Bệnh tim mạch

2023-09-21 16:52:06

Thiểu năng vành là một trong những bệnh lý tim mạch khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn nhận biết sớm được các dấu hiệu và có phương pháp điều trị kịp thời. Vậy thiểu năng vành là gì? Cách điều trị bệnh nào hiệu quả tối ưu và an toàn? Hãy cùng tìm hiểu đáp án thông qua bài viết này.

Bệnh thiểu năng vành là gì?

Thiểu năng vành còn được gọi là suy vành, bệnh động mạch vành, là bệnh lý xảy ra do động mạch vành bị suy giảm chức năng, dẫn đến giảm khả năng vận chuyển máu để nuôi cơ tim.

Theo nhiều nghiên cứu, thông thường một trái tim khỏe mạnh mỗi phút cần bơm trung bình khoảng 20 lít máu. Khi lòng mạch bị hẹp hay tắc nghẽn dẫn đến lưu lượng máu đến tim bị giảm, hoạt động co bóp và chức năng của tim cũng bị ảnh hưởng, khiến người bệnh gặp phải những triệu chứng khó chịu hoặc xảy ra các biến chứng cấp tính nguy hiểm.

Những triệu chứng thiểu năng vành thường gặp

Cơn đau tức ngực

Những cơn đau tức ngực trái là triệu chứng điển hình thường gặp ở người bệnh thiểu năng vành. Khi lưu lượng máu đến tim không đủ, vùng cơ tim sẽ kích thích các đầu dây thần kinh tạo nên cảm giác đau nhói ở ngực.

Cơn đau tức ngực trái do thiểu năng vành cũng có nhiều biểu hiện rất đa dạng như:

– Cảm giác đau ở vùng giữa ngực trái

– Ngực căng tức kèm theo nóng rát

– Cảm giác nặng nề ở ngực như có vật nặng đè lên

– Co thắt ở vị trí ngực trái

Cơn đau tức ngực là triệu chứng điển hình nhất của bệnh thiểu năng vành

Cơn đau tức ngực là triệu chứng điển hình nhất của bệnh thiểu năng vành

Một số triệu chứng thiểu năng mạch vành khác

Ngoài cơn đau tức ngực, khi bị thiểu năng vành, người bệnh cũng có thể thấy một số dấu hiệu khác như:

– Cảm giác đau như điện giật ở cánh tay hoặc quanh vùng bả vai

– Thấy khó thở, thở dốc khi vận động mạnh hoặc gắng sức

– Hay bị chóng mặt, choáng váng

– Vã mồ hôi

Nếu các triệu chứng này kéo dài hơn 5 phút mỗi lần hoặc xảy ra liên tục trong khoảng 15 phút thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất. Đó là dấu hiệu cho thấy lưu lượng máu đang bị giảm quá mức và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Rất nhiều người đã phải chịu cảnh sức khỏe giảm sút nghiêm trọng, thậm chí cả tính mạng cũng bị đe dọa bởi phát hiện và điều trị thiểu năng vành muộn. Để không rơi vào hoàn cảnh này, ngay khi có dấu hiệu bệnh, bạn hãy gọi ngay tổng đài 0988.024.366 hoặc zalo 0972.053.003 để được tư vấn giải pháp kịp thời.

Nguyên nhân gây thiểu năng vành là gì?

Nguyên nhân chính gây bệnh thiểu năng vành tim là do những mảng xơ vữa tích tụ và phát triển gây tắc nghẽn lòng mạch. Bệnh khởi phát từ những tổn thương bên trong lớp lót thành mạch vành. Tại vị trí tổn thương, canxi, cholesterol và các chất thải tế bào trong máu sẽ tích tụ và tạo thành những mảng xơ vữa.

Theo thời gian mảng xơ vữa lớn dần gây tắc nghẽn và làm giảm lưu lượng máu đến tim. Trong nhiều trường hợp, mảng xơ vữa quá dày và bị nứt vỡ sẽ hình thành cục máu đông gây bít tắc hoàn toàn lòng mạch, dẫn đến nhồi máu cơ tim, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Một số nguyên nhân bệnh thiểu năng vành ít phổ biến hơn là do dị dạng động mạch vành bẩm sinh, co thắt mạch vành.

Các phương pháp chẩn đoán thiểu năng vành

Để chẩn đoán chính xác bệnh thiểu năng vành bác sĩ không chỉ dựa vào những triệu chứng lâm sàng mà còn kết hợp thêm một số xét nghiệm, chụp chiếu sau:

– Đo điện tâm đồ để theo dõi điện tim và nhịp tim

– Siêu âm tim nhằm kiểm tra tổng thể cấu trúc và chức năng của tim

– Chụp cộng hưởng từ tim để xác định vị trí, mức độ tắc nghẽn mạch vành

– Chụp CT động mạch vành giúp kiểm tra cặn canxi trong động mạch vành

– Kiểm tra bằng nghiệm pháp gắng sức để xem mức độ căng thẳng tác động tới tim

Cách điều trị bệnh thiểu năng vành

Thay đổi lối sống lành mạnh

Phương pháp đầu tiên được đề xuất trong điều trị bệnh thiểu năng mạch vành chính là xây dựng lối sống khoa học. Cụ thể như sau:

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh bằng việc cắt giảm muối, đường và thực phẩm giàu chất béo trong mỗi bữa ăn. Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho tim mạch như: ngũ cốc nguyên cám, rau quả tươi, thịt gia cầm đã bỏ da, cá tươi,…

– Từ bỏ thói quen hút thuốc và tránh xa môi trường khói thuốc. Do khói thuốc lá có thể gây tổn thương mạch máu và thúc đẩy sự phát triển của mảng xơ vữa.

– Hạn chế sử dụng chất kích thích và các loại đồ uống chứa cồn như: rượu, bia,…

– Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên giúp nâng cao thể trạng và giải tỏa căng thẳng. Nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho các bài tập thể dục vừa sức như: đạp xe, đi bộ, yoga, thể dục nhịp điệu,…

– Tránh căng thẳng, stress quá mức. Có thể giải tỏa lo âu bằng cách nghe nhạc, xem phim, trò chuyện cùng người thân, bạn bè…

Sử dụng thuốc điều trị

Tùy vào từng tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định riêng lẻ hoặc phối hợp nhiều loại thuốc với nhau nhằm phát huy tối đa hiệu quả điều trị. Có thể kể đến một số loại thuốc giúp điều trị thiểu năng vành như:

– Nhóm thuốc hạ cholesterol máu như: nhóm statin, niacin và fibrat, nhựa hấp thu acid mật…

– Thuốc hạ áp: nhóm chẹn kênh canxi, chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển (ACE), nhóm chẹn thụ thể angiotensin II.

– Thuốc giảm cơn đau thắt ngực: nhóm nitrat (nitroglycerin),…

– Thuốc chống đông, chống ngưng kết tập tiểu cầu: Aspirin, Prasugrel, Ticagrelor,…

Dùng sản phẩm thảo dược hỗ trợ tăng cường chức năng tim mạch

Bên cạnh việc tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn, người bệnh cũng được khuyến cáo nên dùng thêm sản phẩm thảo dược tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị bệnh thiểu năng vành để mang lại hiệu quả nhanh chóng, bền vững và an toàn, điển hình như Vương Tâm Thống.

Người bệnh thiểu năng vành nên dùng kết hợp thuốc tây y và Vương Tâm Thống

Người bệnh thiểu năng vành nên dùng kết hợp thuốc tây y và Vương Tâm Thống

Vương Tâm Thống với sự kết hợp các loại thảo dược như: Bồ Hoàng, Đỏ Ngọn, Đan Sâm, Mạch Môn,… có tác dụng giãn mạch, ổn định mỡ máu, tăng cường lực co bóp của cơ tim, qua đó giúp ngăn chặn sự hình thành và phát triển các mảng xơ vữa, chặn đứng nguyên nhân gây thiểu năng vành.

Bên cạnh đó, thành phần Alpha lipoic acid và Natto trong Vương Tâm Thống còn có khả năng chống huyết khối, tăng sức bền của thành mạch vành, qua đó giúp ngăn chặn mạch nứt vỡ, chống cục máu đông gây nhồi máu cơ tim nguy hiểm.

Trên thực tế, có hàng triệu người bị bệnh thiểu năng vành vẫn sống vui, sống khỏe trong nhiều năm nhờ kiên trì dùng thuốc kết hợp với sản phẩm Vương Tâm Thống. Điển hình là trường hợp của bác Nguyễn Văn Túy (0977 382 070 – thị trấn Bần, tỉnh Hưng Yên) bị hẹp mạch vành ở mức 50%, huyết áp cao hay đau tức ngực, khó thở được chia sẻ qua video dưới đây:

Bí quyết sống vui, sống khỏe từ người bệnh thiểu năng vành

Phẫu thuật

Trong trường hợp thiểu năng mạch vành mức độ nặng, người bệnh có thể được chỉ định can thiệp ngoại khoa như nong mạch, đặt stent, mổ bắc cầu nối.

Nong mạch vành đặt stent

Đây là can thiệp mạch vành qua da, bác sỹ sẽ luồn một ống thông nhỏ qua da đi đến nơi động mạch vành tắc hẹp. Sau đó, bơm quả bóng ở đầu ống thông để mở rộng lòng mạch. Tùy trường hợp, bác sỹ có thể đặt thêm cho người bệnh một stent (khung kim loại) tại vị trí tắc hẹp để giữ động mạch luôn mở rộng, giúp máu lưu thông dễ dàng.

Mổ bắc cầu động mạch vành

Bắc cầu động mạch là một phẫu thuật mở, bác sỹ sẽ sử dụng một đoạn động mạch hoặc tĩnh mạch khỏe mạnh lấy từ chính người bệnh để tạo thành con đường dẫn máu mới, bắc qua đoạn mạch bị tắc nghẽn.

Dù là phẫu thuật gì cũng sẽ có những nguy hiểm tiềm ẩn, và sau đó người bệnh vẫn cần dùng thuốc để bảo tồn. Do vậy phẫu thuật chỉ được chỉ định khi cân nhắc cẩn thận giữa lợi ích và rủi ro có thể xảy ra.

 Hy vọng bài viết sẽ phần nào giải đáp thắc mắc và giúp bạn hiểu rõ bệnh thiểu năng vành là gì. Nếu cần được giải đáp thêm về căn bệnh tim mạch nguy hiểm này, hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này để được hỗ trợ nhanh nhất có thể.

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh thiểu năng vành (bệnh mạch vành) sống được bao lâu? – Bí quyết sống lâu dù mắc bệnh

97.76% người bệnh mạch vành hài lòng sau 1 tháng dùng Vương Tâm Thống

Nguồn tham khảo: everydayhealth.com

Câu hỏi khác

2023-06-23 15:11:49

Tại sao huyết áp cao không nên ăn mặn?

Tôi năm nay 62 tuổi, bị cao huyết áp đã nhiều năm nay và đang dùng thuốc hạ áp hằng ngày. Lần gần đây có đi khám thì đo huyết...

2022-05-17 14:51:21

Hở van tim bị đau ngực, khó thở, hụt hơi có phải do biến chứng?

Tôi năm nay 63 tuổi, cách đây 5 năm có đi khám thì được chẩn đoán bị hở van 3 lá 1/4, hở van động mạch chủ 3/4, đang dùng...

Tư vấn 24/7

0988.024.366

Đặt câu hỏi






Viết bình luận

loading
Bệnh tim mạch

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày