Đối với những trường hợp tụt huyết áp nặng, việc sử dụng trà gừng sẽ không thể mang lại hiệu quả tốt, thay vào đó cần dùng đến các loại thuốc tây có khả năng nâng huyết áp nhanh. Nhưng để đảm bảo an toàn cho mình, bạn cần tìm hiểu kỹ tác dụng của các thuốc trị tụt huyết áp trước khi sử dụng.
Tóm tắt bài viết
Các nhóm thuốc trị tụt huyết áp thông dụng
Hiện nay, để điều trị tụt huyết áp, bác sỹ có thể chỉ định một số thuốc sau đây:
Terlipressin
Là chất tương tự vasopressin, một loại hormone sản xuất tại thùy sau tuyến yên có tác dụng co mạch, tăng huyết áp. Terlipressin thường dùng cho những trường hợp tụt huyết áp cấp tính do sốc nhiễm trùng, xuất huyết thực quản, hội chứng gan thận. Một số tác dụng không mong muốn của thuốc là tăng áp lực động mạch, nhịp tim bất thường, đau ngực, thiểu năng vành, khó thở do co thắt phế quản, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng…
Fludrocortisone
Thuốc tác dụng lên quá trình trao đổi muối nước, làm tăng tái hấp thu natri và thải kali tại thận, hệ quả là gây giữ nước trong cơ thể, kéo theo tăng huyết áp. Fludrocortisone có thể sử dụng để điều trị tụt huyết áp do mọi nguyên nhân. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc là hạ kali máu, phù, đau đầu, chóng mặt, tăng tiết mồ hôi, thèm ăn, bồn chồn…, nghiêm trọng hơn là tăng nhãn áp, đau mắt, co giật…
Heptaminol (Heptamyl)
Heptamyl là thuốc trị tụt huyết áp được chỉ định cho những trường hợp hạ huyết áp tư thế nặng (hiện tượng tụt huyết áp đột ngột khi đứng lên). Thuốc có tác dụng trợ tim mạch, tăng trương lực tĩnh mạch để giúp máu trở về tim, từ đó nâng huyết áp lên. Các tác dụng không mong muốn thương gặp là đau dạ dày, buồn nôn, nôn, nhịp tim nhanh, trống ngực…
Heptamyl là thuốc trị tụt huyết áp được sử dụng phổ biến
Epinephrine và norepinephrine
Thuốc hoạt động giống như hai chất dẫn truyền thần kinh adrenaline và noradrenaline, làm kích thích hệ giao cảm, tăng nhịp tim, co mạch và tăng huyết áp. Epinephrine và norepinephrine thường dùng trong cấp cứu hạ huyết áp do sốc phản vệ, ngừng tim, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng…. Do norepinephrine có tác dụng đặc hiệu hơn nên được chỉ định phổ biến hơn epinephrine. Tác dụng phụ có thể gặp của thuốc là loạn nhịp tim, trống ngực, khó thở, hồi hộp, mất ngủ, đau đầu…
Midodrine
Midodrine cũng có tác dụng cường giao cảm, co mạch máu và nâng huyết áp. Thuốc chủ yếu dùng để điều trị hạ huyết áp tư thế nặng. Một số tác dụng không mong muốn thường gặp là ớn lạnh, ngứa ran, khó chịu dưới da, tiểu nhiều nhưng khó tiểu, đau đầu, nhầm lẫn, buồn nôn…
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị tụt huyết áp
– Thuốc tây trị tụt huyết áp có thể gây tăng huyết áp quá mức với biểu hiện là đau đầu, mặt đỏ bừng, choáng váng, buồn nôn…, do đó chỉ sử dụng thuốc khi bác sỹ kê đơn, không tự ý mua thuốc về uống.
– Trong quá trình dùng thuốc nên theo dõi huyết áp, nhịp tim và các phản ứng của cơ thể thường xuyên. Nếu thấy dấu hiệu bất thường cần thông báo sớm cho bác sỹ để xử trí kịp thời.
– Khi thường xuyên bị tụt huyết áp, trước hết cần đến bệnh viện thăm khám để tìm ra nguyên nhân, từ đó có hướng sử dụng thuốc và điều trị phù hợp.
Sử dụng thuốc trị tụt huyết áp theo đúng kê đơn của bác sỹ
Giải pháp điều trị tụt huyết áp giúp ổn định huyết áp bền vững
Thuốc tây sẽ giúp nâng huyết áp lên tức thì, nhưng chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn, không thể giữ huyết áp ổn định lâu bền và còn gây nhiều tác dụng không mong muốn. Do đó, nếu chưa thực sự cần thiết thì trước hết bác sỹ sẽ khuyên người bệnh nên áp dụng các biện pháp điều trị không dùng thuốc để mang lại tác dụng bền vững, cụ thể là:
Sử dụng sản phẩm từ thảo dược
Các sản phẩm thảo dược luôn là lựa chọn hữu hiệu, an toàn dành cho người bệnh huyết áp thấp và tụt huyết áp, đặc biệt là những sản phẩm có thành phần từ Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu… Bởi lẽ, theo nghiên cứu trên tạp chí Natural Medicines, Đương quy có khả năng cải thiện chức năng các thụ thể cảm áp ở mạch máu, tăng cường phản xạ điều chỉnh huyết áp của cơ thể, đồng thời kích thích quá trình tạo máu, thúc đẩy lưu thông máu. Nghiên cứu về Ích trí nhân cũng cho thấy, thảo dược này giúp điều hòa huyết áp tại thận, tăng sức co bóp của tim, nhờ đó nâng huyết áp tự nhiên, bền vững.
Hiện nay, viên uống Hồng Mạch Khang là sản phẩm duy nhất trên thị trường chứa kết hợp 2 thảo dược này. Thực nghiệm lâm sàng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho thấy, 96.7% người bệnh huyết áp thấp đạt hiệu quả tốt khi sử dụng Hồng Mạch Khang, cụ thể là huyết áp nâng cao ổn định, số lần tụt huyết áp giảm xuống và các biểu hiện đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng khi đứng… giảm rõ rệt. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của một trường hợp điển hình bị tụt huyết áp đã dùng sản phẩm trong video sau:
Chia sẻ của chị Nguyễn Thị Thanh Hương (Đông Anh, Hà Nội – 0978213466)
Thay đổi lối sống khoa học
– Không thay đổi tư thế đột ngột, khi đứng dậy nên làm nhẹ nhàng để tránh gây hạ huyết áp tư thế.
– Những trường hợp bị hạ huyết áp tư thế nên sử dụng tất/vớ nén có tác dụng giảm ứ máu ở chân để hạn chế hiện tượng tụt huyết áp khi đứng lên.
– Uống nhiều nước tối thiểu 1.5 – 2 lít/ngày, không uống rượu bia vì đồ uống có cồn dễ gây tụt huyết áp.
– Ăn các bữa nhỏ (5 – 6 bữa/ngày), không ăn quá no một lần, không hoạt động ngay sau khi ăn để tránh bị hạ huyết áp sau ăn.
– Hỏi ý kiến bác sỹ đổi thuốc nếu tình trạng tụt huyết áp là do tác dụng phụ của thuốc.
– Tăng cường tập luyện thể thao để cải thiện lưu thông máu, tăng sức co bóp của tim, từ đó ổn định huyết áp.
– Ăn mặn hơn để cải thiện mức huyết áp, trừ trường hợp bị suy tim hoặc suy thận.
– Chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, tăng cường thực phẩm bổ máu như thịt bò, rau lá xanh đậm, bí đỏ, thịt gà, thịt nạc, hải sản, trứng, đậu đỗ…
Thuốc trị tụt huyết áp là giải pháp cứu trợ khẩn cấp cho người bệnh trong những tình huống nguy hiểm. Nhưng bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị tụt huyết áp
Tổng hợp những cách chữa tụt huyết áp hiệu quả nhất
Ngày đăng: 17/11/2020