Nhược thị là một trong những nguyên nhân phổ biến gây suy giảm thị lực ở trẻ. Qua thống kê, cứ 100 trẻ thì có đến 3 trẻ bị nhược thị. Nếu không phát hiện và điều trị đúng cách có thể để lại di chứng về thị lực suốt đời. Vậy bệnh nhược thị là gì? Đâu là phương pháp điều trị hiệu quả nhất? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây.
Tóm tắt bài viết
Bệnh nhược thị là gì?
Bình thường, hình ảnh của sự vật sau khi truyền qua giác mạc và thủy tinh thể được hội tụ ngay trên võng mạc. Sau đó, các tế bào cảm thụ ánh sáng sẽ truyền tín hiệu thần kinh đến não bộ thông qua hệ thống thần kinh thị giác tạo nên hình ảnh.
Nhược thị còn có tên gọi khác là “mắt lười” – là tình trạng suy giảm thị lực ở một hoặc cả hai bên mắt do hoạt động không ăn khớp với tín hiệu não bộ nên chỉ tăng cường hoạt động ở một bên mắt. Điều này khiến cho các tín hiệu hình ảnh ở bên mắt kia bị bỏ qua, lâu dần dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực.
Bệnh nhược thị – Mắt lười
Những ai dễ bị nhược thị?
Ở trẻ nhỏ, đường dẫn truyền thị giác từ mắt đến não bộ dần được hoàn thiện nên khi có sự gián đoạn sẽ gây suy giảm thị lực. Có khoảng 3% trẻ dưới 6 tuổi bị nhược thị. Từ 7 tuổi trở đi, hệ thống thần kinh thị giác và hoạt động não bộ dần ổn định nên việc điều trị sau thời gian này thường cho hiệu quả kém hơn. Do vậy, cần nhận biết và can thiệp sớm.
Ngoài ra, nhược thị ở người lớn không phải hiếm gặp và thường xuất hiện dựa trên một số vấn đề thị lực khác như loạn dưỡng võng mạc, đục thủy tinh thể, viễn thị, cận thị,… Để điều trị hiệu quả cần xác định chính xác căn nguyên.
Nguyên nhân nhược thị là do đâu?
Bất kỳ yếu tố nào gây cản trở tầm nhìn của mắt hoặc ảnh hưởng tới quá trình truyền tín hiệu hình ảnh đến não bộ đều có thể gây suy giảm thị lực dẫn đến nhược thị. Những nguyên nhân phổ biến bao gồm:
– Mắt lác/lé: hai mắt không nhìn cùng một hướng, một mắt nhìn thẳng, mắt còn lại sẽ nhìn liếc vào trong hoặc ra ngoài, lên trên hoặc xuống dưới. Khi hai tín hiệu hình ảnh được truyền về một lúc, não bộ sẽ bỏ qua tín hiệu từ một trong hai mắt để không gây ra hiện tượng nhìn đôi
– Các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị: một trong hai mắt sẽ bị nặng hơn kèm theo suy giảm thị lực. Nếu không chú ý sẽ rất khó nhận ra bất thường này
– Bệnh đục thủy tinh thể: một số trẻ bị đục thủy tinh thể bẩm sinh khiến thị lực suy giảm, dẫn đến nhược thị
Ngoài ra, tình trạng sẹo giác mạc, sụp mí,… có thể làm gia tăng nguy cơ bệnh nhược thị ở cả người lớn và trẻ em.
Nhược thị là một trong những hệ quả do đục thủy tinh thể
Biểu hiện của bệnh nhược thị cần nhận biết sớm
Nhược thị thường xuất hiện trước ở một bên mắt nên rất khó phát hiện ra, nhất là với trẻ nhỏ. Sau một thời gian, nhiều trẻ sẽ tự thích nghi với tình trạng này mà không biết thị lực mình đang bị suy giảm. Qua quan sát thực tế, một số dấu hiệu cần nhận biết sớm như sau:
– Mắt lác/lé
– Hay nháy mắt, nheo mắt khi nhìn xa, nghiêng đầu, dụi mắt lúc xem tivi,…
– Nhìn không rõ khi che một mắt
– Trẻ nhỏ đi lại có thể gặp khó khăn, dễ bị va đập, té ngã vì nhìn không rõ phía trước; không nhìn được rõ hình ảnh, chữ viết… khi ngồi học.
Làm sao để chẩn đoán chính xác bệnh nhược thị?
Thực tế, để phát hiện bệnh nhược thị cần kiểm tra thị lực từng mắt một cách kỹ lưỡng theo những cách sau:
– Đo thị lực cả hai mắt
– Kiểm tra hệ thống vận động của mắt
– Kiểm tra tật khúc xạ
Với trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ, bác sĩ kiểm tra bằng cách lần lượt che từng mắt và theo dõi xem mắt trẻ có nhìn theo vật chuyển động hay không. Nếu mắt kia bị nhược thị, trẻ thường có phản xạ cố nhìn lên phía trên hoặc dưới miếng che, thậm chí là khóc hoặc dùng tay gạt đi để tạo sự chú ý.
Kiểm tra thị lực giúp phát hiện sớm tình trạng nhược thị
Phương pháp điều trị bệnh nhược thị
Luyện tập mắt nhược thị
Với trẻ nhỏ mắc chứng nhược thị, để cải thiện chức năng thị giác cần có biện pháp điều chỉnh để trẻ sử dụng bên mắt yếu thường xuyên hơn. Cách phổ biến nhất là kính kết hợp với miếng dán/miếng che bên mắt khỏe hơn để kích thích hoạt động ở bên mắt còn lại. Một số trường hợp, cần sử dụng thuốc nhỏ mắt để làm giảm thị lực ở bên mắt khỏe, để trẻ tập trung nhìn bằng bên mắt còn lại.
Điều trị căn nguyên gây nhược thị
Ngoài chế độ luyện tập phù hợp, để điều trị tốt bệnh nhược thị thì cần tác động trực tiếp đến căn nguyên, chẳng hạn như:
– Đối với các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị,… cần đeo kính mắt và chỉnh độ kính phù hợp
– Đối với bệnh đục thủy tinh thể: hiện chưa có thuốc nào có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng người bệnh vẫn có thể dùng thuốc bổ mắt phù hợp để ngăn chặn bệnh tiến triển, bảo vệ thị lực còn lại, tránh gây mù lòa. Việc phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo chỉ nên áp dụng trong trường hợp thị lực giảm sâu ở dưới mức 3/10.
Thực tế, nếu chỉ bổ sung dưỡng chất qua ăn uống hàng ngày là chưa đủ để chăm sóc và bảo vệ mắt. Do đó, chuyên gia nhãn khoa khuyên rằng, nên ưu tiên những sản phẩm hỗ trợ có chứa nhiều nhóm chất như vitamin B, kẽm, chất chống oxy hóa,… với hàm lượng được nghiên cứu, đảm bảo an toàn khi sử dụng. Trong đó, Alpha lipoic acid (ALA) là một chất chống oxy hóa mạnh có khả năng thấm sâu vào nhiều mô mắt, ngăn ngừa quá trình stress oxy hóa, từ đó làm chậm lại tiến triển của bệnh đục thủy tinh thể và ngăn ngừa tăng độ do cận thị, viễn thị, loạn thị,…
Hiện nay, các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu kết hợp ALA cùng một số dưỡng chất như kẽm, Lutein, Zeaxanthin tạo nên viên uống Minh Nhãn Khang giúp chăm sóc mắt toàn diện hơn. Kết quả khảo sát của báo Khoa học & Đời sống phối hợp cùng tạp chí Sức khỏe & Môi trường, có đến 93.20% người dùng có cải thiện tốt các triệu chứng nhìn mờ nhòe, chấm đen, ruồi bay, nhức mỏi mắt, khô mắt… Để hiểu rõ hơn về giải pháp chăm sóc mắt này, bạn theo dõi tại video:
Giải pháp chăm sóc mắt được chuyên gia tiết niệu khuyên dùng
Mong rằng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn “nhược thị là gì” để có kế hoạch chăm sóc mắt tốt nhất cho bản thân và gia đình, đặc biệt là những trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, cần định kỳ kiểm tra thị lực để phát hiện dấu hiệu nhược thị và có biện pháp can thiệp phù hợp.
Bệnh đục thủy tinh thể – Thủ phạm gây nhược thị, suy giảm thị lực
Viên uống Minh Nhãn Khang – Giải pháp chăm sóc mắt toàn diện cho mọi độ tuổi
Ngày đăng: 19/05/2021 | Cập nhật cuối: 15/06/2021
https://www.aao.org/eye-health/diseases/amblyopia-lazy-eye
https://www.webmd.com/eye-health/amblyopia-child-eyes