Tụt huyết áp – Hướng dẫn cách nhận biết và xử lý kịp thời

Tụt huyết áp  – Hướng dẫn cách nhận biết và xử lý kịp thời

Tụt huyết áp có thể xảy đến với bất kỳ ai, trong bất cứ hoàn cảnh nào và nếu không được khắc phục hợp lý sẽ để lại những hậu quả nặng nề đến sức khỏe. Vậy làm cách nào để nhận biết, xử trí và ngăn chặn bệnh? Tất cả thông tin sẽ có trong bài viết dưới đây.    

Nhận diện các dấu hiệu tụt huyết áp điển hình  

Khi huyết áp giảm thấp đột ngột khiến dòng máu không được tuần hoàn đến các mô cơ quan, người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng dưới đây:

  • Hoa mắt chóng mặt, choáng váng, cảm giác đầu óc quay cuồng, mọi vật di chuyển thành vòng tròn là triệu chứng tụt huyết áp điển hình nhất
  • Nhìn mờ đột ngột, mắt tối sầm trong vài giây đến vài phút
  • Mệt mỏi, đuối sức, chân tay bủn rủn, thậm chí người bệnh không còn đủ sức để đứng vững hay đi lại. Tình trạng này có thể kéo dài ngay cả khi huyết áp đã ổn định
  • Cảm giác đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, buồn nôn, nôn ói…
  • Rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh
  • Khó ngủ, giảm khả năng tập trung, ghi nhớ, hay quên khiến người bệnh thường xuyên lơ đãng và giảm hiệu suất công việc

Trong trường hợp tụt huyết áp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị ngất xỉu, co giật hoặc sốc với các biểu hiện như lơ mơ, lú lẫn, vã mồ hôi lạnh, da xanh tái, mạch nhanh và yếu, thở nông… và có thể tử vong

Bạn thường xuyên gặp phải các triệu chứng của tụt huyết áp, huyết áp thấp mà vẫn chưa tìm ra cách khắc phục? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi số 0988.024.366 để được tư vấn về giải pháp trị hiệu quả sớm cải thiện bệnh và nâng huyết áp ổn định 

Nguyên nhân gây tụt huyết áp là gì?

Tụt huyết áp có thể chỉ là tình trạng tức thời do thói quen sinh hoạt không khoa học gây ra. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên, có thể do một số nguyên nhân dưới đây:

  • Mất nhiều nước do tiêu chảy, nôn mửa, sốt cao, tập thể dục gắng sức… mà không được bổ sung đầy đủ
  • Mất máu đột ngột trong phẫu thuật, tai nạn, chấn thương, xuất huyết nội tạng, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài… hoặc thiếu máu mạn tính
  • Bệnh lý tim mạch làm suy yếu chức năng bơm máu của cơ tim như suy tim, hẹp/hở van tim, rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành…
  • Rối loạn hệ thần kinh thực vật, đây là hệ thần kinh điều khiển các chức năng không tự chủ như tim mạch, hô hấp, bài tiết, tiêu hóa…
  • Rối loạn hormone, thường gặp trong tiểu đường, bệnh tuyến giáp, suy tuyến thượng thận…
  • Phụ nữ mang thai do nhu cầu tuần hoàn máu của cơ thể tăng cao

Phụ nữ mang thai dễ bị tụt huyết áp

  • Sốc phản vệ, là tình trạng dị ứng cấp tính khiến huyết áp tụt nghiêm trọng
  • Nhiễm khuẩn huyết gây sốc nhiễm trùng
  • Tác dụng phụ của một số nhóm thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị huyết áp cao, thuốc chống trầm cảm… hoặc lạm dụng rượu quá mức

Những dạng tụt huyết áp thường gặp

Tụt huyết áp được phân thành 4 loại chính sau:

  • Tụt huyết áp tư thế đứng: Huyết áp giảm thấp khi thay đổi tư thế đột ngột, như chuyển từ ngồi hoặc nằm sang đứng dậy, tình trạng này hay gặp ở người già
  • Tụt huyết áp sau ăn: Thường xảy ra với người bệnh tiểu đường, Parkinson hay người cao tuổi sau những bữa ăn no, có hàm lượng carbonhydrat cao
  • Tụt huyết áp qua trung gian thần kinh: Hay gặp ở người trẻ tuổi, thanh thiếu niên, huyết áp giảm khi đứng lâu do có sự hiểu nhầm tín hiệu giũa não bộ và tim
  • Tụt huyết áp do tổn thương hệ thống thần kinh (Hội chứng Shy – Drager): Là một rối loạn nghiêm trọng hiếm gặp gây tổn thương tiến triển hệ thần kinh thực vật, có thể ảnh hưởng đến hoạt động nhiều cơ quan như tim mạch, tiêu hóa, hô hấp, bài tiết…

Hậu quả nghiêm trọng của tụt huyết áp

Không đơn thuần là những cơn hoa mắt, chóng mặt xảy ra tức thời, tụt huyết áp có thể để lại những di chứng nặng nề về sau, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống của người bệnh, bao gồm:

  • Tai nạn nghề nghiệp, chấn thương nghiêm trọng do ngất xỉu đột ngột
  • Suy giảm khả năng và ham muốn tình dục
  • Thoái hóa tế bào thần kinh khiến trí nhớ giảm sút, teo não, nhũn não
  • Đột quỵ não, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim
  • Tổn thương chức năng các cơ quan như suy thận, suy tim, rối loạn nhịp tim …
  • Co giật dẫn đến di chứng động kinh
  • Sốc hạ áp khiến người bệnh tử vong nhanh chóng

Cần xử trí như thế nào khi bị tụt huyết áp?

Ngay khi phát hiện những dấu hiệu của cơn tụt huyết áp, bạn cần bình tĩnh và xử trí theo các bước sau:

  • Ngừng mọi công việc đang làm, từ từ nằm xuống một nơi bằng phẳng, kê chân cao hơn đầu hoặc ngồi nghỉ, co chân lại, hai tay ôm lấy chân và cúi đầu về phía đầu gối
  • Uống 2 cốc nước lọc tương đương 400 ml hoặc nhờ người thân pha một tách trà gừng, cà phê, nước sâm, nước nho… Ăn một ít bánh kẹo ngọt cũng giúp nâng huyết áp

Khi bị tụt huyết áp nên uống một tách trà gừng

  • Dùng 2 tay day huyệt thái dương, vuốt trán hoặc day huyệt phong trì nhiều lần
  • Nằm nghỉ cho tới khi cơ thể và huyết áp ổn định trở lại. Lưu ý, nếu muốn ngồi dậy cần thực hiện từ từ, vận động nhẹ nhàng chân tay trước đó để tránh tụt huyết áp lần nữa

Trong trường hợp huyết áp tụt sâu, người bệnh có biểu hiện của tình trạng sốc cần nhanh chóng đưa họ đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Giải pháp dài hạn phòng và điều trị tụt huyết áp hiệu quả

Tụt huyết áp có thể xảy đến với bất kỳ ai, trong bất cứ hoàn cảnh nào do vậy, xây dựng kế hoạch phòng và điều trị bệnh từ sớm sẽ giúp bạn tránh được những tai biến không đáng có.

Điều trị căn nguyên gây tụt huyết áp

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân sẽ có hướng điều trị khác nhau, tuy nhiên nếu giải quyết tốt các bệnh lý nền như thiếu máu, rối loạn hormone, bệnh tim mạch… sẽ giúp bạn ngăn chặn được cơn tụt huyết áp xảy ra.

Nâng huyết áp bền vững nhờ sản phẩm thảo dược

Uống một tách trà gừng hay vài viên thuốc tây sẽ giúp bạn nâng huyết áp tạm thời nhưng để duy trì tác dụng lâu bền, người bệnh nên kết hợp thay đổi lối sống với sử dụng những sản phẩm chuyên hỗ trợ điều trị tụt huyết áp, huyết áp thấp từ bộ ba thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân, điển hình như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hồng Mạch Khang.

Nhiều nghiên cứu chứng minh, hoạt chất sinh học có trong những thảo dược này sẽ giúp điều hòa hoạt động của hệ thần kinh thể dịch, phục hồi lại chức năng các thụ thể cảm áp, kích thích tủy xương tăng tạo hồng cầu và tăng cường lưu thông máu đến các mô trong cơ thể, từ đó huyết áp ổn định vững bền, các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu… cũng cải thiện nhanh chóng. Rất nhiều người đã thoát khỏi những cơn tụt huyết áp triền miên nhờ áp dụng giải pháp này, chia sẻ dưới đây của chị Lê Thu Thảo (phường Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội – 0912205861) sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm cho bản thân:

Chị Thảo chia sẻ bí quyết đẩy lùi tụt huyết áp, huyết áp thấp

Bạn có thể quan tâm

Hồng Mạch Khang – Giải pháp thảo dược cho người bệnh tụt huyết áp, huyết áp thấp

Xây dựng lối sống khoa học

Thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống là yếu tố không thể thiếu, quyết định đến kết quả điều trị tụt huyết áp. Người bệnh cần:

  • Không ăn quá no hoặc để bụng đói lâu, chia nhỏ số bữa ăn và nghỉ ngơi sau khi ăn để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa
  • Tránh tắm bằng nước ấm trong thời gian dài vì nước nóng có thể gây giãn mạch làm hạ huyết áp
  • Thay đổi tư thế một cách từ từ, vận động cơ thể trước khi đứng dậy; không nằm, đứng hoặc ngồi yên tại một vị trí quá lâu; tránh ngồi vắt chéo chân
  • Không nên tập luyện hay vận động thể lực gắng sức, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nắng nóng dễ đổ nhiều mồ hôi. Hãy nhớ uống đủ nước, có thể bổ sung thêm các loại nước khoáng để hạn chế tụt huyết áp do mất nước
  • Tập thể dục với cường độ vừa sức mỗi ngày, nên chọn những bài tập đơn giản, nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội, đạp xe… sẽ giúp cải thiện chức năng tim mạch và tuần hoàn máu
  • Giữ tinh thần thư giãn, ngủ đủ giấc đúng giờ, hạn chế căng thẳng hay lo nghĩ quá độ bằng cách tập thiền tịnh, hít sâu thở chậm 20 – 30 phút/ngày
  • Uống đủ nước trung bình 8 – 10 ly/ngày, ăn mặn hơn bình thường
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cân đối giữa các nhóm chất, bổ sung thêm những thực phẩm giàu tiền tố tạo máu như thịt đỏ, hải sản, trứng, sữa, gan động vật, rau xanh, củ quả, đậu đỗ, ngũ cốc nguyên hạt…

Nếu bạn thường xuyên gặp các triệu chứng của tụt huyết áp, đừng chủ quan với sức khỏe của bản thân bởi, hãy chủ động nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ và lên kế hoạch xây dựng một lối sống khoa học để đẩy lùi chứng bệnh nguy hiểm này.

Tác giả: DS. Hồ Hà

Ngày đăng: 26/06/2019


Nguồn tham khảo

https://www.webmd.com/heart/qa/what-causes-sudden-drops-in-blood-pressurehttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20355465

Bài viết liên quan

Huyết áp thấp

Suy nhược cơ thể nên uống sữa gì? – Top 4 loại sữa nên chọn

Sữa là thức uống cung cấp nhiều dưỡng chất và dễ sử dụng, hấp thu nhanh, rất phù hợp cho những người bị suy nhược…

Cách phòng và điều trị bệnh huyết áp thấp đơn giản, hiệu quả

Huyết áp thấp

Cách phòng và điều trị bệnh huyết áp thấp đơn giản, hiệu quả

Huyết áp thấp khiến cơ thể luôn trong trạng thái choáng váng, mệt mỏi và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho…

Tụt huyết áp nên làm gì? Bí quyết điều trị tụt huyết áp tại nhà

Huyết áp thấp

Tụt huyết áp nên làm gì? Bí quyết điều trị tụt huyết áp tại nhà

Tụt huyết áp khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi thường xuyên, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc…

Viết bình luận

loading
XCBS HMK 3

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày