Chào bạn,
Khi van tim bị tổn thương nặng không phù hợp để tiến hành phẫu thuật sửa van, bác sĩ có thể chỉ định thay thế van tim tự nhiên bằng van tim nhân tạo để giảm triệu chứng và cải thiện sức khỏe cho người bệnh.
Hiện nay, có 3 loại van tim nhân tạo được sử dụng phổ biến là van cơ học, van sinh học và van tự thân. Mỗi một loại sẽ có ưu nhược điểm riêng và thích hợp với từng trường hợp bệnh nhất định.
– Van cơ học: Là van tim nhân tạo được làm từ kim loại nên có độ bền cao, có thể lên đến 30 năm, do vậy thích hợp cho những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của van cơ học là nguy cơ hình thành huyết khối tại van cao nên người bệnh cần dùng thuốc chống đông suốt đời sau phẫu thuật.
– Van sinh học: Được lấy từ tim của động vật đã qua xử lý hoặc van tim của người hiến tặng. Van sinh học có ưu điểm là đặc tính tương tự van tự nhiên nên giảm được thời gian dùng thuốc chống đông xuống (thường trong vòng 6 tháng). Tuy nhiên, tuổi thọ van không cao, trung bình 8 – 10 năm phải thay van mới và chi phí đắt hơn van cơ học, do vậy thường được sử dụng cho người già hoặc trẻ em dưới 18 tuổi.
– Van tự thân: Được tái tạo từ chính màng ngoài tim của người bệnh. Van tự thân khắc phục được nhược điểm của 2 loại van tim nhân tạo trên là có tuổi thọ kéo dài và người bệnh không phải dùng thuốc chống đông sau phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao, hiện mới chỉ có một số bệnh viện lớn tại nước ta thực hiện thành công và chỉ thay thế được cho van động mạch chủ.
Với tình trạng của bố bạn, vì bác cũng đã lớn tuổi nên có thể bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn van tim sinh học. Sau phẫu thuật thay van, phần lớn người bệnh đều có sự tiến triển theo chiều hướng tốt, tuy nhiên bạn cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt, ăn uống và luyện tập hằng ngày của bố cũng như tuân thủ chỉ định điều trị để bác sớm cải thiện bệnh.
Nếu cần hỗ trợ thêm về bệnh van tim cũng như giải pháp điều trị hiệu quả, bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo số 0988.024.366 để được tư vấn chi tiết.
Viết bình luận