Mặc dù mức độ nguy hiểm chẳng kém cạnh với huyết áp cao nhưng dường như người bệnh huyết áp thấp vẫn có tâm lý khá chủ quan và xem nhẹ sức khỏe của mình. Nếu để lâu dài, bệnh có thể trở nên trầm trọng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, việc phát hiện sớm và điều trị huyết áp thấp kịp thời chính là chìa khóa giúp bạn và người thân phòng tránh những mối hiểm nguy từ căn bệnh này.
Tóm tắt bài viết
Điều trị huyết áp thấp bằng thuốc tây
Mặc dù không phải lựa chọn đầu tay trong điều trị huyết áp thấp, nhưng đây là giải pháp hữu ích với những người tụt huyết áp nặng, bởi thuốc tây có thể ổn định huyết áp hiệu quả và chấm dứt các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu,… nhanh chóng. Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
- Thuốc gây co mạch Terlipressin: là một chất tương tự vasopressin, có tác dụng co mạch, được chỉ định trong điều trị huyết áp thấp do chảy máu thực quản, sốc nhiễm trùng,…
- Tác nhân giải phóng Sympathomimetic: Được sử dụng phổ biến nhất, tương tự như adrenalin, noradrenalin có tác dụng tăng lưu lượng máu tới tim, kích thích tim đập nhanh hơn. Nhóm thuốc này được sử dụng với người bệnh tụt huyết áp tư thế, tụt huyết áp qua trung gian thần kinh.
- Thuốc kích thích tăng tạo hồng cầu (Erythropoietin): Đảm bảo quá trình vận chuyển oxy trong máu, nhờ đó giúp giảm triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng,… hiệu quả.
- Thuốc nhóm Flucodrocortisone: Là hormon được sản sinh ở vỏ thượng thận có tác dụng ngăn ngừa sự bài tiết muối và nước, giúp tăng lưu lượng máu trong cơ thể, nhờ đó nâng cao huyết áp hiệu quả.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tây cũng có thể đem lại nhiều tác dụng không mong muốn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh chẳng hạn như: chóng mặt, buồn nôn, nôn, nhức đầu, hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở,…
Thuốc điều trị huyết áp thấp có thể gây ra một số tác dụng phụ: chóng mặt, nhức đầu
Sản phẩm từ thảo dược hỗ trợ điều trị huyết áp thấp hiệu quả
Hiện nay, thảo dược được xem là hướng đi mới đem lại nhiều triển vọng trong điều trị huyết áp thấp. Trong đó, Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu,… là các thảo dược được nhiều nhà khoa học đánh giá cao hơn cả bởi sự an toàn và những hiệu quả tích cực mà chúng mang lại.
Nhờ khả năng điều hòa hệ thần kinh thể dịch, kích hoạt các thụ thể cảm áp hoạt động nhanh nhạy chính xác hơn, Đương quy giúp nâng cao huyết áp ổn định, bền vững. Không chỉ vậy, thảo dược này còn có khả năng kích thích tủy xương tăng sản sinh các tế bào hồng cầu, tăng cường tuần hoàn máu, giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, choáng váng,… mà người bệnh thường xuyên gặp phải.
Đương quy – Thảo dược quý trong điều trị huyết áp thấp
Khi kết hợp cùng thảo dược Ích trí nhân, Xuyên tiêu, dường như hiệu quả được tăng lên gấp bội và trở thành một bộ ba ưu việt. Không chỉ giúp bổ máu, hoạt huyết, nâng cao và ổn định huyết áp một cách tự nhiên, các thảo dược này còn hỗ trợ hoạt động chức năng của các cơ quan tim, thận, hệ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, góp phần giảm cảm giác chán ăn, mệt mỏi, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo máu. Bởi vậy, việc sử dụng sản phẩm có chứa đồng thời 3 loại thảo dược này sẽ là giải pháp tích cực và tối ưu nhất dành cho những ai muốn phòng và trị huyết áp thấp ngay tại nhà.
Đương quy – Giải pháp vàng giúp đẩy lùi huyết áp thấp hiệu quả
Hồng Mạch Khang – Lựa chọn tốt nhất cho người huyết áp thấp, thiếu máu, suy nhược cơ thể
Điều trị huyết áp thấp bằng cách thay đổi lối sống
Một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học đóng vai trò quan trọng không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà còn góp phần nâng cao huyết áp ổn định. Do vậy bạn nên:
- Tăng cường thực phẩm giàu vitamin B12, acid folic, sắt như cá ngừ, cá mòi, cá tuyết, thịt bò, sữa chua, thịt gà, gan động vật, trứng, sữa, rau có màu xanh đậm, đậu tương,…
- Uống nhiều nước (1.5 – 2 lít/ngày) đồng thời hạn chế đồ uống chứa nhiều cồn như rượu, bia, soda,…
- Ăn mặn hơn một chút bởi natri trong muối có thể kéo nước vào trong lòng mạch nhiều hơn, nhờ đó giúp nâng cao huyết áp hiệu quả.
- Ngoài 3 bữa chính, bạn nên ăn thêm 2 – 3 bữa phụ nhằm giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng, hạn chế tụt huyết áp đột ngột.
- Ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày, tránh thức quá khuya và luôn giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái.
- Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, đều đặn với các bài tập như Yoga, ngồi thiền, đi bộ nhẹ nhàng, đạp xem, hít sâu thở chậm,… nhằm nâng cao sức khỏe toàn diện.
- Hạn chế ngồi vắt chéo chân, đứng một chỗ trong thời gian dài và tắm nước nóng quá lâu.
- Sử dụng vớ nén y tế nhằm hạn chế ứ máu tại chi, giúp tăng cường lượng máu tới các cơ quan khác, nhờ đó giảm các triệu chứng tụt huyết áp hiệu quả.
- Khi mới thức giấc, bạn nên nằm nghỉ khoảng 5 – 10 phút trước khi ngồi dậy để cơ thể dần thích nghi, tránh tụt huyết áp đột ngột gây hoa mắt, chóng mặt, choáng váng,…
Huyết áp thấp không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi, choáng váng thường xuyên mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tới tính mạng vì những tai nạn bất ngờ, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… Hi vọng rằng qua bài viết trên các bạn độc giả đã có lựa chọn cho mình và người thân những phương pháp giúp phòng và điều trị huyết áp thấp hiệu quả.
Ngày đăng: 18/06/2019 | Cập nhật cuối: 09/07/2019
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20355465