Khô mắt có lẽ không phải vấn đề xa lạ gì, nhất là với người lớn tuổi, học sinh, sinh viên hay nhân viên văn phòng ngày ngày tiếp xúc với trang thiết bị điện tử. Có lẽ cũng chính vì quá phổ biến mà nhiều người cho rằng khô mắt không nguy hiểm. Vậy thực chất bệnh khô mắt có nguy hiểm không? Có làm tổn hại thị lực không? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Tóm tắt bài viết
Bệnh khô mắt có nguy hiểm không?
Nếu mới bị khô mắt nhẹ, người bệnh thường chỉ cảm thấy khó chịu khi nhìn. Thế nhưng, nếu chủ quan không chăm sóc và điều trị kịp thời, khô mắt hoàn toàn có thể tiến triển nặng, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho thị lực.
Các triệu chứng điển hình của bệnh khô mắt
Khi bị khô mắt, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng khó chịu sau:
- Cảm thấy khô, nóng rát hoặc nhức nhói trong mắt
- Cộm xốn mắt, cảm giác như có cát, bụi trong mắt
- Ngứa mắt
- Đỏ mắt
- Dễ kích ứng bởi ánh nắng, gió bụi
- Nặng trĩu mắt, mỏi mắt
- Dễ chảy nước mắt
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh khô mắt
Khi kéo dài, không được điều trị đúng cách, khô mắt sẽ trở thành dạng mạn tính, kéo theo nhiều rủi ro khác cho thị lực, cụ thể là:
Nhiễm trùng mắt thường xuyên
Nhiệm vụ chính của nước mắt là bảo vệ mắt khỏi tác hại từ vi khuẩn và gió bụi. Bởi vậy, khi bị khô mắt, lượng nước mắt thiếu hụt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và gió bụi xâm nhập làm tổn thương mắt gây nhiễm trùng mắt với biểu hiện sưng nóng, đau đỏ mắt, nhìn mờ, chảy nước mắt dàn dụa,…
Tổn thương bề mặt của mắt
Lớp ngoài cùng của mắt là giác mạc, bình thường chỉ được bảo vệ bằng một màng nước mắt mỏng manh. Khi màng nước mắt này không đầy đủ, giác mạc sẽ rất dễ bị trầy xước, gây viêm loét giác mạc, sẹo giác mạc làm cản trở tầm nhìn, thậm chí mất một phần thị lực.
Viêm loét giác mạc là biến chứng thường gặp khi khô mắt kéo dài
Dễ mắc tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng
Quả thực vậy, những người bị khô mắt có nguy cơ mắc các bệnh nhãn khoa khác như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, đục dịch kính, tật khúc xạ… cao hơn hẳn những người bình thường. Điều này có thể lý giải là do khô mắt khiến mắt phải tăng cường điều tiết, đồng thời dễ bị tác động bởi các yếu tố có hại như gió bụi, ánh nắng, tia bức xạ màn hình điện thoại, máy tính, ti vi, lò điện,…
Khô mắt làm giảm chất lượng cuộc sống
Người mắc bệnh khô mắt thường gặp khó khăn khi thực hiện các công việc hàng ngày như đọc sách, nhìn thiết bị điện tử, sống trong môi trường khô nóng. Ngoài ra họ cũng phải đối mặt với tình trạng khó lái xe vào ban đêm, nhạy cảm với ánh sáng, khó tập trung, bởi vậy thường có cuộc sống không thoải mái.
Khô mắt gây khó chịu và kém tập trung khi làm việc
Giải pháp làm giảm khô mắt tại nhà
Bên cạnh việc thăm khám và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa, bằng cách thực hiện những thay đổi về lối sống dưới đây, bạn cũng có thể làm giảm khô mắt nhanh chóng.
- Chú ý chớp mắt thường xuyên, đặc biệt là khi đọc sách hay nhìn vào màn hình máy tính, điện thoại thông minh trong thời gian dài.
- Làm tăng độ ẩm không khí ở nhà và tại nơi làm việc bằng máy phun sương, trồng nhiều cây xanh.
- Đeo kính râm để giảm sự tiếp xúc giữa mắt với gió khô nóng và ánh nắng mặt trời.
- Bổ sung đủ dinh dưỡng cho mắt, đặc biệt là các chất có tác dụng làm ẩm mắt, tăng bài tiết nước mắt như acid béo Omega 3, Alpha lipoic acid, Kẽm, Vitamin B2,…
- Uống đủ nước (8 – 10 ly) mỗi ngày để tránh cơ thể thiếu nước, làm giảm tiết nước mắt
- Hạn chế sử dụng máy sấy tóc hay tiếp xúc với gió mạnh, không khí nóng khô, khói thuốc lá,…
- Tránh sử dụng rượu bia, cà phê vì chúng có thể khiến cơ thể bị mất nước.
Khô mắt – Nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị mới nhất
Minh Nhãn Khang – Giải pháp giúp giảm khô mắt tối ưu
Ngày đăng: 31/07/2019
https://www.hse.ie/eng/health/az/d/dry-eye-syndrome/complications-of-dry-eye-syndrome.html