Trong điều trị bất kỳ một bệnh lý gì, lựa chọn đúng thuốc, dùng đúng cách, đủ liều lượng và đúng thời gian, được coi là chìa khóa để bạn trị bệnh an toàn, hiệu quả nhất. Vậy huyết áp thấp uống thuốc gì? Liều lượng và cách dùng như thế nào? Thông tin chi tiết sẽ có ngay dưới đây!
Tóm tắt bài viết
Huyết áp thấp uống thuốc gì?
Sử dụng thuốc tây điều trị huyết áp thấp là cần thiết trong những trường hợp bị tụt huyết áp quá mức hoặc khi bệnh nặng, các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu, đau đầu, mệt mỏi,… biểu hiện rầm rộ. Bởi thuốc sẽ giúp nâng huyết áp và giảm nhanh cảm giác khó chịu cho người bệnh theo nhiều cơ chế khác nhau như co mạch máu, tăng nhịp tim, tăng giữ muối nước…
Một số thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị huyết áp thấp hiện nay là midodrine, heptaminol (heptamyl), fludrocortisone, norepinephrine, epinephrine, terlipressin…
Hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị huyết áp thấp an toàn, hiệu quả
Midodrine
– Tác dụng: Kích thích thụ thể alpha giao cảm, co mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp.
– Chỉ định: Điều trị hạ huyết áp tư thế nặng, khi bệnh làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động thường ngày của người bệnh.
– Liều lượng: 10mg/lần x 3 lần/ngày.
– Cách dùng: Nên uống thuốc vào ban ngày, khi thức và hoạt động nhiều. Không uống thuốc sau bữa ăn tối, uống trước thời điểm đi ngủ tối thiểu 4 tiếng.
– Tác dụng phụ: Dị ứng, ớn lạnh, nổi da gà, tê ngứa ở da, tăng huyết áp quá mức, nhịp tim chậm, tiểu nhiều nhưng khó tiểu, đau đầu, nhầm lẫn, buồn nôn,…
Heptaminol (Heptamyl)
– Tác dụng: Tăng trương lực tĩnh mạch, tăng lượng máu về tim và nâng huyết áp.
– Chỉ định: Hạ huyết áp tư thế, đặc biệt trong trường hợp do dùng thuốc hướng thần.
– Liều lượng: 1 – 2 viên/lần x 3 lần/ngày
– Cách dùng: Uống cùng bữa ăn hoặc sau ăn, uống nguyên viên và không bẻ nhỏ, nhai hoặc nghiền nát viên.
– Tác dụng phụ: Nôn, buồn nôn, đau dạ dày, nổi mề đay, phát ban, nhịp tim nhanh, trống ngực…
Sử dụng thuốc điều trị huyết áp thấp theo đúng chỉ dẫn để có hiệu quả tốt
Fludrocortison
– Tác dụng: Tăng tái hấp thu natri và thải kali tại thận, tăng giữ nước trong cơ thể, từ đó làm tăng huyết áp.
– Chỉ định: Điều trị hầu hết các loại huyết áp thấp, hạ huyết áp.
– Liều lượng: Liều dùng tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh và đáp ứng của người bệnh, trong quá trình sử dụng phải theo dõi liên tục để điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. Thông thường từ 0.05 – 0.2 mg/24 giờ.
– Cách dùng: Uống ngày một lần, uống trong hoặc sau bữa ăn.
– Tác dụng phụ: Giảm kali máu, tăng huyết áp quá mức, phù, loãng xương, yếu cơ, suy giảm miễn dịch, tăng nhãn áp, loạn tâm thần,…
Sản phẩm thảo dược kết hợp giúp điều trị huyết áp thấp hiệu quả hơn
Đối với những bệnh lý mạn tính như huyết áp thấp nên kết hợp sử dụng thuốc tây cùng sản phẩm thảo dược để có kết quả tối ưu nhất. Trong đó, thuốc sẽ phù hợp ở giai đoạn bệnh nặng, dùng đợt ngắn ngày, còn các sản phẩm hỗ trợ trị huyết áp thấp từ thảo dược nên duy trì thường xuyên và dài ngày. Điều này sẽ giúp hạn chế tác dụng phụ, rút ngắn thời gian dùng thuốc tây và mang lại hiệu quả bền vững, tránh nguy cơ bệnh tái phát.
Hiện nay, để điều trị huyết áp thấp được hiệu quả, người bệnh nên tham khảo sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hồng Mạch Khang. Với thành phần là bộ 3 thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân, sản phẩm sẽ giúp bổ máu, cải thiện chất lượng máu, tăng cường tuần hoàn để giảm nhanh các triệu chứng huyết áp thấp và nâng huyết áp ổn định.
Hiệu quả của Hồng Mạch Khang đã được kiểm chứng lâm sàng tại khoa Đông y, bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ năm 2010 và sản phẩm cũng nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ người bệnh. Bởi vậy, đây chính là giải pháp tối ưu cho người bị huyết áp thấp. Cùng lắng nghe cảm nhận của một số người đã từng sử dụng Hồng Mạch Khang trong video dưới đây:
Kinh nghiệm trị huyết áp thấp nhờ sản phẩm thảo dược
Hồng Mạch Khang và những lợi ích thiết thực cho người bệnh huyết áp thấp
3 biện pháp điều trị huyết áp thấp hiệu quả ngay tại nhà
Huyết áp thấp uống thuốc gì, liều lượng và thời gian dùng ra sao sẽ còn tùy thuộc vào mức độ bệnh của bạn, nhưng mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích, giúp bạn điều trị huyết áp thấp an toàn, hiệu quả hơn.
Ngày đăng: 07/01/2020 | Cập nhật cuối: 20/05/2020
https://www.medindia.net/drugs/medical-condition/low-blood-pressure.htm