Người bệnh động kinh cần kiêng gì để tránh làm tăng cơn co giật?

Người bệnh động kinh cần kiêng gì để tránh làm tăng cơn co giật?

Mặc dù chưa có loại thực phẩm hay chất phụ gia bảo quản nào được khẳng định chắc chắn sẽ gây co giật, động kinh, tuy nhiên đã có một số trường hợp được ghi nhận là nhạy cảm với gluten, các chế phẩm từ đậu nành, đường, bột ngọt,… và bị tăng nhiều hơn khi dùng chung. Vậy người bệnh động kinh nên kiêng gì để kiểm soát cơn co giật tốt hơn. Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết sau

Người bệnh động kinh nên kiêng gì trong chế độ ăn uống?

Một số loại thực phẩm có thể kích hoạt não bộ, gây tăng cơn co giật, do vậy người bệnh động kinh nên chú ý:

– Cắt giảm lượng đường: Bánh kẹo ngọt, nước ngọt có ga, khoai tây chiên, bánh mì trắng… đều có thể kích hoạt các cơn co giật, do đó cần hạn chế tối đa.

– Hạn chế Gluten: Là tên gọi chung của các protein được tìm thấy nhiều trong lúa mì, lúa mạch, súp đóng hộp… Ngoài gluten, các thực phẩm kể trên cũng chứa hàm lượng cao glutamate và aspartate sẽ không phù hợp với người động kinh vì nó có thể làm tăng hoạt động điện não bộ gây co giật.

– Giảm tối đa chất phụ gia, chất bảo quản: Những chất này thường có trong thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, thức ăn nhanh,… Ngoài ra, người bệnh động kinh cũng nên hạn chế sử dụng mì chính (bột ngọt), hạt nêm… khi chế biến các món ăn.

– Cẩn trọng khi lựa chọn các chế phẩm từ sữa: Trong một số loại sữa, đặc biệt là sữa bò chưa qua tiệt trùng, có chứa nhiều hormone và glutamine có thể làm tăng tần suất cơn co giật ở bệnh nhân động kinh cơ địa nhạy cảm. Do vậy, nhưng khi sử dụng cần theo dõi thường xuyên, nếu có bất cứ dấu hiệu nào về sự tăng cơn, người bệnh nên tránh sử dụng.

Người bệnh động kinh nên cân nhắc khi sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa

Người bệnh động kinh nên kiêng gì trong sinh hoạt hằng ngày

Ngưng uống rượu bia và các chất kích thích

Tiêu thụ quá nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá hoặc lạm dụng chất kích thích (ma túy,…) có thể khiến hệ thần kinh bị hưng phấn quá mức gây tăng cơn co giật, đồng thời những đồ uống này có thể gây tương tác và làm mất tác dụng của thuốc điều trị.

Tránh thức quá khuya

Hãy tạo lập cho bản thân thói quen ngủ trước 11 giờ tối và ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày, hạn chế thức quá khuya bởi sau một ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi, não bộ cần thời gian để nghỉ ngơi thư giãn và hồi phục.

Hạn chế tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử

Sóng điện từ và ánh sáng từ các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, ti vi,… có thể kích hoạt gây tái phát cơn co giật nhiều hơn. Do vậy, bạn nên hạn chế tiếp xúc với các thiết bị này, nhất là trong điều kiện thiếu ánh sáng hoặc trước giờ đi ngủ.

Giảm căng thẳng, mệt mỏi quá mức

Tâm lý căng thẳng, stress lâu ngày là nguyên nhân khiến cơn co giật xuất hiện nhiều hơn. Do đó người bệnh cần giữ một tâm lý luôn vui vẻ, thoải mái bằng cách thực hiện những công việc mà mình yêu thích hoặc tham gia tập luyện thể dục, thể thao với các bài tập như yoga, ngồi thiền, đi bộ, hít sâu thở chậm,….

Lời khuyên hữu ích giúp người bệnh động kinh kiểm soát cơn tốt hơn

Ngoài những lưu ý kể trên, để kiểm soát cơn co giật tốt hơn, người bệnh động kinh nên áp dụng một số lời khuyên sau:

Bổ sung những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe

– Tăng cường thực phẩm giàu chất béo, protein như: bơ, phô mai, hạt lanh, hạt hướng dương, hạt óc chó, dầu cá, thịt nạc, tôm, cua, hải sản,…

– Cung cấp nguồn thực phẩm giàu chất xơ hòa tan từ chuối, bơ, táo, cà rốt, đậu Hà Lan, súp lơ, rau mồng tơi, hạnh nhân, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt,…

– Chú trọng các loại rau xanh, trái cây tươi không chứa tinh bột như cam, đào, cà chua, cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, bắp cải… bởi chúng rất giàu chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ tế bào não, giúp ngăn ngừa cơn co giật.

– Bổ sung một số dưỡng chất như canxi, magie, taurine, GABA, vitamin D, B6, axit folic và omega-3 có trong tôm, cua, cá, hải sản, hạt óc chó, dầu ô liu…

Người bệnh động kinh nên ăn nhiều rau xanh và các loại hải sản

Kết hợp sản phẩm thảo dược trong điều trị

Ngoài việc sử dụng thuốc tây đều đặn, người bệnh động kinh nên kết hợp dùng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta. Với thành từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương, sản phẩm có tác dụng trấn kinh, an thần, ổn định hoạt động điện não bộ, nhờ đó giúp kiểm soát cơn co giật, động kinh hiệu quả.

Không chỉ vậy, theo nghiên cứu lâm sàng được thực hiện bởi GS. TS Nguyễn Văn Chương, BSCKI. Đào Hùng Vương, ThS.BS Đỗ Đức Thuần cùng các cộng sự tại bệnh viện Quân y 103, Hà Nội cho thấy, cốm Egaruta có tác dụng:

  • Hỗ trợ làm giảm đáng kể tần số cơn động kinh, hiệu quả lên tới 98.38%.
  • Phòng ngừa cơn co giật do nhiều nguyên nhân như: sốt cao co giật, chấn thương sọ não, đột quỵ,…
  • Giảm rõ rệt thời gian diễn ra cơn co giật, thời gian giảm trung bình gần 2 phút.
  • Giúp người bệnh nhanh hồi phục vận động cơ thể, giảm mệt mỏi, đau đầu sau cơn.
  • Không gây tác dụng phụ và cũng không tương tác với các thuốc tây.

Cùng lắng nghe những nhận định của GS.TS.BS. Nguyễn Văn Chương, nguyên chủ nhiệm bộ môn Nội Thần kinh, Bệnh viện 103, Học viện Quân y về lợi ích của chế phẩm thảo dược Egaruta tại video sau:

Đánh giá của GS. TS Nguyễn Văn Chương về tác dụng của cốm Egaruta

Có thể bạn quan tâm:

Cốm Egaruta – Giải pháp cho người bệnh co giật, động kinh

Mách bạn 8 cách điều trị động kinh mới nhất hiện nay!

Để tìm lời giải đáp chính xác cho câu hỏi “Người bệnh động kinh nên kiêng gì?” không hề khó, điều quan trọng là người bệnh có đủ kiên trì, quyết tâm đến cùng để cơn co giật được kiểm soát tốt hay không?

 Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc hãy gọi điện cho chúng tôi qua số 0988.024.366 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp!

Tác giả: DS. Cao Thủy

 

 

 

Ngày đăng: 23/08/2019 | Cập nhật cuối: 24/08/2019


Nguồn tham khảo

https://www.wikihow.com/Avoid-Food-Triggered-Seizures

https://www.livestrong.com/article/443254-what-foods-to-avoid-as-an-epileptic-patient/

 

Bài viết liên quan

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Động kinh

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Co giật kiểu tetani là tình trạng xảy ra do sự mất cân bằng các chất điện giải, với biểu hiện như vẻ mặt hốt…

Động kinh

Trẻ sốt co giật sùi bọt mép: Những mối hiểm nguy và cách khắc phục!

Có người cha, người mẹ nào mà không rối bời lo lắng khi trẻ sốt co giật sùi bọt mép. Liệu rằng tình trạng này…

Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?

Động kinh

Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?

 “Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?” chắc hẳn là nỗi băn khoăn, lo lắng của hầu hết các bậc phụ huynh…

Viết bình luận

loading
XCBS EGR ĐK 3

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày