Bệnh tim mạch

Nguyễn Quân (Hải Dương)

Chụp mạch vành có nguy hiểm không? – Giải đáp từ chuyên gia Tim mạch

Tôi năm nay 51 tuổi, hay bị đau thắt ngực. Bác sĩ có yêu cầu tôi phải chụp mạch vành nhưng tôi rất lo không biết chụp mạch vành có nguy hiểm không?

Dược Sỹ Lê Lương

2021-03-15 15:10:57

Chào bác Nguyễn Quân,

Chụp mạch vành là một phương pháp chẩn đoán được áp dụng khá phổ biến, cho kết quả chính xác về mức độ và vị trí tắc hẹp mạch vành. Mặc dù được thực hiện khá nhanh chóng và đơn giản nhưng rất nhiều người bệnh cũng có chung một nỗi lo như bác là không biết chụp mạch vành có nguy hiểm không.

Thực tế chụp mạch vành khá an toàn. Tuy nhiên cũng như mọi thủ thuật được thực hiện trên tim mạch thì chụp mạch vành vẫn có thể gây ra một số rủi ro mà bác cần nắm rõ trước khi thực hiện:

Các biến chứng do chụp mạch vành

– Các biến chứng thường gặp: tụ máu, bầm tím dưới da ngay tại vị trí đặt ống thông trong một vài tuần; nhiễm trùng; dị ứng với thuốc cản quang…

– Các biến chứng nghiêm trọng: như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não do cục máu đông xuất hiện làm tắc nghẽn mạch vành, mạch não. Tổn thương thận do tác dụng của thuốc cản quang. Tỷ lệ mắc phải những biến chứng này chỉ dưới 1/1000 nhưng hệ quả lại vô cùng nghiêm trọng, có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Lưu ý để giảm thiểu rủi ro từ chụp mạch vành

Để phòng tránh những biến chứng do chụp mạch vành, trong những tuần đầu tiên sau can thiệp bác cần lưu ý:

– Uống nhiều nước để tăng đào thải thuốc cản quang dư thừa trong cơ thể, tránh gây độc cho thận.

– Tuyệt đối không hút thuốc lá, uống bia rượu.

– Thay băng gạc và vệ sinh nơi đặt ống thông bằng thuốc sát trùng đúng cách. Nếu thấy các biểu hiện bất thường như sưng, nóng, đỏ, đau tại vết thương thì cần báo ngay cho bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

– Trong ngày đầu tiên sau chụp mạch vành, bác nên tránh các vận động mạch như tập thể dục cường độ cao, leo cầu thang, khuân vác vật nặng, quan hệ tình dục…

– Hạn chế để nước dây vào vết mổ, nên tắm vòi hoa sen thay vì tắm bồn, tránh ngâm mình trong hồ bơi.

– Không thoa bất kì loại kem dưỡng da nào tại vị trí đặt ống thông.

Sau khi chụp mạch vành và phát hiện mảng xơ vữa trong động mạch, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc để ngăn chặn mảng xơ vữa phát triển và kiểm soát các triệu chứng. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định, bác nên tham khảo kết hợp sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ chứa thành phần thảo dược có khả năng chống xơ vữa, chống đông máu và tăng cường lưu thông máu đến nuôi tim như Bồ hoàng, Đan sâm, Hoàng bá, Mạch môn; chẳng hạn như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống. Nhờ viên uống này, rất nhiều người bệnh mạch vành nặng vẫn sống khỏe mạnh mà không cần can thiệp phẫu thuật, bác có thể lắng nghe chia sẻ của họ tại video dưới đây:

Bí quyết trị bệnh mạch vành với Vương Tâm Thống – Chia sẻ từ người trong cuộc

Mong rằng qua phần giải đáp trên bác đã yên tâm hơn và sớm thực hiện thủ thuật chụp mạch vành theo chỉ định của bác sĩ để bắt đầu kế hoạch điều trị. Nếu có vấn đề gì cần tư vấn thêm về phương pháp chụp mạch vành và cách điều trị, bác vui lòng liên hệ tổng đài 0988.024.366 – zalo 0972.053.003 để được hỗ trợ trực tiếp.

Có thể bạn quan tâm:

Vương Tâm Thống – Sản phẩm thảo dược thiết yếu cho người bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành – Tổng quan từ nguyên nhân đến cách điều trị hiệu quả

Câu hỏi khác

2023-06-23 15:11:49

Tại sao huyết áp cao không nên ăn mặn?

Tôi năm nay 62 tuổi, bị cao huyết áp đã nhiều năm nay và đang dùng thuốc hạ áp hằng ngày. Lần gần đây có đi khám thì đo huyết...

2022-05-17 14:51:21

Hở van tim bị đau ngực, khó thở, hụt hơi có phải do biến chứng?

Tôi năm nay 63 tuổi, cách đây 5 năm có đi khám thì được chẩn đoán bị hở van 3 lá 1/4, hở van động mạch chủ 3/4, đang dùng...

Tư vấn 24/7

0988.024.366

Đặt câu hỏi






Viết bình luận

loading
Bệnh tim mạch

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày