Bệnh huyết áp

Tuyết Lan

Choáng váng đầu óc là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Hơn 1 tháng nay, tôi hay bị chóng mặt, choáng váng đầu óc, nhiều lúc đột nhiên thấy mọi vật quay tròn, mặt mũi tối sầm lại không biết gì. Thỉnh thoảng còn bị đau đầu, mất ngủ, tinh thần không tập trung. Cho hỏi, tôi bị bệnh gì, cách điều trị như thế nào?

Dược sỹ Hà Hồ

2021-01-27 13:58:08

Chào bạn,

Chóng mặt, choáng váng đầu óc là biểu hiện phổ biến của khá nhiều bệnh lý, tình trạng này cũng có thể liên quan đến lối sống như thiếu ngủ, làm việc quá sức, áp lực tinh thần, uống nhiều rượu bia,…

Bạn chia sẻ thường xuyên bị choáng váng đầu óc suốt 1 tháng gần đây, kèm theo đau đầu, khó ngủ, mất tập trung, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh sau:

Thiếu máu não: là tình trạng giảm cung cấp máu nuôi não do một số nguyên nhân như xơ vữa động mạch, bệnh huyết áp, suy tim, thoái hóa đốt sống cổ,… đã làm hạn chế dòng máu tuần hoàn lên não.

– Rối loạn tiền đình: thường gây ra các dấu hiệu của mất thăng bằng như chóng mặt, choáng váng đầu óc, đi đứng loạng choạng, dễ vấp ngã,… vì tiền đình là cơ quan giúp giữ thăng bằng và duy trì tư thế.

– Huyết áp thấp: Huyết áp thấp là một nguyên nhân gây thiếu máu lên não dẫn đến những triệu chứng như hoa mắt, choáng váng, chóng mặt, lạnh chân tay, mệt mỏi, đau đầu, mất tập trung…, nhất là khi tụt huyết áp đột ngột.

– Thiếu máu: Khi cơ thể sản xuất không đủ máu, hệ quả tất yếu là lượng máu cung cấp lên não cũng sụt giảm. Ngoài choáng váng, chóng mặt, người bệnh thiếu máu cũng thường xuyên mệt mỏi, hụt hơi, da xanh xao.

Ngoài 4 bệnh kể trên, còn một số nguyên nhân ít gặp khác cũng có thể gây choáng váng đầu óc như: Đột quỵ não, đau nửa đầu Migraine, chấn thương đầu, bệnh Meniere’s, hạ đường huyết, rối loạn lo âu, bệnh parkinson, sử dụng thuốc tây dài ngày,…

Do vậy, bạn nên đi khám sớm để được xác định chính xác nguyên nhân và điều trị đúng hướng, tránh để kéo dài khiến bệnh tiến triển nặng, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, bạn nên áp dụng những biện pháp điều trị tại nhà để giảm nhanh các triệu chứng đang gặp:

– Không đi lại khi đang bị chóng mặt, choáng váng; bạn nên ngồi hoặc nằm xuống, có thể uống 1 – 2 cốc nước lọc để cải thiện tuần hoàn và nghỉ ngơi cho đến khi hết triệu chứng.

– Nghỉ ngơi đầy đủ, không làm việc quá sức, cố gắng giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng.

– Tạo thói quen ngủ khoa học, mỗi ngày nên ngủ đủ 7 – 8 tiếng, ngủ sớm trước 11 giờ.

– Không đột ngột thay đổi tư thế, khi muốn đứng dậy nên thực hiện từ từ để tránh bị choáng váng đầu óc.

– Tăng cường tập thể dục để thúc đẩy máu lưu thông, mỗi ngày nên duy trì tối thiểu 30 phút.

– Bổ sung đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày, tránh uống nhiều cà phê, rượu, bia,… vì có thể khiến cơ thể bị mất nước, gây choáng váng, chóng mặt.

– Ăn đủ chất, lựa chọn những thực phẩm như rau lá xanh đậm, trái cây, thịt đỏ, thịt gà, trứng, bí đỏ, đậu đỗ,… giàu sắt tốt cho máu.

– Sử dụng viên uống thảo dược Hồng Mạch Khang ngày 4 viên để giúp bổ máu, tăng cường lưu thông máu lên não, giảm triệu chứng choáng váng, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ do thiếu máu, thiếu máu não, huyết áp thấp, rối loạn điền đình. Hiệu quả và tính an toàn của sản phẩm đã được kiểm chứng thông qua nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, do đó, bạn hãy an tâm sử dụng. Bạn có thể lắng nghe bác Hồi ở Ân Thi, Hưng Yên là một người cũng từng gặp các triệu chứng tương tự như bạn chia sẻ về quá trình điều trị của mình cùng Hồng Mạch Khang qua video sau:

Xem thêm:

Chia sẻ kinh nghiệm trị chóng mặt, choáng váng do huyết áp thấp

Nếu còn bất cứ thắc mắc cần giải đáp, bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại hoặc zalo: 0988.024.366 để được tư vấn hỗ trợ.

Câu hỏi khác

2023-05-16 15:33:34

Thiếu máu lên não uống thuốc gì để cải thiện, ngăn biến chứng?

Tôi năm nay 32 tuổi, bị thiếu máu não nên hay bị đau đầu, chóng mặt, đêm nằm trằn trọc khó ngủ, ban ngày làm việc kém tập trung. Tôi...

2023-01-30 16:22:16

Tụt huyết áp có nên ăn đồ ngọt không? Chuyên gia giải đáp

Tôi năm nay 42 tuổi, bị huyết áp thấp, người hay mệt mỏi; thi thoảng còn bị choáng ngất vì tụt huyết áp đột ngột. Tôi có nghe người ta...

2021-03-12 14:19:16

Khi bị tụt huyết áp, huyết áp thấp có nên truyền dịch không?

Chào chuyên gia, em năm nay 32 tuổi, em bị huyết áp thấp, đo huyết áp cao nhất cũng chỉ được 90/60mmHg. Em hay bị đau đầu, chóng mặt, khó...

Tư vấn 24/7

0988.024.366

Đặt câu hỏi






Viết bình luận

loading
Bệnh huyết áp

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày