Nhận diện ngay 6 dấu hiệu huyết áp thấp điển hình nhất

Nhận diện ngay 6 dấu hiệu huyết áp thấp điển hình nhất

Dấu hiệu huyết áp thấp không đơn giản chỉ có hoa mắt, chóng mặt, choáng váng mà còn kèm theo nhiều triệu chứng khác giúp phân biệt với các bệnh lý như thiếu máu não, rối loạn tiền đình. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn tại bài viết này.

Những dấu hiệu huyết áp thấp phổ biến

Huyết áp thấp là khi áp suất bên trong lòng mạch giảm xuống dưới mức bình thường, không đủ lực để đẩy máu lưu thông khắp cơ thể, các cơ quan bị thiếu cung cấp máu sẽ làm xuất hiện các triệu chứng sau:

Dấu hiệu của huyết áp thấp gây thiếu máu lên não

Não là bộ phận chịu ảnh hưởng đầu tiên và rõ ràng nhất khi huyết áp thấp, vì nó nằm ở cao và xa tim nên áp lực để bơm máu lên não sẽ cao hơn những nơi khác. Bởi vậy, hầu hết người bệnh sẽ có những biểu hiện khá giống với tình trạng thiếu máu não như:

Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, đầu óc quay cuồng, xây xẩm mặt mày, nhất là khi thay đổi tư thế từ ngồi chuyển sang đứng.

– Đau đầu, mất ngủ kéo dài, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

– Nhìn mờ do giảm lượng máu cung cấp cho các dây thần kinh thị giác.

– Mất tập trung, trí nhớ kém, mau quên, dễ nhầm lẫn.

– Ngất xỉu khi tụt huyết áp quá mức.

Cơ thể mệt mỏi

Mệt mỏi là một triệu chứng phổ biến khác của huyết áp thấp, người bệnh thường mô tả cảm giác cơ thể rã rời, đuối sức, thiếu năng lượng, chân tay bủn rủn, dễ bị mệt khi làm việc.

Da xanh xao, chân tay lạnh

Huyết áp thấp làm giảm tuần hoàn máu đến bề mặt da, gây ra tình trạng chân tay lạnh, sợ lạnh, da xanh xao, nhợt nhạt,…

Tim đập nhanh, khó thở

Để đối phó với sự sụt giảm của huyết áp, tim sẽ tăng hoạt động, đập nhanh hơn, mạnh hơn nhằm bơm máu đi khắp cơ thể, đó là lý do vì sao người bệnh huyết áp hay cảm thấy tim đập nhanh, khó thở, đau ngực, dễ hụt hơi khi hoạt động.

Buồn nôn, nôn

Huyết áp thấp thường gây buồn nôn, nôn nao, khó chịu. Ngoài ra, hệ tiêu hóa nhận được ít máu khiến quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng, làm xuất hiện tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng…

Buồn nôn là một dấu hiệu huyết áp thấp thường gặp

Nếu thấy các dấu hiệu huyết áp thấp xuất hiện thường xuyên, bạn nên đi khám sớm hoặc có thể liên hệ đến số điện thoại/zalo 0988.024.366 để nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia.

Dấu hiệu huyết áp thấp khi bị tụt huyết áp nặng

Những trường hợp bị tụt huyết áp nặng và kéo dài, người bệnh có thể rơi vào trạng thái sốc với các biểu hiện như: vã mồ hôi, da tái nhợt, mạch đập nhanh nhưng yếu, thở nông, lờ đờ, nhầm lẫn, ngất xỉu, thậm chí là hôn mê sâu. Đây tình trạng đặc biệt nguy hiểm dễ dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Cần làm gì khi có các dấu hiệu huyết áp thấp?

Khi các triệu chứng trên xuất hiện nhiều lần, bạn hãy tự kiểm tra huyết áp của mình, nếu là do huyết áp thấp thì chỉ số sẽ dao động dưới mức 90/60mmHg. Đồng thời, bạn nên đi khám để được đánh giá đúng mức độ bệnh, cũng như nguyên nhân gây ra huyết áp thấp và có hướng điều trị thích hợp.

Sử dụng thuốc tây

Nếu huyết áp của bạn hạ thấp quá mức, bác sỹ có thể kê đơn một số thuốc có tác dụng nâng huyết áp nhanh như heptamyl, midodrine, fludrocortison,… để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, huyết áp dễ bị tụt thấp trở lại sau đó, hơn nữa không thể cứ lạm dụng thuốc tây thường xuyên được vì sẽ gây tác dụng phụ.

Dùng sản phẩm nâng huyết áp từ thảo dược

So với thuốc tây, việc sử dụng các sản phẩm từ thảo dược có khả năng điều hòa và nâng huyết áp theo cơ chế tự nhiên sẽ là giải pháp an toàn, mang lại hiệu quả lâu dài, giúp ổn định huyết áp bền vững cho người bệnh.

Điển hình trong số đó, viên uống Hồng Mạch Khang kết hợp bộ 3 thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân là sản phẩm đang nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ người dùng chỉ sau 1 – 3 tháng. Hồng Mạch Khang không chỉ tác dụng sâu đến các thụ thể cảm áp ở mạch máu để tăng cường phản xạ tự điều chỉnh huyết áp của cơ thể mà còn giúp bổ máu, kích thích quá trình tạo máu, thúc đẩy lưu thông máu và làm ấm cơ thể, nhờ đó giải quyết cả nguyên nhân và triệu chứng của huyết áp thấp.

Kết quả nghiên cứu lâm sàng tại khoa Đông y, bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2010 cũng cho thấy, sau 60 ngày sử dụng Hồng Mạch Khang, các dấu hiệu huyết áp như mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng khi đứng, mất ngủ… cải thiện rõ rệt, đặc biệt là 96.7% người bệnh nâng cao được huyết áp và duy trì chỉ ổn định ở mức an toàn mà không gặp bất cứ tác dụng phụ nào.

Các dấu hiệu huyết áp thấp giảm rõ rệt sau khi dùng Hồng Mạch Khang

Bạn có thể lắng nghe cảm nhận của cô Lê Thu Thảo (0912205861 – Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội) về sự cải thiện sức khỏe sau khi sử dụng Hồng Mạch Khang để hỗ trợ điều trị huyết áp thấp trong video sau:

Câu chuyện chữa huyết áp thấp của cô Thảo  

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ trải nghiệm chữa huyết áp thấp nhờ sản phẩm Hồng Mạch Khang

Điều chỉnh lối sống khoa học hơn

– Luôn uống đủ nước để duy trì thể tích chất lỏng trong cơ thể ổn định, lượng nước khuyến cáo là từ 1.5 – 2 lít/ngày tùy theo cân nặng.

– Tăng cường những thực phẩm bổ dưỡng, giàu chất sắt như thịt bò, gan, rau lá màu xanh đậm, bí đỏ, ngao, sò… để kích thích cơ thể tạo máu.

– Tăng lượng muối ăn hằng ngày vì ăn mặn sẽ giúp cải thiện chỉ số huyết áp.

– Chia nhỏ các bữa ăn, tăng số bữa ăn lên và giảm lượng thực phẩm trong mỗi bữa để hạn chế tình trạng hạ huyết áp sau ăn.

– Không sử dụng rượu bia vì dễ gây hạ huyết áp.

– Tập thể dục thường xuyên nhằm thúc đẩy lưu thông máu như đi bộ, đạp xe, chạy, yoga…

– Khi đang ngồi không nên đứng dậy quá nhanh, tránh thay đổi tư thế đột ngột, không tiếp xúc lâu với nước nóng.

Với những thông tin trên thì chắc hẳn sẽ không khó để bạn có thể tự nhận biết được các dấu hiệu huyết áp tháp nếu như gặp phải. Huyết áp thấp là bệnh nguy hiểm, do đó khi ngay khi phát hiện, bạn nên điều trị sớm để ổn định lại huyết áp, tránh để bệnh lâu ngày sẽ khó chữa hơn và khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nhiều.

Có thể bạn quan tâm:

Tổng hợp cách chữa huyết áp thấp hiệu quả từ đông y đến tây y

Tác giả: Dược sỹ Hồ Hà

Ngày đăng: 10/12/2020


Nguồn tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20355465

Bài viết liên quan

Bệnh huyết áp

Suy nhược cơ thể nên uống sữa gì? – Top 4 loại sữa nên chọn

Sữa là thức uống cung cấp nhiều dưỡng chất và dễ sử dụng, hấp thu nhanh, rất phù hợp cho những người bị suy nhược…

Cách phòng và điều trị bệnh huyết áp thấp đơn giản, hiệu quả

Bệnh huyết áp

Cách phòng và điều trị bệnh huyết áp thấp đơn giản, hiệu quả

Huyết áp thấp khiến cơ thể luôn trong trạng thái choáng váng, mệt mỏi và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho…

Người huyết áp thấp uống nước chanh được không? Giải đáp ngay

Bệnh huyết áp

Người huyết áp thấp uống nước chanh được không? Giải đáp ngay

Huyết áp thấp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của nhiều người.…

Viết bình luận

loading
Bệnh huyết áp

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày