Huyết áp thấp tuy không được nhắc đến nhiều như cao huyết áp nhưng đây là một căn bệnh có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe và khả năng lao động do máu không được cung cấp đủ đến tim, não và các bộ phận khác. Vậy huyết áp thấp là khoảng bao nhiêu? Phải làm sao để nâng và ổn định huyết áp? Cùng tìm hiểu tại đây!
Tóm tắt bài viết
Chỉ số huyết áp thấp là khoảng bao nhiêu?
Chỉ số huyết áp bao gồm 2 chỉ số:
– Huyết áp tâm thu (chỉ số lớn): còn được gọi là áp lực trong lòng động mạch khi tim co bóp và đẩy máu.
– Huyết áp tâm trương (chỉ số nhỏ): là áp suất trong lòng động mạch khi tim nghỉ giữa hai lần co bóp.
Ở người bình thường, chỉ số huyết áp trung bình là 120/80mmHg (huyết áp tâm thu/ huyết áp tâm trương)
Chỉ số huyết áp thấp là khoảng bao nhiêu
Chỉ số huyết áp sẽ thay đổi theo hoạt động. Khi tập thể dục, hoạt động mạnh, quá phấn khích, huyết áp sẽ tăng lên; khi nằm nghỉ ngơi, huyết áp sẽ giảm xuống.
Như vậy huyết áp thấp là khoảng bao nhiêu? Đó là khi chỉ số huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg và/ hoặc chỉ số huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg.
Huyết áp thấp là căn bệnh khá phổ biến ngày nay với tỉ lệ khoảng 5 – 7% số người trưởng thành. Trong đó, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 30 lần so với nam giới.
Vậy nguyên nhân dẫn đến huyết áp thấp là gì?
– Huyết áp thấp sinh lý do điều kiện sống hoặc do di truyền.
– Do không đủ thể tích máu trong lòng mạch: khi cơ thể mất nước hoặc mất máu.
– Tim co bóp yếu: suy giảm chức năng của tim.
– Hệ thống thần kinh thực vật không tự điều chỉnh được hoặc một số hormone trong cơ thể có nhiệm vụ kiểm soát mạch máu hoạt động không bình thường dẫn đến tụt huyết áp tư thế.
– Các vấn đề về nội tiết như bị đái tháo đường hoặc hạ đường huyết, tuyến giáp không hoạt động bình thường.
– Huyết áp thấp ở phụ nữ mang thai do nhu cầu máu tăng cao để nuôi dưỡng thai nhi
– Hạ huyết áp do sức khỏe suy kiệt
– Do stress, căng thẳng kéo dài, một trường ô nhiễm, béo phì, suy dinh dưỡng… đều có thể gây ra huyết áp thấp.
Triệu chứng nào để nhận biết huyết áp thấp?
Nếu đo chỉ số huyết áp thường xuyên thấp hơn mức thường và có các triệu chứng sau đây thì sẽ được đánh giá là huyết áp thấp:
– Chóng mặt hoặc choáng váng
– Đau đầu dữ dội hoặc mê sảng
– Cảm thấy ốm yếu
– Tầm nhìn mờ
– Buồn nôn
– Lú lẫn
– Ngất xỉu
– Da lạnh, ẩm hoặc nhợt nhạt
– Nhịp tim nhanh, nhịp thở nhanh, nông
– Cảm giác khát
Triệu chứng nhận biết huyết áp thấp
Khi có các dấu hiệu trên, cần thăm khám để được chẩn đoán và đưa ra phương hướng điều trị chính xác nhất. Đặc biệt đối với người già, người bệnh mạn tính vì bệnh kéo dài có thể để lại nhiều biến chứng đến tim, não,…
Nếu bạn còn băn khoăn huyết áp thấp là khoảng bao nhiêu, hay những biểu hiện đang gặp phải có phải huyết áp thấp hay không, hãy liên hệ đến Hotline 24/7 : 0988.024.366 hoặc Zalo: 0972053003 để được tư vấn nhanh chóng nhất.
Điều trị huyết áp thấp như nào?
Nếu người bệnh huyết áp thấp không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ thì cần thay đổi, xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học. Trong trường hợp đã có các triệu chứng nguy hiểm, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho người huyết áp thấp theo chỉ định:
– Thuốc fludrocortisone:
Là một loại glucocorticoid tổng hợp, được sử dụng để điều trị huyết áp thấp. Cơ chế hoạt động bằng cách điều chỉnh tỷ lệ nước và muối trong cơ thể, giúp duy trì ổn định huyết áp.
Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như suy tim, sưng phù, huyết áp cao, yếu cơ, hạ kali, mất ngủ, đau đầu, tăng đường huyết, tăng cân, tăng nhãn áp và viêm loét dạ dày.
– Thuốc midodrine:
Giúp tăng huyết áp bằng cách kích thích hoạt động của các thụ thể trên thành mao mạch. Midodrine phù hợp với người bị rối loạn chức năng thần kinh gây tụt huyết áp tư thế đứng.
Tuy ít gây ra tác dụng phụ nhưng người bệnh vẫn có thể xuất hiện các triệu chứng: đau dạ dày, ớn lạnh, tiểu nhiều, tiểu buốt, khô miệng, chóng mặt, buồn ngủ, mờ mắt, lo lắng,…
– Thuốc norepinephrine:
Đây là dạng thuốc tiêm, giúp làm co mạch máu, thúc đẩy tăng huyết áp nhanh chóng. Tuy nhiên thuốc để lại tác dụng phụ: phản ứng dị ứng, triệu chứng cao huyết áp, khó thở, đau đầu, lo lắng, nhịp tim chậm,…
Điều trị huyết áp thấp từ thảo dược an toàn, lành tính, hiệu quả bền vững
Ngày nay, có nhiều phương pháp giúp nâng huyết áp nhanh chóng, tức thời, tuy nhiên đó chỉ là biện pháp “chống cháy”. Để chỉ số huyết áp được ổn định một cách lâu dài, an toàn người bệnh nên kết hợp với các thảo dược tự nhiên như: Xuyên tiêu, Ích trí nhân, Đương quy,…
– Xuyên tiêu: Thảo dược nổi tiếng với công dụng hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu, giúp cải thiện triệu chứng da xanh xao, nhợt nhạt, chân tay lạnh, làm ấm cơ thể. Người bệnh khi sử dụng Xuyên tiêu cũng sẽ ăn ngon miệng hơn, giảm tình trạng đầy bụng, chán ăn nhờ công dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn của thảo dược này.
– Đương quy: Là “Nữ nhân sâm” của Việt Nam vì công dụng tuyệt vời bao gồm: bổ máu, thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn, giúp chỉ số huyết áp được nâng cao một cách bền vững, an toàn, hiệu quả; cải thiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ cho người bệnh.
– Ích trí nhân: Thảo dược giúp cải thiện, tăng cường lưu thông máu, khí huyết, tăng cường chức năng tim mạch, làm ấm thận và điều hòa huyết áp tại thận.
Viên uống Hồng Mạch Khang là sản phẩm kết hợp 3 thảo dược: Cao Quy đầu ( đầu rễ Đương quy), Xuyên tiêu, Ích trí nhân cùng 2 khoáng chất kích thích chuyển hóa Magie, L – carnitin, giúp:
– Nâng chỉ số huyết áp về mức bình thường và duy trì một cách ổn định, bền vững
– Đẩy lùi triệu chứng đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, khó ngủ, buồn nôn, da lạnh, nhợt nhạt,… của bệnh huyết áp thấp
– Giúp tiêu hóa tốt hơn, ăn ngon miệng hơn, giảm tình trạng chán ăn, chướng bụng…
Hồng Mạch Khang là sự kết hợp bộ 3 thảo dược hữu ích cho người huyết áp thấp
Có mặt trên thị trường gần 20 năm, Hồng Mạch Khang tự hào là sản phẩm được nhiều chuyên gia, người bệnh huyết áp thấp tin dùng giúp tăng cường sức khỏe, tìm lại niềm vui trong cuộc sống. Cùng lắng nghe chia sẻ của chị Thanh Hương, cô Thu Thảo – hai trong số hàng triệu người đã sử dụng Hồng Mạch Khang qua video dưới đây để hiểu rõ hơn về hiệu quả của sản phẩm:
Chia sẻ của chị Hương về hành trình trị bệnh huyết áp thấp
Cảm nhận của cô Lê Thu Thảo về sản phẩm Hồng Mạch Khang
Hi vọng qua bài chia sẻ của Xin chào bác sỹ, bạn đọc đã có câu trả lời “Huyết áp thấp là khoảng bao nhiêu” và các biểu hiện của huyết áp thấp để điều trị, chữa trị kịp thời, tránh những hậu quả không mong muốn với chính bản thân cũng như những người thân yêu của bạn.
Nếu bạn hay người thân đang gặp tình trạng huyết áp thấp, hãy liên hệ đến Hotline 24/7 : 0988.024.366 hoặc Zalo: 0972053003 để được tư vấn nhanh chóng nhất.
Xem thêm:
Cách phòng và điều trị bệnh huyết áp thấp đơn giản, hiệu quả tại nhà
7 món ăn trị huyết áp thấp đơn giản dễ làm
Nguồn tham khảo:
https://www.nhs.uk/conditions/low-blood-pressure-hypotension
https://www.verywellhealth.com/low-blood-pressure-treatment-4689155
Ngày đăng: 20/12/2024