quá thấp,…
  • Lạm dụng rượu bia, chất kích thích (ma túy,…)
  • Mắc các bệnh di truyền như: Hội chứng Fragile, hội chứng angelman,…

Các phương pháp điều trị trạng thái động kinh

Trạng thái động kinh tuy hiếm gặp nhưng đặc biệt nguy hiểm, bởi nó có thể gây tổn thương não vĩnh viễn và đe dọa tính mạng người bệnh, do vậy cần sớm được can thiệp kịp thời.

Xử trí trạng thái động kinh

Mục tiêu trong điều trị là cắt cơn co giật càng sớm càng tốt, và xử trí những vấn đề gây khởi phát trạng thái động kinh như thiếu oxy, đường máu thấp, ngộc độc rượu bia,… Bác sĩ có thể tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp các thuốc chống co giật, thuốc trợ hô hấp, bổ sung glucose. Ngoài ra, có thể uống thiamine để giải độc rượu hoặc uống vitamin B6 nếu nguyên nhân do thiếu pyridoxin. Trong trường hợp các phương pháp trên không hiệu quả, người bệnh có thể được chỉ định gây mê để ngăn chặn cơn co giật, động kinh xảy ra.

Còn với những người xuất hiện trạng thái động kinh nhưng không có cơn co giật, họ vẫn sẽ được duy trì sử dụng thuốc chống động kinh động kinh đường uống thông thường, hoặc tiêm tĩnh mạch benzodiazepine và kết hợp theo dõi điện não đồ.

Tiêm tĩnh mạch thuốc chống co giật có thể giúp cắt đứt trạng thái động kinh

Phẫu thuật điều trị dứt điểm trạng thái động kinh

Một số trường hợp trạng thái động kinh xuất phát từ những bất thường của vùng não bộ thì phẫu thuật não được xem là phương án cuối cùng khi các phương pháp khác đều không hiệu quả. Tuy nhiên, vì phẫu thuật có nhiều rủi ro và chi phí cao, nên rất hiếm khi được chỉ định.

Giải pháp phòng ngừa trạng thái động kinh hiệu quả

Kiểm soát tốt cơn co giật là cách tốt nhất để hạn chế trạng thái động kinh. Do vậy, người bệnh cần tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, cụ thể:

  • Tăng cường thực phẩm giàu protein, canxi như thịt nạc, tôm, cua, cá, hải sản,… đồng thời bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi trong các bữa ăn hàng ngày.
  • Hạn chế rượu, bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích.
  • Giảm lượng đường, mì chính, chất phụ gia bảo quan như bánh kẹo ngọt, mì tôm, pizza, xúc xích, nước ngọt có ga, nước tăng lực,…
  • Giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức.
  • Ngủ đúng giờ (trước 11 giờ), đủ giấc (7 – 8 tiếng/ngày), hạn chế thức quá khuya.
  • Ngoài dùng thuốc, người bệnh động kinh nên kết hợp cùng sản phẩm thảo dược cốm Egaruta để tăng hiệu quả điều trị, giúp người bệnh nhanh kiểm soát cơn. Với các thành phần từ thảo dược An tức hương, Câu đằng, không chỉ có tác dụng trấn an tâm thần mà còn hỗ trợ cơ thể tăng GABA nội sinh, ổn định dẫn truyền thần kinh, nhờ đó cốm Egaruta giúp giảm tần số, mức độ cơn co giật và rút ngắn thời gian diễn ra cơn, hạn chế trạng thái động kinh hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

Cốm Egaruta – Giải pháp từ thảo dược giúp hỗ trợ điều trị động kinh hiệu quả, an toàn

Trạng thái động kinh là một tình trạng rất nguy hiểm, do vậy ngay khi có biểu hiện nghi ngờ, người bệnh cần được chuyển đến các cơ sở y tế để được thăm khám, can thiệp kịp thời, giúp hạn chế mọi rủi ro có thể xảy ra. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy nhấc máy gọi ngay tới số 0988.024.366 các chuyên gia sẽ tư vấn chi tiết cho bạn! 

Tác giả: DS.Cao Thủy

Ngày đăng: 17/07/2019


Nguồn tham khảo

http://www.epilepsy.com/learn/impact/seizure-emergencies/status-epilepticus

Bài viết liên quan

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Động kinh

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Co giật kiểu tetani là tình trạng xảy ra do sự mất cân bằng các chất điện giải, với biểu hiện như vẻ mặt hốt…

Động kinh

Trẻ sốt co giật sùi bọt mép: Những mối hiểm nguy và cách khắc phục!

Có người cha, người mẹ nào mà không rối bời lo lắng khi trẻ sốt co giật sùi bọt mép. Liệu rằng tình trạng này…

Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?

Động kinh

Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?

 “Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?” chắc hẳn là nỗi băn khoăn, lo lắng của hầu hết các bậc phụ huynh…

Viết bình luận

loading
XCBS EGR ĐK 3

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày