Suy tim độ 4 – Lời khuyên cho bạn trong giai đoạn cuối của suy tim

Suy tim độ 4 – Lời khuyên cho bạn trong giai đoạn cuối của suy tim

Nhiều người bệnh suy tim độ 4 nghĩ rằng mọi giải pháp điều trị đã trở nên vô nghĩa. Sự thực không như họ lầm tưởng! Nếu hiểu rõ về suy tim độ 4 và thực hiện đúng theo những lời khuyên hữu ích trong bài viết dưới đây, bạn hoàn toàn có thể đảo ngược tình thế.

Hiểu rõ suy tim độ 4 là gì?

Suy tim là tình trạng tim mất đi khả năng bơm máu vốn có do cơ tim bị suy yếu. Trong đó, suy tim độ 4 là mức độ nặng nhất theo hệ thống phân loại suy tim của Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA).

Khả năng hoạt động thể lực của người bệnh suy tim độ 4 bị suy giảm nghiêm trọng. Ngay cả khi nghỉ ngơi các triệu chứng suy tim cũng đã xuất hiện và chỉ cần vận động nhẹ thôi, mức độ biểu hiện triệu chứng cũng gia tăng.

Biểu hiện của suy tim độ 4

Các triệu chứng suy tim ở giai đoạn cuối đều trở nên rõ ràng hơn và xuất hiện thường xuyên hơn. Các biểu hiện đó là:

  • Khó thở: Đây là biểu hiện thường gặp và dễ nhận thấy nhất ở người bệnh suy tim độ 4. Khó thở có thể xảy ra ngay cả lúc người bệnh nghỉ ngơi, trở nặng khi vận động và khi nằm. Điều này khiến cho đa số người bệnh phải ngủ trong tư thế nửa nằm nửa ngồi.
  • Ho khan: Người bệnh ho dai dẳng từng cơn, đôi khi có lẫn đờm hoặc bọt hồng (lẫn máu). Ho làm ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ khiến người bệnh phải ngồi dậy mới thấy dễ chịu hơn.
  • Người mệt mỏi: Mệt mỏi có thể xuất hiện ngay khi người bệnh suy tim độ 4 thực hiện các sinh hoạt hằng ngày như vệ sinh cá nhân, đi bộ, mặc quần áo… thậm chí là lúc nghỉ ngơi.
  • Phù: Chứng phù có thể xảy ra ở chân, tay, bụng và nguy hiểm nhất là phù phổi cấp cần được cấp cứu kịp thời. Phù do suy tim là phù mềm, khi ấn ngón tay vào sẽ thấy lõm.
  • Tim đập nhanh: Tim có xu hướng đập nhanh hơn để bù lại lượng máu bị thiếu hụt, người bệnh sẽ cảm nhận những cơn trống ngực dồn dập thường xuyên hơn.
  • Các triệu chứng khác: da dẻ xanh xao, tay chân lạnh, đầu chi và môi tím tái; hay quên, lú lẫn; chán ăn, khó tiêu, tiểu đêm nhiều lần, đau toàn thân…

Ho khan khó thở tiến triển nặng hơn ở người bệnh suy tim độ 4

Các triệu chứng suy tim độ 4 hoàn toàn có thể được giảm nhẹ nếu áp dụng đúng cách điều trị. Hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại 0988.024.366 để được hỗ trợ tư vấn giải pháp tối ưu nhất giúp nâng cao sức khỏe, giảm đau ngực, chặn đứng suy tim và kéo dài tuổi thọ.

Biến chứng của suy tim độ 4

Trong giai đoạn cuối, dịch và máu trong cơ thể bị ứ trệ tại hầu hết các cơ quan, người bệnh có nguy cơ cao phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:

  • Suy thận: Thận không thể đảm bảo chức năng lọc máu do không được nhận đủ máu nuôi dưỡng, kết quả dẫn tới suy thận.
  • Suy gan: Gan bị ứ dịch lâu ngày sẽ dẫn tới xơ gan, viêm gan làm suy giảm chức năng gan.
  • Đột quỵ, nhồi máu cơ tim: Cục máu đông có thể hình thành trong lòng mạch do máu bị ứ trệ, gây tắc nghẽn các mạch máu nhỏ như mạch vành, mạch não dẫn tới biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ đe dọa tính mạng.
  • Phù phổi cấp: Dịch ứ trệ tại phổi gây suy hô hấp cấp tính, cần được xử trí khẩn cấp.

Suy tim độ 4 sống được bao lâu?

Đây cũng là băn khoăn của rất nhiều người bệnh suy tim độ 4 khi biết mình đang ở trong giai đoạn này. Thực tế tuổi thọ của người bệnh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như các bệnh mắc kèm, khả năng đáp ứng với thuốc, tâm lý người bệnh, chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày… Do đó, rất khó để đưa ra một tiên lượng chính xác và cụ thể về tuổi thọ của người bệnh suy tim độ 4.

Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lo lắng sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả điều trị. Hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, chúng ta hoàn toàn có thể quản lý suy tim hiệu quả và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh

Gs.Ts Phạm Gia Khải – Nguyên chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ về vấn đề này qua video dưới đây, mời bạn đọc theo dõi:

Gs. Ts Phạm Gia Khải giải đáp về tiên lượng tuổi thọ của người bệnh suy tim

Điều trị suy tim độ 4 bằng cách nào?

Dùng thuốc tây

Trong giai đoạn này, người bệnh suy tim độ 4 thường khó tránh khỏi việc phải kết hợp dùng nhiều loại thuốc khác nhau. Các thuốc thường được chỉ định cho người bệnh suy tim độ 4 là:

  • Thuốc hạ áp: nhóm ức chế men chuyển, chẹn kênh canxi, chẹn thụ thể angiotensin II…
  • Thuốc lợi tiểu: thuốc lợi tiểu quai, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid, nhóm triamteren…
  • Thuốc giảm đau: các thuốc giảm đau nhóm NSAIDs, thuốc phiện…
  • Thuốc trị loạn nhịp tim nhóm chẹn beta, chẹn kênh canxi…
  • Thuốc an thần.

Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị suy tim

Với thể trạng yếu thì người bệnh suy tim độ 4 thường có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ của thuốc rất cao. Do đó, việc kết hợp thuốc tây cùng những sản phẩm hỗ trợ điều trị suy tim như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống đang là hướng đi được nhiều bác sỹ ưu tiên lựa chọn.

Nhờ khả năng giãn mạch, tăng lực co bóp cơ tim để thúc đẩy lưu thông tuần hoàn của thành phần thảo dược Bồ hoàng, Hoàng bá, Đan sâm… và tác dụng chống cục máu đông từ Cao Natto, sản phẩm giúp cải thiện tận gốc các triệu chứng suy tim và phòng ngừa biến chứng hiệu quả.

Bạn có thể quan tâm:

Vương Tâm Thống và những lợi ích thiết thực cho người bệnh tim mạch

Phẫu thuật

Trong một số trường hợp phát hiện được nguyên nhân gây suy tim, sức khỏe người bệnh còn tốt, bác sỹ có thể cân nhắc chỉ định một số phương phẫu thuật như:

  • Thay hoặc sửa van tim
  • Cấy máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim.
  • Phẫu thuật nong mạch, đặt stent, bắc cầu động mạch vành.
  • Ghép tim nhân tạo hoặc tim của người hiến tặng.

Chăm sóc người bệnh suy tim độ 4

Dưới đây là một số lưu ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học cho người bệnh suy tim độ 4:

  • Hạn chế uống nhiều nước: Lượng nước cần uống có thể được tính theo công thức lượng nước tiểu trong 24 giờ + 300 ml.
  • Chế độ ăn: Ăn nhạt, giảm muối tối đa dưới 0,5 gam muối/ngày. Người bệnh nên tăng cường ăn nhiều chất xơ từ rau củ, đồ ăn chế biến dưới dạng lỏng mềm để dễ tiêu hóa, hạn chế đồ nhiều dầu mỡ.
  • Tuyệt đối không được hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế sử dụng rượu bia.
  • Tham gia các hoạt động giải trí, nghe nhạc, xem phim hài, trò chuyện tâm sự cùng người thân để tâm lý được thoải mái, tránh căng thẳng lo âu.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng tại giường, xoa bóp chân tay để máu lưu thông dễ dàng hơn, nếu thấy mệt cần ngồi nghỉ tại chỗ.
  • Để giảm bớt khó thở, ho khan ảnh hưởng đến giấc ngủ, người bệnh nên nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi.

Bạn có thể quan tâm:

Suy tim – Hậu quả cuối cùng của mọi bệnh tim mạch

Suy tim độ 4 mặc dù nguy hiểm nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và đảo ngược tình thế nếu nắm rõ và thực hiện theo những lời khuyên hữu ích trong bài viết này. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần giải đáp thêm, bạn hãy vui lòng để lại câu hỏi ngay dưới bài viết này để được giải đáp.

Tác giả: Ds. Lê Lương

Ngày đăng: 16/07/2019


Nguồn tham khảo

https://www.crossroadshospice.com/hospice-caregiver-support/end-of-life-signs/chf/

Bài viết liên quan

Suy tim cung lượng cao và những điều bạn cần biết

Suy tim

Suy tim cung lượng cao và những điều bạn cần biết

Suy tim cung lượng cao là một dạng suy tim hiếm gặp, thường là hệ quả từ một bệnh lý có từ trước đó. Việc…

Suy tim mất bù – Hệ quả khó tránh ở người bệnh suy tim lâu năm

Suy tim

Suy tim mất bù – Hệ quả khó tránh ở người bệnh suy tim lâu năm

Bạn có biết: Chi phí nhập viện do suy tim mất bù chiếm khoảng 60% tổng chi phí điều trị suy tim. Đây là một…

Suy tim sung huyết – nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở người cao tuổi

Suy tim

Suy tim sung huyết – nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở người cao tuổi

Suy tim sung huyết là nguyên nhân gây nhập viện hàng đầu ở những người cao tuổi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và…

Viết bình luận

loading
XCBS VTT

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày