Hở van động mạch phổi là bệnh van tim khá phổ biến nhưng lại có rất ít người biết mình đang mắc phải. Bệnh thường được phát hiện trong giai đoạn muộn, khi các triệu chứng đã biểu hiện rõ rệt. Để hiểu thêm về căn nguyên và các phòng, trị hở van động mạch phổi hiệu quả, mời bạn theo dõi thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Tóm tắt bài viết
Hở van động mạch phổi là gì?
Van động mạch phổi là van nằm giữa tâm thất phải (buồng tim dưới bên phải) và động mạch phổi, có chức năng đóng mở nhịp nhàng theo từng chu kỳ co bóp của tim để đảm bảo máu nghèo oxy từ tâm thất phải được bơm lên phổi theo một chiều nhất định.
Hở van động mạch phổi là tình trạng van động mạch phổi không thể đóng kín như bình thường khi tim co bóp, kết quả là máu bị trào ngược một phần về tâm thất phải, làm giảm lưu lượng máu lên phổi để trao đổi oxy và tăng thêm áp lực cho tâm thất phải.
Nguyên nhân gây hở van động mạch phổi
Hở van động mạch phổi thường là do bẩm sinh. Ngoài ra, người bệnh có thể bị hở van vì những nguyên nhân thứ phát khác như:
– Tổn thương van tim do di chứng từ sốt thấp khớp, thấp tim.
– Viêm nội tâm mạc (nhiễm trùng tim).
– Tổn thương sau phẫu thuật điều trị bệnh tim bẩm sinh, hẹp van động mạch phổi, luồn ống thông tim…
– Hội chứng Carcinoid (u đường tiêu hóa).
– Tăng áp động mạch phổi, phình động mạch phổi.
Dấu hiệu nhận biết hở van tim động mạch phổi
Đa số người bệnh hở van động mạch phổi không xuất hiện triệu chứng và chưa cần phải điều trị. Một số ít trường hợp hở van nghiêm trọng (thường do bẩm sinh), có thể gặp phải các triệu chứng như:
– Mệt mỏi
– Khó thở (tăng lên khi vận động hoặc nằm xuống).
– Trống ngực, tim đập loạn nhịp.
– Hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu.
– Đau tức ngực.
– Sưng phù ở bụng, bàn chân (biểu hiện rõ ở mắt cá chân).
– Da, môi, móng tái xanh; chân tay lạnh.
Hở van động mạch phổi có thể gây ra đau ngực
Cách chẩn đoán bệnh hở van động mạch phổi
Dựa vào khai thác tiền sử bệnh, các dấu hiệu bất thường mà người bệnh gặp phải, bác sỹ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số thăm khám cần thiết để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về mức độ hở van động mạch phổi:
– Nghe tim phổi: Tiếng thổi tim là dấu hiệu đặc trưng của bệnh van tim do máu qua van không tuân theo quy luật bình thường.
– Chụp X – quang lồng ngực.
– Siêu âm tim.
– Điện tâm đồ.
– Chụp cộng hưởng từ MRI.
– Đặt ống thông tim.
Các phương pháp điều trị hở van động mạch phổi
Khi người bệnh đã xuất hiện các triệu chứng hở van động mạch phổi thì cần được điều trị tích cực để giảm triệu chứng, nâng cao sức khỏe cho người bệnh và phòng ngừa nguy cơ suy tim. Tùy từng mức độ hở van mà bác sỹ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau:
Thuốc điều trị hở van động mạch phổi
Để giảm nhẹ các triệu chứng đau ngực, mệt mỏi, tim đập nhanh, phù chi… do hở van động mạch phổi; bác sỹ sẽ chỉ định một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống đông máu… Trường hợp hở van động mạch phổi do di chứng sốt thấp khớp, người bệnh cần dùng thuốc kháng sinh đủ liệu trình trước và sau can thiệp phẫu thuật, hoặc khi mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn để phòng ngừa sốt thấp khớp tái phát.
Dùng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị hở van tim
Hiện nay, để kiểm soát tốt hơn các triệu chứng của hở van động mạch chủ, các bác sỹ thường khuyên người bệnh sử dụng thuốc kết hợp cùng những thảo dược có tác dụng giãn mạch, hoạt huyết, thúc đẩy lưu thông máu qua van để giải quyết tình trạng ứ trệ tuần hoàn – căn nguyên gây ra các triệu chứng đau ngực, mệt mỏi, phù chi… ở người bệnh hở van động mạch phổi. Một trong số ít thảo dược được nghiên cứu khoa học chứng minh có thể mang lại những tác dụng này là Bồ hoàng, Đan sâm, Hoàng bá… Người bệnh có thể sử dụng chúng dưới dạng hãm sắc thông thường, hoặc thuận tiện hơn là sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa các thành phần thảo dược này.
Hãy cùng lắng nghe chia sẻ trải nghiệm từ bác Vũ Thế Đậu (Lâm Thao, Phú Thọ) – một người bệnh hở van động mạch phổi, kết hợp với hở van 2 lá, bệnh mạch vành đã trị bệnh hiệu quả nhờ giải pháp thảo dược qua video dưới đây:
Cách trị hở van động mạch phổi hiệu quả bằng thảo dược
Vương Tâm Thống – sản phẩm hỗ trợ điều trị hở van tim chứa Bồ hoàng, Đan sâm, Hoàng bá
Bệnh hở van tim có chữa được không? – Cách trị hiệu quả bạn cần biết
Can thiệp phẫu thuật
Nếu dùng thuốc vẫn không thể cải thiện triệu chứng và người bệnh có nguy cơ cao gặp phải biến chứng, phẫu thuật thay/sửa van tim có thể được tiến hành.
– Sửa van: thực hiện đối với van động mạch chủ bị tổn thương nhẹ, có thể khôi phục chức năng bằng cách cắt, sửa các mép van thừa, dính, sùi loét…
– Thay van: Áp dụng khi van tim bị tổn thương nghiêm trọng. Người bệnh có thể được chỉ định thay van sinh học được làm từ van tim lợn, bò, người hiến tặng… hoặc van tim nhân tạo làm từ kim loại. Sau thay van, người bệnh cần dùng thuốc chống đông máu dài ngày, thậm chí là suốt đời.
Lối sống khoa học cho người bị hở van động mạch phổi
Để ngăn ngừa hở van động mạch phổi tiến triển nặng, người bệnh cần tích cực thực hiện theo những lời khuyên sau:
– Dự phòng các bệnh nhiễm khuẩn như nhiễm trùng răng, viêm họng… bằng cách vệ sinh răng miệng thường xuyên, giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh để ngăn ngừa sốt thấp khớp tái phát.
– Ăn uống khoa học: Tăng cường bổ sung thực phẩm tốt cho tim mạch như rau quả tươi, cá biển, ngũ cốc nguyên cám… Hạn chế muối ăn, đường và các thực phẩm chứa nhiều chất béo có hại cho tim mạch như nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, các loại thịt đỏ…
– Bỏ thuốc lá nếu đang có thói quen hút thuốc; hạn chế sử dụng các đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước trà đặc…
– Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để duy trì thể trạng khỏe mạnh, cải thiện tốt hơn các triệu chứng hở van động mạch chủ.
Mặc dù hở van động mạch chủ nghiêm trọng hiếm khi xảy ra nhưng nguy cơ biến chứng suy tim vẫn luôn rình rập đe dọa sức khỏe người bệnh. Do đó, khi phát hiện hở van dù chỉ là mức độ nhẹ, người bệnh cũng không được chủ quan, hãy chú ý thăm khám sức khỏe tim mạch định kỳ, điều trị tích cực các bệnh lý căn nguyên gây hở van động mạch chủ.
Ngày đăng: 29/04/2020 | Cập nhật cuối: 20/05/2020
https://www.merckmanuals.com/professional/cardiovascular-disorders/valvular-disorders/pulmonic-regurgitation