Người bệnh khô mắt thường khó tránh khỏi cảm giác cộm rát, nhức mỏi, đỏ mắt, ngứa mắt và suy giảm thị lực… Khi đó, việc sử dụng thuốc là điều cần thiết để cải thiện các triệu chứng khó chịu này. Vậy người bệnh khô mắt nên dùng thuốc gì?
Tóm tắt bài viết
7 nhóm thuốc thường dùng cho người bệnh khô mắt
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây khô mắt và các triệu chứng người bệnh gặp phải mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Các nhóm thuốc thường dùng là:
- Nước muối sinh lý 0,9%
Đây là loại thuốc nhỏ mắt lành tính nhất với nồng độ muối tương đương với nồng độ các chất tan có trong nước mắt (dung dịch đẳng trương) nên hoàn toàn không gây kích ứng, có thể dùng để điều trị khô mắt cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. Ngoài tác dụng bổ sung độ ẩm để giảm bớt khô rát; nước muối sinh lý còn giúp rửa trôi bụi bẩn, mầm bệnh thay cho nước mắt tự nhiên.
- Nước mắt nhân tạo
Thành phần chính của nước mắt nhân tạo là các hoạt chất như glycerin, polyvidon, polyvinyl alcohol hoặc được bào chế từ huyết thanh của chính người bệnh. Nước mắt nhân tạo có công dụng tương tự như nước muối sinh lý nhưng ưu điểm của nhóm thuốc này là khó bay hơi nên thời gian lưu lại trên mắt được lâu hơn. Mặc dù lành tính nhưng nếu sử dụng nước mắt nhân tạo thường xuyên sẽ gây ức chế khả năng tự sản xuất nước mắt tự nhiên của cơ thể, vì vậy người bệnh không được lạm dụng nước mắt nhân tạo mà cần dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nước mắt nhân tạo giúp cải thiện tình trạng cộm rát cho mắt
- Thuốc kháng sinh
Các thuốc kháng sinh đường uống và dùng ngoài như thuốc nhỏ, mỡ tra mắt chloramphenicol, tobramycin, indomethacin, ofloxacin… được dùng khi người bệnh khô mắt có dấu hiệu của nhiễm khuẩn như đỏ, ngứa, đổ ghèn… Đây là tình trạng khá phổ biến ở người bệnh khô mắt, bởi sự thiếu hụt nước mắt là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, vi rút, vi nấm tấn công và gây ra các bệnh như viêm giác mạc, viêm kết mạc, viêm bờ mi, viêm màng bồ đào… Để dùng thuốc kháng sinh, người bệnh cần phải có đơn kê của bác sĩ, thời gian sử dụng thông thường là từ 7 – 10 ngày tùy mức độ nhiễm khuẩn.
- Thuốc chống viêm
Nhóm thuốc này thường được dùng kết hợp cùng thuốc kháng sinh để ngăn chặn quá trình viêm mắt tiến triển. Có 2 nhóm thuốc kháng viêm thường dùng là thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như indomethacin, diclophenac… và các corticoid như prednisolon, dexamethason, fluoromethason… Sử dụng corticoid dài ngày có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể… Do đó người bệnh cần phải hết sức tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc kích thích sản xuất nước mắt
Các thuốc cholinergic như pilocarpine, cevimeline có tác dụng kích thích sản xuất nước mắt tự nhiên. Những loại thuốc này được bào chế dưới dạng thuốc viên, gel hoặc thuốc nhỏ mắt. Tác dụng phụ đáng lưu ý của nhóm thuốc này là có thể gây đổ mồ hôi nhiều.
- Thuốc bổ mắt cho người bị khô mắt
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bổ mắt dùng để hỗ trợ điều trị chứng khô mắt; đa phần là các sản phẩm bổ sung các dưỡng chất cho mắt như vitamin A, C, E, omega 3… Tuy nhiên, để cải thiện lưu lượng nước mắt và ngăn chặn các bệnh lý nhiễm khuẩn cơ hội do khô mắt, người bệnh cần tìm đến những viên uống có bổ sung thêm các chất chống thoái hóa, chống oxy hóa mạnh như Alpha lipoic acid, Quercetin, Lutein, Zeaxanthin kết hợp cùng kháng sinh tự nhiên Palmitin (có trong thảo dược Hoàng đằng) và các dưỡng chất thiết yếu cho mắt như Kẽm, Vitamin B2.
Một trong những sản phẩm bổ mắt đáp ứng đầy đủ các tiêu chí này mà bất kì người bệnh khô mắt nào cũng không thể bỏ qua đó chính là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Minh Nhãn Khang. Người bệnh có thể dùng kết hợp viên uống bổ mắt này cùng thuốc kê đơn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Một số lưu ý khác cho người bệnh khô mắt
Để nhanh chóng cải thiện những triệu chứng khó chịu do khô mắt gây ra, bạn cần lưu ý:
– Tập thể dục cho mắt: Sau mỗi 45 phút – 1 giờ làm việc cần dành thời gian nghỉ ngơi cho mắt; có thể mát xa hoặc đảo mắt theo hình số 8 lặp đi lặp lại nhiều lần để hỗ trợ điều tiết mắt tốt hơn.
– Hạn chế cọ xát, dụi mắt vì có thể gây trầy xước giác mạc, tạo điều kiện lây lan và phát triển các bệnh nhiễm khuẩn mắt.
– Đảm bảo độ ẩm trong phòng: Nếu thường xuyên phải làm việc trong môi trường điều hòa, cần bổ sung độ ẩm cho môi trường bằng cách đặt chậu nước hoặc máy phun sương trong phòng.
– Đeo kính bảo vệ: Khi ra ngoài trời, bạn nên đeo thêm kính râm để hạn chế tác động có hại cho mắt từ gió, bụi, ánh sáng mặt trời…
– Ăn nhiều thực phẩm bổ mắt: bao gồm các loại trái cây có màu cam đỏ như cà rốt, đu đủ, gấc… và các loại rau có màu xanh đậm như súp lơ, cải xoăn, cần tây…
– Uống đủ nước từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
– Chườm mắt bằng khăn ấm để kích thích lưu lượng máu đến nuôi dưỡng mắt, thông tắc tuyến nước mắt nhằm giảm bớt triệu chứng khó chịu.
Như vậy, khô mắt nên dùng thuốc gì còn tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh của mỗi người. Để đảm bảo an toàn trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần đi khám để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp; đồng thời áp dụng những lời khuyên hữu ích về chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và sử dụng viên uống bổ mắt để nhanh chóng chấm dứt những triệu chứng khó chịu do khô mắt gây ra.
Minh Nhãn Khang – Viên uống bổ mắt cho người bệnh khô mắt
Ngày đăng: 19/04/2021
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dry-eyes/diagnosis-treatment/drc-20371869dvvvvvv