“Bỏ túi” bài test chẩn đoán trẻ tăng động giảm chú ý chính xác nhất

“Bỏ túi” bài test chẩn đoán trẻ tăng động giảm chú ý chính xác nhất

Hiếu động, đùa nghịch ở trẻ thông thường không quá đáng lo bởi đây là “đặc trưng” ở hầu hết trẻ nhỏ. Tuy nhiên mức độ như thế nào là bình thường? Bạn có khi nào băn khoăn liệu con mình chỉ là hiếu động đơn thuần hay đây là biểu hiện của chứng bệnh tăng động rất phổ biến hiện nay? Bài test chẩn đoán trẻ tăng động giảm chú ý dưới đây được dựa trên thang điểm Valderbilt do các y chuyên gia, bác sĩ bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội biên soạn sẽ giúp bạn có thêm căn cứ để nhận biết sớm.

Các bài test giúp chẩn đoán trẻ tăng động giảm chú ý

Cha mẹ hãy đọc kỹ từng câu trong bài test dưới đây và đưa ra câu trả lời đúng nhất với hành vi của trẻ. Hãy chọn “CÓ” khi biểu hiện này của trẻ đã kéo dài tối thiểu 6 tháng và xuất hiện ở ít nhất hai môi trường (ở nhà, ở trường), đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập cũng như sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Mỗi câu trả lời “CÓ” tương ứng với một điểm.

Bài test 1: Biểu hiện giảm tập trung

STT Tiêu chí đánh giá

(1 điểm)

Không

(0 điểm)

1 Không chú ý đến các chi tiết nhỏ, thường xuyên phạm lỗi do quá bất cẩn
2 Không tập trung vào các yêu cầu, cuộc hội thoại hay bài giảng… Nhưng nếu hứng thú với việc gì đó trẻ sẽ rất đam mê và tập trung cao độ mà không để ý đến những công việc xung quanh
3 Dễ bị phân tâm và bỏ dở công việc đang làm bởi những tác động xung quanh như tiếng người nói chuyện, tiếng đi lại….
4 Thường xuyên mơ hồ, không tập trung vào lời nói của người đối diện, thường bỏ lỡ những điểm mấu chốt, không theo kịp cuộc trò chuyện
5 Không thực hiện theo các quy tắc hay những hướng dẫn để hoàn thành công việc được giao như bài tập nhóm, bài tập về nhà…
6 Khó khăn trong khi phải tự tổ chức công việc và sắp xếp thời gian cá nhân
7 Không hứng thú, thường trốn tránh tham gia những hoạt động hay trò chơi cần sự yên tĩnh và đòi hỏi sự kiên trì trong thời gian dài
8 Thường xuyên làm thất lạc các đồ dùng cá nhân như (sách,vở, bút, đồ chơi …)
9 Có thể quên ngay cả các sinh hoạt cá nhân hàng ngày như đánh răng, tắm rửa, các việc nhà được phân công…

Tổng điểm

Bài test 2: Biểu hiện tăng động, bốc đồng

STT Tiêu chí đánh giá

(1 điểm)

Không

(0 điểm)

1 Hay bồn chồn, ngọ nguậy, vặn vẹo chân tay khi phải ngồi một chỗ    
2 Trẻ thường tỏ ra rất khó chịu khi phải ngồi yên tập trung và thường có xu hướng thực hiện những hành vi sai quy định như tự ý đi ra khỏi chỗ ngồi…    
3 Hay chạy nhảy, leo trèo lên các đồ vật trong nhà hoặc ở lớp mà không nhận thức được những nguy hiểm của những hành vi này, dễ gặp các chấn thương ngoài ý muốn    
4 Di chuyển liên tục giống như đang “lái xe trên đường” hoặc trông như “động cơ hoạt động”    
5 Khó khăn khi chơi hoặc tham gia các hoạt động cần sự yên tĩnh như làm bài kiểm tra, chơi trò trốn tìm…    
6 Nói quá nhiều, đôi khi không đúng chủ đề    
7 Hấp tấp, thường tự trả lời trước khi được hỏi, không kiên nhẫn đợi đến cuối cuộc hội thoại    
8 Thường ngắt lời, chen ngang làm phiền câu chuyện hoặc hoạt động của người khác    
9 Khó khăn khi phải đợi đến lượt mình trong các hoạt động theo thứ tự như xếp hàng, trò chơi theo lượt…  

Tổng điểm

   

Bài test 3: Hành vi chống đối

STT Tiêu chí đánh giá

(1 điểm)

KHÔNG

(0 điểm)

1 Cãi nhau với người lớn, ví dụ như khi cha mẹ yêu cầu trẻ học bài trẻ có thể cãi lại ngay.
2 Tức giận đến độ mất kiểm soát, chẳng hạn như không vừa ý, trẻ có thể tức giận, cáu gắt, la hét,…
3 Chủ động không tuân theo hoặc từ chối làm theo yêu cầu của người lớn.
4 Chủ ý quấy rầy người khác vì lỗi lầm của chính mình.
5 Dễ tự ái và bực mình vì người khác, chẳng hạn nếu cha mẹ thiên vị một chút, trẻ có thể tự ái, giận dỗi.
6 Dễ tức giận hoặc cay cú.
7 Hay hằn học, có hành vi trả thù.
8 Đổ tội cho người khác vì lỗi lầm của chính mình.

Tổng điểm

 

Bài test 4: Rối loạn hành vi cư xử

STT Dấu hiệu

(1 điểm)

KHÔNG

(0 điểm)

1 Bắt nạt, đe doạ hoặc làm người khác sợ.
2 Là người khởi đầu việc đánh nhau với bạn bè, anh/chị/em trong gia đình.
3 Nói dối để né tránh những rắc rối do chính mình gây ra.
4 Nghỉ hoặc trốn học mà không có sự cho phép của bố mẹ, thầy cô.
5 Đánh, đá hoặc làm tổn thương người khác.
6 Ăn trộm những thứ có giá trị.
7 Phá hoại đồ đạc người khác một cách chủ ý.
8 Đã từng sử dụng vũ khí có thể gây hại nghiêm trọng như gậy, dao, kéo, súng, đá,…
9 Đánh, đá hoặc làm tổn thương động vật.
10 Đã từng đốt lửa để phá hoại đồ đạc của người khác một cách chủ ý.
11 Đã từng đột nhập vào nhà, văn phòng hay xe ô tô của ai đó.
12 Đã từng qua đêm bên ngoài mà không có sự cho phép.
13 Đã từng bỏ nhà ra đi.
14 Đã từng cưỡng ép ai đó thực hiện hành vi tình dục.

Tổng điểm

Nếu bạn đang băn khoăn khi thấy con có những biểu hiện nghi ngờ bệnh tăng động giảm chú ý, bạn đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc Zalo qua số 0988.024.366 các chuyên gia tư vấn giải pháp tối ưu nhất cho con bạn. 

Xem thêm: Cốm Egaruta – Giải pháp thảo dược cho trẻ tăng động giảm chú ý

Giảm tập trung, hiếu động thái quá là đặc trưng của trẻ tăng động giảm chú ý

Thang điểm để đánh giá trẻ tăng động giảm chú ý

Các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu tâm đến điểm số ở bài tetst số 1 và số 2:

Tổng điểm bài test 1 Tổng điểm bài test 2 Kết quả
Dưới 5 điểm Dưới 5 điểm Bé không bị tăng động giảm chú ý. Đây chỉ là sự phát triển bình thường theo độ tuổi của trẻ.
Trên 6 điểm Dưới 5 điểm Trẻ bị tăng động giảm chú ý dạng thiếu tập trung.
Dưới 5 điểm Trên 6 điểm Trẻ bị tăng động giảm chú ý dạng hiếu động, bốc đồng.

Trên 6 điểm

Trẻ bị tăng động giảm chú ý dạng kết hợp – đây là dạng phổ biến nhất.

Còn bài test số 3 và 4 là để đánh giá trẻ có kèm biểu hiện rối loạn hành vi cư xử và hành vi chống đối hay không, cụ thể:

– Nếu điểm số bài test 3 của trẻ  ≥ 4/8: Trẻ có kèm hành vi chống đối.

– Nếu điểm số bài test 4 của trẻ ≥ 3/14: Trẻ có kèm rối loạn hành vi cư xử.

Lưu ý: Chỉ kết luận trẻ tăng động giảm chú ý dựa trên các tiêu chí trên khi trẻ không mắc kèm các bệnh lý khác như tổn thương não bộ, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách…

Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho riêng mình. Việc nhận biết sớm, chẩn đoán chính xác và can thiệp đúng cách với trẻ tăng động giảm chú ý là chìa khóa để giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.

Bạn có thể quan tâm:

Tăng động giảm chú ý ở trẻ – Tổng hợp thông tin cần biết!

Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý – Viết cho cha mẹ có con bị tăng động

Trẻ tăng động giảm chú ý nên ăn gì? Dinh dưỡng “vàng” cho con!

Ds. An Chu

Ngày đăng: 19/03/2019 | Cập nhật cuối: 09/10/2019


Nguồn tham khảo

https:// www.webmd.com/add-adhd/guide/adhd-tests-making-assessment

https:// www.psychiatry.org/patients-families/adhd/what-is-adhd

Bài viết liên quan

Tăng động

Trẻ học trước quên sau: Làm sao để con tiến bộ hơn?

Chào bạn Bích Loan, Thời gian thi cử là giai đoạn các con cần tập trung ôn luyện và tích lũy kiến thức. Lượng kiến…

Tăng động

Con học kém phải làm sao? Làm gì để giúp con học hành tiến bộ hơn?

Chào bạn Thanh Huyền, Con học kém, lười học, thiếu tập trung là vấn đề khiến nhiều cha mẹ phiền lòng. Để khắc phục tình…

Tăng động

Cách dạy trẻ mất tập trung giúp con tiến bộ trong học tập

Chào bạn Thùy Dung, Tình trạng trẻ thiếu tập trung, ghi nhớ kém là vấn đề khiến rất nhiều phụ huynh lo lắng, đặc biệt…

Viết bình luận

loading
Xinchaobacsy test TĐ

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày