Nhìn con khôn lớn khỏe mạnh từng ngày là niềm hạnh phúc lớn nhất khi làm cha mẹ. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lại thường bối rối khi càng lớn con càng nghịch ngợm nhiều hơn, hiếu động quá mức, không tập trung học tập… Liệu rằng đây có phải là dấu hiệu trẻ tăng động giảm chú ý? Bài viết dưới đây sẽ giúp tháo gỡ những thắc mắc này.
Tóm tắt bài viết
Dấu hiệu trẻ tăng động giảm chú ý cần nhận biết sớm
Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển và biểu hiện có thể không hoàn toàn giống nhau ở mọi trẻ nhưng thường có các dấu hiệu đặc trưng sau đây:
Tăng động dạng hiếu động, bốc đồng
- Trẻ bồn chồn, thường xuyên chạy nhảy leo trèo, ngọ nguậy chân tay và khó ngồi yên một chỗ trong thời gian dài
- Trẻ thường tự ý rời khỏi chỗ ngồi, nói chuyện tự do trong giờ học
- Trẻ thấy khó khăn khi tham gia các trò chơi hoặc hoạt động yêu cầu sự yên tĩnh
- Trẻ thiếu kiên nhẫn và thường tỏ ra khó chịu khi phải đến lượt mình trong các trò chơi trò chơi, khi xếp hàng
- Trẻ nói quá nhiều và thường không đúng chủ đề
- Trẻ thường xuyên ngắt lời người khác hoặc trả lời trước khi được hỏi
- Trẻ khó kiểm soát cảm xúc, hay cáu gắt, giận hờn, ăn vạ khi không được đáp ứng yêu cầu. Dấu hiệu trẻ tăng động này dễ nhầm lẫn với các rối loạn cảm xúc ở trẻ mới biết đi
- Trẻ thường gặp các rối loạn giấc ngủ
Chạy nhảy, leo trèo mọi nơi – Dấu hiệu trẻ tăng động
Xem thêm:
Cốm Egaruta – Giải pháp thảo dược cho trẻ tăng động giảm chú ý
Tăng động dạng thiếu tập trung
- Trẻ dễ bị phân tâm bởi các tác động bên ngoài như tiếng người nói, đi lại…
- Trẻ bất cẩn, không chú ý đến những chi tiết nhỏ nên thường xuyên phạm lỗi, vi phạm nội quy lớp học
- Trẻ thường không hoàn thành tốt các nhiệm vụ vì trẻ rất nhanh chán nản, không kiên trì. Việc phải làm quá nhiều bài tập hay đọc những bài học quá dài… là một thử thách với trẻ tăng động. Đây là dấu hiệu trẻ tăng động rất thường gặp
- Trẻ hay lơ đễnh, không tập trung vào câu chuyện hoặc những việc xung quanh
- Khó quản lý thời gian và tự sắp xếp công việc nên hay bỏ sót các nhiệm vụ, không hoàn thành đúng thời hạn và bối rối khi phải thực hiện nhiều công việc cùng một lúc
- Trẻ khó thực hiện theo hướng dẫn do không tập trung, không tự nhắc lại được các yêu cầu và thường không hào hứng tham gia vào các hoạt động đòi hỏi sự kiên nhãn hay sự tập trung cao độ
- Trẻ hay để quên, làm thất lạc các đồ dùng
Tăng động dạng kết hợp
Đây là dạng phổ biến nhất, gọi chung là tăng động giảm chú ý. Trẻ xuất hiện đồng thời cả biểu hiện bốc đồng, hiếu động quá mức và giảm tập trung chú ý, gặp nhiều khó khăn trong học tập, sinh hoạt hàng ngày.
Trẻ tăng động giảm chú ý thường gặp nhiều khó khăn trong học tập
Tăng động giảm chú ý ở bé gái
Mặc dù tăng động giảm chú ý gặp phổ biến ở các bé trai nhưng hiện nay tỷ lệ trẻ em gái mắc bệnh cũng đang ngày càng gia tăng. Thực tế, những biểu hiện ở trẻ có thể không rõ ràng và mắc kèm một số rối loạn như rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, trẻ thường cảm thấy bị cô lập, khó kết bạn, tách biệt trong các mối quan hệ xã hội…
Để kết luận chính xác các dấu hiệu trẻ tăng động, bác sĩ sẽ thăm khám sức khỏe tổng quát, căn cứ vào các biểu hiện của trẻ hàng ngày để phân biệt với một số tình trạng khác như: tổn thương não bộ, hiếu động đơn thuần, rối loạn cảm xúc…
Nguyên nhân bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ
Mặc dù nguyên nhân chưa được khẳng định hoàn toàn nhưng một số yếu tố có thể làm gia tăng tình trạng bệnh, bao gồm:
- Yếu tố di truyền: nguy cơ sẽ cao hơn khi trong gia đình có người thân từng bị tăng động giảm chú ý
- Bất thường cấu trúc não bộ: một số vùng não bộ của trẻ tăng động có kích thước nhỏ hơn so với bình thường như thùy trán, vùng nhân đuôi…
- Rối loạn dẫn truyền thần kinh trong não bộ: sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh gây nên nhiều rối loạn hành vi và giảm tập trung
- Môi trường độc hại: người mẹ lạm dụng chất kích thích thần kinh như rượu bia, sử dụng nhiều điện thoại,.. trong khi mang thai hoặc trẻ bị phơi nhiễm hóa chất độc hại như chì, thủy ngân… trong giai đoạn 3 năm đầu đời
Bệnh tăng động giảm chú ý có chữa khỏi không? Điều trị bao lâu?
Mặc dù có bản chất là một rối loạn dẫn truyền thần kinh nhưng bệnh tăng động thường không nguy hiểm như các bệnh cùng xuất phát điểm khác. Đặc biệt khi được nhận biết sớm và điều trị đúng phương pháp, bệnh tăng động giảm chú ý hoàn toàn có thể chữa khỏi được mà không để lại di chứng nghiêm trọng, trẻ biết điều chỉnh hành vi, tăng tập trung chú ý trong học tập và phát triển toàn diện hơn.
Đọc đến đây, chắc chắn bạn đã biết đâu là những dấu hiệu trẻ tăng động để luôn là người bạn đồng hành với con trong từng giai đoạn phát triển. Sự quan tâm, kiên trì của gia đình và nhà trường sẽ mang lại hiệu quả tốt giúp trẻ tăng động thành công hơn trong tương lai.
Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý – Viết cho cha mẹ có con bị tăng động
Trẻ tăng động giảm chú ý nên ăn gì? Dinh dưỡng “vàng” cho con!
Ds. An Chu
Ngày đăng: 19/03/2019 | Cập nhật cuối: 13/09/2019
https:// www.additudemag.com/what-are-the-symptoms-of-adhd/
https:// www.nhs.uk/conditions/attention-deficit-hyperactivity-disorder-adhd/treatment/
https:// www.healthline.com/health/adhd/signs