Bà bầu bị viêm đường tiết niệu và những thông tin cần hiểu rõ

Bà bầu bị viêm đường tiết niệu và những thông tin cần hiểu rõ

Viêm đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiểu) là bệnh thường gặp trong giai đoạn mang thai, nếu không điều trị tốt sẽ khiến chị em đối mặt với nhiều biến chứng thai kỳ nghiêm trọng. Vậy bà bầu bị viêm đường tiết niệu cần chú ý gì và điều trị ra sao để hiệu quả? Cùng tìm hiểu ngay tại

Nguyên nhân nào khiến bà bầu dễ bị viêm đường tiết niệu?

Bất kỳ ai cũng có thể bị viêm tiết niệu nhưng phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao hơn do nhiều yếu tố sau:

– Sự thay đổi nội tiết tố: đặc biệt trong những tháng đầu và cuối thai kỳ, nội tiết tố thay đổi có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng của hệ vi sinh trong âm đạo nữ, làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn

– Thay đổi thành phần nước tiểu: xét nghiệm nước tiểu trong thai kỳ thường thấy nồng độ đường, protein tăng cao, đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều vi khuẩn sinh sôi gây nhiễm trùng

– Chức năng bàng quang thay đổi: càng về những tháng cuối thai kỳ, thai nhi tăng nhanh về kích thước tạo áp lực đến thành bàng quang, làm giảm trương lực cơ bàng quang khiến nước tiểu đọng lại nhiều hơn, nguy cơ nhiễm khuẩn tăng cao

Ngoài ra, nếu thao tác vệ sinh, lau chùi vùng kín không đúng cách có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo, hậu môn và lan đến một số cơ quan trong đường tiết niệu.

Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai

Dấu hiệu viêm tiết niệu dễ bị nhầm lẫn với một số thay đổi trong thai kỳ, do đó chị em cần chú ý thăm khám kỹ lưỡng nếu thấy xuất hiện một số triệu chứng như sau:

– Tiểu rắt nhiều lần trong ngày, lượng nước tiểu ít hoặc có khi chỉ són vài giọt

– Cảm thấy đau buốt, nóng rát khi đi tiểu

– Đau âm ỉ vùng bụng dưới, xương chậu, lưng

– Mệt mỏi, sốt thỉnh thoảng kèm theo buồn nôn, ói mửa gần giống với ốm nghén

Trường hợp vi khuẩn di chuyển ngược dòng lên thận gây viêm thận, viêm đài bể thận sẽ xuất hiện những biểu hiện rầm rộ như sốt cao (sốt trên 39 độ), rét run, nước tiểu đục, đi tiểu ra máu, đau bụng dữ dội,…

Bà bầu bị viêm đường tiết niệu cần thăm khám và điều trị sớm

Viêm đường tiết niệu trong thai kỳ có đáng lo ngại không?

Câu trả lời là CÓ. Trong thai kỳ, sức đề kháng của mẹ bầu giảm, dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu, nếu không được điều trị tốt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Đáng lo ngại là nguy cơ nhiễm trùng nước ối dẫn đến sảy thai hoặc sinh con nhẹ cân thiếu tháng. Ngoài ra, một số trường hợp nhiễm trùng nặng, vi khuẩn từ đường tiết niệu lan đến nhiều vị trí gây nhiễm trùng huyết toàn thân với những triệu chứng điển hình như: sốt cao trên 38 độ, hạ huyết áp, ớn lạnh, tim đập nhanh,…

Những lưu ý khi điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai

Đối với viêm tiết niệu nhẹ, triệu chứng chỉ thoáng qua, các mẹ bầu sẽ được hướng dẫn điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt để tránh phải dùng đến kháng sinh liều cao. Khi triệu chứng xuất hiện nhiều, tiểu buốt và tiểu rắt thường xuyên, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc về uống, chủ yếu là kháng sinh nhóm Beta – lactam, trừ trường hợp viêm nặng cần tiêm truyền kháng sinh hoặc viêm bể thận cấp mới phải nhập viện. Với viêm tiết niệu mạn tính, việc thực hiện kháng sinh đồ để định danh vi khuẩn là cần thiết để lựa chọn thuốc hiệu quả hơn.

Trường hợp có sỏi hoặc dị dạng đường tiết niệu gây bí tiểu, bác sĩ sẽ đặt sonde dẫn lưu nước tiểu tạm thời, tránh ứ nước trên thận. Lưu ý rằng, trong thai kỳ, việc dùng kháng sinh hay bất kỳ loại thuốc nào thì cũng cần có chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu bị viêm đường tiết niệu cần dùng thuốc theo kê đơn

Song song với đó, các mẹ bầu cần kết hợp với một số liệu pháp tự nhiên để kiểm soát tốt tình trạng viêm. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết:

– Ăn uống đủ dưỡng chất, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, chanh, quýt, kiwi,…

– Bổ sung thực phẩm giàu probiotic như sữa chua, phô mai, nấm sữa,…

– Hạn chế ăn mặn và những thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn chứa nhiều chất làm ngọt nhân tạo, phụ gia bảo quản,…

– Vệ sinh sạch sẽ từ trước ra sau mỗi lần đi vệ sinh

– Đi tiểu kịp thời, tránh không nhịn tiểu sẽ khiến tình trạng viêm nặng hơn

– Điều trị dứt điểm viêm tử cung, viêm âm đạo để tránh lây sang những vị trí lân cận

– Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoáng khí

– Định kỳ 3 tháng nên đi khám xét nghiệm nước tiểu 1 lần

Bà bầu bị viêm đường tiết niệu cần được chăm sóc kỹ lưỡng và điều trị đúng cách. Nếu bạn hay người thân đang tìm kiếm giải pháp trị viêm hiệu quả, chống tái phát, hãy liên hệ đến tổng đài 0988024066, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Bạn có thể quan tâm:

Viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh, tránh tái phát?

Chia sẻ kinh nghiệm chữa viêm tiết niệu từ người thật, việc thật

Tác giả: Dược sĩ Trần Huyền

Ngày đăng: 09/03/2021


Nguồn tham khảo

https://www.healthline.com/health/pregnancy/treat-a-uti

https://www.healthline.com/health/pregnancy/treat-a-uti

Bài viết liên quan

Bệnh tiết niệu

Sỏi thận rơi xuống niệu quản có nguy hiểm không?

Sỏi thận rơi xuống niệu quản nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra nhiều đau đớn và khó chịu, chưa…

Bệnh tiết niệu

Viêm bàng quang điều trị bao lâu? – Cách chữa trị dứt điểm nhanh chóng

Viêm bàng quang điều trị bao lâu thì khỏi? Nếu bạn đang có thắc mắc này và cũng chưa tìm ra cách trị viêm bàng…

Cập nhật 3 cách chữa nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả bạn cần biết

Bệnh tiết niệu

Cập nhật 3 cách chữa nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả bạn cần biết

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý rất dễ tái phát, đặc biệt là trong môi trường khí hậu nóng ẩm như ở nước…

Viết bình luận

loading
XCBS STB

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày