Nuôi dạy trẻ tăng động sẽ không còn là thách thức lớn nếu cha mẹ đặt mình như những người bạn đồng hành để giúp con điều chỉnh hành vi và cải thiện khả năng tập trung chú ý. Việc giáo dục này rất cần sự kiên trì và tinh tế của cha mẹ ngay từ các chi tiết nhỏ. Vậy dạy trẻ tăng động giảm chú ý như thế nào để hiệu quả? Dưới đây là 11 “mẹo” sẽ giúp ích cho bạn.
Tóm tắt bài viết
- 1 Chấp nhận thực tế không phải mọi trẻ tăng động đều hoàn hảo
- 2 Hạn chế những nhận xét tiêu cực đến con bạn
- 3 Đừng tạo áp lực điều trị bệnh với trẻ
- 4 Hiểu rõ về kỷ luật và trừng phạt
- 5 Nhất quán trong giáo dục hành vi với trẻ tăng động
- 6 Đừng lúc nào cũng trách phạt trẻ vì những hành vi khó kiểm soát
- 7 Ngưng đổ lỗi về những khó khăn của trẻ
- 8 Khuyến khích hành động tích cực của trẻ
- 9 Tinh tế hơn giao tiếp hàng ngày với trẻ
- 10 Xây dựng hình tượng cha mẹ lý tưởng
- 11 Nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh
Chấp nhận thực tế không phải mọi trẻ tăng động đều hoàn hảo
Trẻ tăng động gặp nhiều khó khăn chỉ vì quá hiếu động nên thường xuyên bất cẩn, phạm lỗi. Có những lúc bạn khó giữ được bình tĩnh mà la mắng trách phạt trẻ và nếu bạn thường xuyên lặp lại những hành động này sẽ khiến trẻ có suy nghĩ tiêu cực về bản thân. Bởi thực tế, trẻ tăng động thường rất nhạy cảm, trẻ có thể cảm nhận rõ sự tức giận hay thất vọng của cha mẹ và ảnh hưởng đến lòng tự trọng của mình. Chính vì vậy thay vì đặt áp lực quá lớn, bạn nên nhận thức rõ những khó khăn mà trẻ đang gặp phải và dành nhiều thời gian giúp đỡ để trẻ tiến bộ. Đây là bí quyết đầu tiên khi băn khoăn “dạy trẻ tăng động giảm chú ý như thế nào?”.
Hạn chế những nhận xét tiêu cực đến con bạn
Thực tế, không phải tất cả mọi người đều có thể cảm thông với những khó khăn mà trẻ tăng động đang gặp phải. Họ có thể có những nhận xét không tích cực rằng trẻ kém thông minh, lười biếng, không có cố gắng… Chính lúc này, cha mẹ là người giúp con “gạt bỏ” những nhận xét tiêu cực, để khắc phục các nhược điểm này và học tập tốt hơn. Bạn hãy tạo điều kiện để trẻ được phát huy các sở thích và lợi thế của bản thân.
Cha mẹ nên quan tâm và cảm thông với khó khăn của trẻ tăng động
Đừng tạo áp lực điều trị bệnh với trẻ
Điều trị bệnh đúng phương pháp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ tăng động. Trẻ có đủ nhận thức rằng mình đang được điều trị. Do đó, bạn hãy thẳng thắn trao đổi để trẻ hợp tác hơn và hiểu rằng việc dùng thuốc hay sản phẩm hỗ trợ là việc cần thiết để giúp con khỏi bệnh và tiến bộ hơn. Cha mẹ không nên đe dọa sẽ tăng liều thuốc hay trách phạt nếu trẻ từ chối điều trị.
Hiểu rõ về kỷ luật và trừng phạt
Không ít cha mẹ than phiền rằng, họ gần như “bó tay” với trẻ tăng động mặc dù đã la mắng, trách phạt nhưng con không chịu thay đổi, thậm chí có xu hướng chống đối hơn. Bạn có chắc đã tiếp cận đúng cách với con?
Tiến sĩ Nhi khoa Severe, tác giả của cuốn sách “Cách cư xử với trẻ tăng động giảm chú ý” cho biết: nhiều phụ huynh nhầm lẫn giữa hai khái niệm “kỷ luật” và “ trừng phạt” khi giáo dục trẻ tăng động nên hiệu quả mang lại không như ý muốn.
Đối với trẻ tăng động, kỷ luật sẽ thích hợp hơn bởi đây là cách dạy trẻ cách cư xử đúng mực bằng việc phân tích hành vi chưa tốt, đưa ra giải pháp đúng mực hay những hình phạt đã thống nhất từ trước. Sự trừng phạt quá nghiêm khắc như đánh đòn, la mắng,… thường phản tác dụng bởi khiến trẻ sợ hãi và buộc phải làm theo. Đây là một tác động tâm lý tiêu cực.
Kỷ luật và sự trừng phạt là hoàn toàn khác nhau
Nhất quán trong giáo dục hành vi với trẻ tăng động
Để xây dựng tính kỷ luật cho trẻ, cha mẹ nên nhất quán trong việc giáo dục. Những hình phạt đã thống nhất giữa cha mẹ và trẻ cần được áp dụng ở mọi nơi, không chỉ riêng ở nhà mà ngay cả ở những nơi công cộng . Cha mẹ nên tinh tế trong khi xử lý các tình huống này để không làm ảnh đến lòng tự trọng của trẻ.
Đừng lúc nào cũng trách phạt trẻ vì những hành vi khó kiểm soát
Tăng động giảm chú ý là một rối loạn có liên quan đến dẫn truyền thần kinh khiến trẻ gặp nhiều khó khăn và bản thân trẻ cũng không cố ý gây nên những hành vi này. Do đó, việc bạn luôn trách phạt trẻ vì những bất cẩn sẽ ảnh hưởng xấu đến lòng tự trọng của trẻ, khiến trẻ thấy tự ti về bản thân mình. Chính vì vậy cách giao tiếp tốt nhất chính là nhẹ nhàng và kiên trì nhắc nhở và chỉ áp dụng hình phạt nếu trẻ không chịu thỏa hiệp và có hành vi chống đối.
Ngưng đổ lỗi về những khó khăn của trẻ
Không phải tất cả mọi người đều có thể cảm thông với những khó khăn mà con bạn đang gặp phải nên sẽ có lúc họ hiểu sai về những hành động của trẻ. Việc bạn bi quan nghĩ rằng, đây là lỗi của mọi người chính là một sai lầm nghiêm trọng. Bạn có thể hỗ trợ trẻ bằng cách kiên trì giáo dục hành vi cho con và cởi mở chia sẻ với những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ.
Khuyến khích hành động tích cực của trẻ
Sự tán dương và công nhận sự cố gắng của trẻ chính là một liều thuốc tinh thần tốt nhất giúp trẻ hiểu rằng bạn quan tâm và đánh giá cao sự cố gắng của con. Những phần thưởng nhỏ như đồ chơi yêu thích, một chuyến đi chơi cuối tuần sẽ là cơ hội để tăng sự gắn kết hơn giữa cha mẹ và con cái. Ngoài ra, bạn hãy dành thời gian trò chuyện, vui chơi cùng trẻ bằng các hoạt động ngoại khóa lành mạnh.
Dạy trẻ tăng động giảm chú ý như thế nào: Tán dương đúng lúc
Tinh tế hơn giao tiếp hàng ngày với trẻ
Che mẹ hãy hạn chế những lời nói, nhận xét tiêu cực khiến trẻ tổn thương lòng tự trọng như: lười biếng, kém cỏi, không thông minh,… Với những đòi hỏi chưa hợp lý, bạn không vội vàng từ chối mà nên phân tích để trẻ hiểu đâu là hành vi đúng mực. Bạn hãy bình tĩnh cùng con giải quyết những khó khăn này với tinh thần thoải mái để trẻ cảm nhận được sự yêu thương và có động lực để tiến bộ hơn.
Xây dựng hình tượng cha mẹ lý tưởng
Hành động của cha mẹ có tác động rất lớn đến những thói quen và cách cư xử của trẻ. Do đó, nếu bạn muốn con cư xử một cách đúng mực, trước hết hãy trở thành cha mẹ lý tưởng. Bạn càng dễ nổi nóng, cáu gắt với trẻ thì việc hi vọng trẻ kiểm soát hành vi và cảm xúc của mình càng khó khăn hơn. Cha mẹ nên học cách giữ bình tĩnh trước những hành vi khó kiểm soát và đừng ngần ngại nói lời xin lỗi với con trong một số tình huống.
Nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh
Nuôi dạy trẻ tăng động để mang lại hiệu quả tốt nhất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Các thành viên trong gia đình nên nhất quán trong việc giáo dục để xây dựng những thói quen tốt cho trẻ. Cha mẹ nên cởi mở trao đổi với thầy cô về những khó khăn của trẻ để có biện pháp hỗ trợ tốt nhất.
Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý rất đa dạng, đòi hỏi sự tìm tòi và ứng dụng kiên trì của các bậc phụ huynh. Nếu áp dụng đúng, chắc chắn trẻ sẽ sớm cải thiện tốt hành vi và phát triển toàn diện như các bạn bè cùng trang lứa.
Cốm Egaruta và những lợi ích chuyên biệt cho trẻ tăng động giảm chú ý
Dinh dưỡng “vàng” giúp trẻ tăng động tăng khả năng tập trung chú ý
Ngày đăng: 25/06/2019 | Cập nhật cuối: 10/07/2019
https://www.additudemag.com/behavior-punishment-parenting-child-with-adhd/https://www.helpguide.org/articles/add-adhd/teaching-students-with-https://www.additudemag.com/slideshows/how-to-improve-math-skills