Thiếu máu thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất, mặc dù có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng rất nhiều người vì chủ quan mà để bệnh tiến triển nặng, gây hậu quả nghiêm trọng. Hãy tìm hiểu ngay dấu hiệu nhận biết, cách phòng và điều trị bệnh tại bài viết này để bảo vệ sức khỏe của chính bạn.
Tóm tắt bài viết
Thiếu máu thiếu sắt là gì?
Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng cơ thể không sản xuất đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh do không được cung cấp đủ sắt – nguyên tố tham gia hình thành nên huyết sắc tố trong hồng cầu. Do vậy, làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu khiến các mô, cơ quan trong cơ thể thiếu oxy để duy trì hoạt động bình thường.
Triệu chứng của thiếu máu thiếu sắt
Thiếu máu thiếu sắt nhẹ thường không biểu hiện gì, khi mức độ thiếu máu nặng hơn, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng dưới đây:
- Mệt mỏi thường xuyên, cảm giác yếu đuối, thiếu năng lượng
- Da nhợt nhạt, xanh xao, chân tay lạnh
- Tim đập nhanh, đau ngực, khó thở, đặc biệt khi vận động
- Đau đầu, chóng mặt, choáng váng, khó tập trung
- Miệng khô nứt, lưỡi sưng đau
- Rụng tóc, móng giòn dễ gãy hoặc móng lõm hình thìa
- Chán ăn nhưng thèm ăn bất thường đối với nước đá, bụi bẩn, tinh bột,…
Mệt mỏi là triệu chứng thiếu máu thiếu sắt phổ biến nhất
Nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt
Thiếu máu thiếu sắt xảy ra khi cơ thể không nhận đủ lượng sắt theo nhu cầu, nguyên nhân có thể do:
- Mất máu: Mất máu mạn tính do loét dạ dày, viêm ruột, ung thư đại tràng, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, hiến máu thường xuyên… hoặc mất máu cấp tính trong chấn thương, phẫu thuật.
- Thiếu dinh dưỡng: Chế độ ăn uống kém khoa học, kiêng khem quá mức dẫn đến không đáp ứng đủ nhu cầu sắt khuyến nghị hằng ngày.
- Rối loạn hấp thu sắt: Một số bệnh đường ruột như bệnh celiac, viêm ruột, nhiễm khuẩn HP, phẫu thuật cắt bỏ dạ dày,… làm giảm hấp thu sắt.
- Nhu cầu sắt tăng cao: Phổ biến ở phụ nữ mang thai và sau sinh, trẻ em tuổi dậy thì.
- Nguyên nhân khác: Suy thận, viêm mạn tính, sử dụng thuốc chống huyết khối,…
Biến chứng của thiếu máu thiếu sắt
Thiếu máu thiếu sắt kéo dài nếu không được khắc phục sớm sẽ có nguy cơ gây ra các biến chứng sau đây:
- Giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Sinh thiếu tháng, thai nhẹ cân khi mang thai, chậm tăng trưởng và phát triển ở trẻ em.
- Trầm cảm, rối loạn lo âu, phiền muộn bất thường.
- Bệnh tim như rối loạn nhịp tim, tim to, suy tim,… do tim phải làm việc nhiều hơn để bơm đủ lượng máu đến các cơ quan khi cơ thể thiếu máu.
Thiếu máu thiếu sắt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Điều trị thiếu máu thiếu sắt
Điều trị thiếu máu thiếu sắt trước hết cần ưu tiên giải quyết nguyên nhân cơ bản dẫn đến thiếu sắt, đồng thời kết hợp áp dụng các biện pháp dưới đây để nhanh chóng hồi phục sức khỏe:
Bổ sung sắt
Hầu hết các trường hợp bị thiếu máu thiếu sắt sẽ được chỉ định bổ sung sắt đường uống nhằm cải thiện mức sắt trong cơ thể. Trong quá trình sử dụng sắt, bạn nên lưu ý:
- Uống sắt lúc đói, sau ăn khoảng 1 – 2 tiếng và nên uống kèm với nước ép hoa quả giàu vitamin C như cam, bưởi, chanh,… để sắt được hấp thu tốt hơn.
- Tránh uống sắt cùng thời điểm với cà phê, trà xanh, rượu, canxi, sữa và các sản phẩm từ sữa vì chúng làm giảm hấp thu sắt.
- Một số loại thuốc như thuốc điều trị dạ dày PPI làm cản trở hấp thu sắt bởi vậy nên uống cách nhau từ 1 – 2 tiếng.
- Sắt có thể gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn, nôn, đau bụng, phân sẫm màu,… Uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng này.
Trong trường hợp thiếu máu thiếu sắt nặng, bác sĩ có thể tiến hành truyền sắt tĩnh mạch, truyền máu hoặc bổ sung hormon kích thích tạo hồng cầu.
Viên uống bổ máu từ thảo dược
Nhắc đến thảo dược bổ máu chắc chắn không thể thiếu được Đương quy (Angelica sinensis). Nghiên cứu tại Đại học Y Hàng Châu, Trung Quốc cho thấy, Đương quy có khả năng kích thích tủy xương tăng sinh hồng cầu, tăng hàm lượng huyết sắc tố trong máu và thúc đẩy lưu thông máu. Đồng thời, cung cấp các tiền chất tạo máu quan trọng như sắt, vitamin B12, acid folic,… nhờ đó góp phần cải thiện chất lượng, số lượng máu trong cơ thể và giảm nhanh các triệu chứng thiếu máu.
Chính vì vậy, sử dụng viên uống bổ máu chứa thành phần Đương quy kết hợp cùng các thảo dược có tác dụng hoạt huyết, tăng cường chức năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng như Xuyên tiêu, Ích trí nhân chính là giải pháp hiệu quả, lành tính khi bị thiếu máu thiếu sắt. Và hiện nay, Hồng Mạch Khang là sản phẩm duy nhất hội tụ đủ những thảo dược này mà bạn có thể lựa chọn sử dụng để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình.
Đương quy giúp cải thiện hiệu quả tình trạng thiếu máu thiếu sắt
Hồng Mạch Khang – Viên uống bổ máu từ Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân
Đương quy – Thảo dược quý trong điều trị thiếu máu
Biện pháp phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt
Thực hiện một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý sẽ giúp bạn giảm thiểu được nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt, dưới đây là những lời khuyên hữu ích mà bạn nên thực hiện:
- Tăng cường thực phẩm giàu sắt như thịt bò, thịt gia cầm, thịt nạc, hải sản có vỏ, cá biển, các loại đậu, rau lá màu xanh đậm, trái cây sấy khô,…
- Vitamin C giúp tăng hấp thu sắt, bởi vậy trong bữa ăn nên có thêm những thực phẩm giàu vitamin C như bông cải xanh, dưa hấu, bắp cải, cà chua hoặc nước ép cam, quýt, bưởi.
- Một số thực phẩm làm cản trở hấp thu sắt như: trà xanh, cà phê, đồ uống có cồn, sữa và chế phẩm từ sữa, canxi, lúa mạch, yến mạch…, do đó nên ăn cách các thực phẩm giàu sắt khoảng 2 tiếng.
- Bổ sung đầy đủ sắt, acid folic trong suốt thời kỳ mang thai và cho con bú.
- Ở trẻ sơ sinh, nên cho bú sữa mẹ hoặc sữa công thức tăng cường chất sắt trong năm đầu tiên kết hợp với ăn dặm khi trẻ đủ 6 tháng.
Thiếu máu thiếu sắt không khó để phát hiện và điều trị dứt điểm nhưng nếu không khắc phục kịp thời có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe. Hy vọng rằng, qua bài viết trên bạn sẽ nắm thế chủ động hơn trong việc đối phó với căn bệnh này.
Ngày đăng: 10/10/2019
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/iron-deficiency-anemia/diagnosis-treatment/drc-20355040
https://www.nhlbi.nih.gov/health-topics/iron-deficiency-anemia