Huyết áp thấp hay còn gọi là tụt huyết áp, có thể xảy ra với bất cứ ai với các biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt,… thậm chí là ngất xỉu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng lao động của người bệnh. Vậy khi bị huyết áp thấp phải làm sao? Dưới đây là 10 cách nâng cao huyết áp hiệu quả nhất.
Tóm tắt bài viết
- 1 Bổ sung nước đầy đủ
- 2 Tránh thay đổi tư thế đột ngột
- 3 Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất
- 4 Chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều bữa nhỏ
- 5 Bổ sung nhiều muối hơn trong khẩu phần ăn
- 6 Nâng huyết áp ổn định nhờ thảo dược tự nhiên
- 7 Tránh xa rượu, bia, các chất kích thích
- 8 Uống trà cam thảo, trà gừng, cà phê
- 9 Điều chỉnh tư thế chậm rãi
- 10 Tập thể dục, thể thao thường xuyên
Bổ sung nước đầy đủ
Thiếu hụt chất điện giải, nước sẽ làm giảm thể tích máu tuần hoàn và làm tụt huyết áp. Uống đủ nước 1,5-2 lít nước mỗi ngày là điều cơ bản để giữ huyết áp ổn định và giúp cơ thể không bị mệt mỏi. Bên cạnh đó khi sốt cao, tiêu chảy, nôn ói hoặc tập thể dục, làm việc ngoài trời nắng nóng thì cơ thể sẽ bị mất nước nhiều hơn bình thường nên cần bổ sung nhiều nước hơn.
Tránh thay đổi tư thế đột ngột
Tránh đột ngột đứng dậy hoặc ngồi dậy khi đang nằm, nên thay đổi tư thế chậm rãi, kê cao đầu giường ngủ,… cũng là một câu trả lời cho câu hỏi “Huyết áp thấp phải làm sao?”
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất
Thiếu hụt sắt, vitamin B12, acid folic,… thường xuyên sẽ khiến cơ thể bị thiếu máu. Do đó, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn đủ dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung thực phẩm bổ máu như thịt đỏ, hải sản có vỏ, rau xanh, trái cây,… để kích thích quá trình tạo máu, qua đó hỗ trợ ổn định chỉ số huyết áp.
Bổ sung thêm thịt đỏ trong bữa ăn giúp ổn định chỉ số huyết áp
Chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều bữa nhỏ
Huyết áp thấp thường xuất hiện sau khi bạn ăn quá no do lưu lượng máu lớn cần tập trung về hệ tiêu hóa. Vì vậy chia nhỏ bữa ăn dàn đều trong ngày cũng là phương pháp bạn nên thử nếu đang băn khoăn “Huyết áp thấp phải làm sao?”.
Người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn, lượng thức ăn của 3 bữa chia thành 5-6 bữa/ngày. Điều này không chỉ giúp hạn chế tình trạng tụt huyết áp sau ăn còn giúp quá trình tiêu hóa, hấp thu chất hiệu quả hơn.
Bổ sung nhiều muối hơn trong khẩu phần ăn
Muối giúp giữ nước trong cơ thể, từ đó tăng lưu lượng máu để nâng huyết áp. Do đó người bệnh huyết áp thấp nên ăn mặn hơn, tuy nhiên cũng cần hỏi ý kiến chuyên gia y tế vì điều này có thể ảnh hưởng đến chức năng tim và thận.
Nâng huyết áp ổn định nhờ thảo dược tự nhiên
Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh thì người bệnh nên kết hợp sử dụng đều đặn sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược Hồng Mạch Khang giúp huyết áp ổn định, bền vững nhờ có các thảo dược: Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân đã được nghiên cứu khoa học chứng minh giúp:
– Tác động đến thụ thể cảm áp ở thành mạch và điều hòa huyết áp tại thận, giúp chỉnh huyết áp ổn định về mức thường nhanh chóng.
– Kích thích tái tạo máu, bổ máu, làm tăng lưu lượng tuần hoàn, nâng dần huyết áp ổn định.
– Cải thiện tuần hoàn, tăng cương lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não, thận, tiêu hóa, giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, choáng váng, mệt mỏi, khó ngủ, chán ăn, khó tiêu…
Hồng Mạch Khang là giải pháp cho câu hỏi “Huyết áp thấp phải làm sao?”
Kết quả nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho thấy, trên 96.7% người bệnh huyết áp thấp đã nâng huyết áp trở về mức ổn định và giảm rõ rệt triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ… chỉ sau 6-8 tuần sử dụng Hồng Mạch Khang.
Cùng lắng nghe cảm nhận của cô Thảo – một người bệnh điển hình sau khi trải nghiệm sử dụng Hồng Mạch Khang trong video này:
Chia sẻ của cô Lê Thu Thảo về Hồng Mạch Khang nâng huyết áp
Tránh xa rượu, bia, các chất kích thích
Đồ uống có cồn có thể gây giãn mạch ngoại vi tạm thời, đồng thời tăng đào thải nước ra khỏi cơ thể, khiến huyết áp tụt đột ngột. Do đó hạn chế sử dụng rượu, bia, chất kích thích cũng là một cách tránh tụt huyết áp và giảm các biến chứng nguy hiểm.
Uống trà cam thảo, trà gừng, cà phê
Khi tụt huyết áp, có thể dùng ngay một cốc cafe hoặc trà cam thảo hoặc trà gừng để ổn định huyết áp tạm thời. Trong các thức uống này chứa cafein và một số hoạt chất có tác dụng kích thích cơ tim tăng co bóp, điều hòa muối nước, làm co mạch máu, nâng huyết áp.
Tuy nhiên, người bệnh cũng cần tránh sử dụng quá thường xuyên bởi sẽ gây ra tình trạng trằn trọc khó ngủ hoặc mất ngủ.
Điều chỉnh tư thế chậm rãi
Ở người huyết áp thấp, việc ngồi hay đứng dậy đột ngột có thể làm giảm nhanh lượng máu lên não gây tình trạng hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, mất thăng bằng, Do vậy, người bệnh cần chú ý khi đang nằm hay ngồi thì cần chuyển tư thế từ từ chậm rãi.
Tập thể dục, thể thao thường xuyên
Xây dựng kế hoạch tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tuần hoàn máu, điều hòa huyết áp. Mỗi ngày người bệnh huyết áp thấp nên dành ra 30-60 phút để tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức; đồng thời nên giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, ngủ đủ giấc 7-8 tiếng/ngày.
Trên đây là những bí quyết giúp bạn gỡ mối băn khoăn “Huyết áp thấp phải làm sao?”. Hi vọng qua chia sẻ trên thì bạn đọc có thể hiểu rõ và áp dụng sớm các phương pháp để tránh được những rủi ro không mong muốn của huyết áp thấp.
Nếu bạn muốn nâng chỉ số huyết áp bền vững, hiệu quả, đảm bảo sức khỏe tốt thì hãy liên hệ ngay đến Hotline 24/7 : 0988.024.366 Zalo: 0972053003 để được tư vấn nhanh chóng nhất.
Xem thêm:
Món ăn trị huyết áp thấp – Gợi ý 7 món ngon dễ làm tại nhà!
Kinh nghiệm chữa huyết áp thấp – Chia sẻ thật từ người trong cuộc
Ngày đăng: 19/12/2024 | Cập nhật cuối: 20/12/2024