Bệnh thiếu máu não ở người trẻ – Phát hiện sớm để tránh rủi ro

Bệnh thiếu máu não ở người trẻ – Phát hiện sớm để tránh rủi ro

Hiện nay, không chỉ các bệnh lý mạn tính như tim mạch, tiểu đường…, mà tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu não ở người trẻ cũng đang gia tăng đáng kể, kèm theo đó là nhiều biến chứng nguy hiểm như sa sút trí tuệ, teo não, đột quỵ xuất hiện từ rất sớm. Do đó, việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời là rất cần thiết để ngăn chặn những hậu quả không mong muốn ấy xảy ra.     

Thiếu máu não là gì?

Thiếu máu não hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não, là tình trạng giảm cung cấp máu lên não, không thể đáp ứng đủ cho nhu cầu hoạt động bình thường của các tế bào thần kinh. Bệnh thường gặp ở người già, tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ lệ người trẻ bị thiếu máu não có xu hướng gia tăng, tập trung ở đối tượng lao động trí óc, nhân viên văn phòng.

Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu não ở người trẻ

Ở người già, thiếu máu não chủ yếu xuất phát từ các bệnh mạn tính, nhưng với người trẻ, nguyên nhân lại liên quan rất nhiều đến lối sống, thói quen ăn uống và sinh hoạt:

– Lối sống thiếu khoa học: ăn nhiều đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn; hút thuốc lá, sử dụng rượu, bia, cà phê…; thói quen ngồi làm việc lâu với máy tính, ít tập luyện thể thao; thức khuya, đầu óc thường xuyên căng thẳng, công việc áp lực, lo nghĩ nhiều…

– Thiếu máu, huyết áp thấp: khiến khả năng tuần hoàn lưu thông máu trong cơ thể giảm sút, những cơ quan nằm ở cao như não bộ lại càng nhận được ít máu hơn, gây ra triệu chứng điển hình là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt…. Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

– Bệnh mạn tính: Xơ vữa động mạch, thoát hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm…. gây chèn ép, cản trở dòng máu cung cấp cho não; bệnh tim như suy tim, nhịp tim chậm… làm giảm khả năng bơm máu của tim đi khắp cơ thể.

Lối sống thiếu khoa học là nguyên nhân chính gây bệnh thiếu máu não ở người trẻ

Triệu chứng bệnh thiếu máu não ở người trẻ

Ở giai đoạn đầu, khi triệu chứng nhẹ, các biểu hiện của thiếu máu não thường dễ bị nhầm lẫn là do làm việc mệt mỏi, căng thẳng tinh thần gây ra. Chỉ đến khi công việc và học tập bị ảnh hưởng nhiều, mọi người mới bắt đầu quan tâm đến bệnh. Do đó, khi thấy bất kỳ một trong các triệu chứng sau lặp lại thường xuyên, bạn nên đi khám sớm:

– Đau đầu thường xuyên, cảm giác đầu óc nặng nề, khó chịu, nhất là vùng sau gáy.

– Hay bị hoa mắt, chóng mặt, váng đầu, thường xuất hiện khi ngồi làm việc lâu.

– Mau quên, dễ mất tập trung, phân tâm, nhầm lẫn trong công việc, học tập.

– Đêm khó ngủ khiến tinh thần uể oải, mệt mỏi, tính tình thay đổi, cáu gắt.

– Mắt nhìn mờ, ù tai, hay nghe thấy tiếng ù ù, vo ve trong tai.

– Thường xuyên cảm thấy tê bì chân tay.

Nếu bạn thường xuyên gặp các triệu chứng thiếu máu não nêu trên, hãy nhanh chóng đến bệnh viện uy tín thăm khám, đồng thời liên hệ đến số điện thoại/zalo: 0988.024.366 để được hướng dẫn phương pháp điều trị. 

Hậu quả của bệnh thiếu não ở người trẻ

Thiếu máu não kéo dài có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như:

– Suy giảm trí nhớ:Thiếu oxy não khiến tế bào thần kinh giảm khả năng hoạt động, trường hợp nhẹ gây suy giảm trí nhớ, mất tập trung, nặng hơn có thể dẫn tới thoái hóa thần kinh, sa sút trí tuệ, teo não.

– Thiếu máu não thoáng qua:Là một dạng đột quỵ nhẹ gây thiếu máu não đột ngột trong quãng thời gian rất ngắn, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của cơn đột quỵ.

– Tai biến mạch máu não:Khoảng 25% ca đột quỵ não mỗi năm liên quan đến thiếu máu não, người bệnh có thể gánh chịu những di chứng nặng nề như tàn tật, mất khả năng nhận thức hoặc tử vong.

Bệnh thiếu máu não ở người trẻ cần được điều trị sớm để tránh biến chứng xấu

Điều trị và phòng ngừa bệnh thiếu máu não ở người trẻ

Thuốc tây trị thiếu máu não

Một số trường hợp bị thiếu máu não cần phải sử dụng thuốc tây để điều trị nguyên nhân nền, chẳng hạn như do bệnh mạn tính (xơ vữa động mạch, huyết áp cao, bệnh tim…). Tuy nhiên, những người trẻ ít khi mắc các bệnh này.  Ngoài ra, để giảm bớt các triệu chứng, bác sỹ có thể kê thêm một số thuốc giúp cải thiện tuần hoàn máu não như piracetam, cinnarizine, flunarizine, gingkobiloba…

Sản phẩm hoạt huyết dưỡng não từ thảo dược

Hiện nay, để tránh phải sử dụng nhiều loại thuốc tây, hầu hết mọi người đều ưu tiên lựa chọn các sản phẩm hoạt huyết dưỡng não nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên. Giải pháp này cũng được nhiều chuyên gia, bác sỹ khuyên dùng bởi có hiệu quả tốt, quan trọng là an toàn, không gây tác dụng phụ.

Nhiều vị thảo dược đông y đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng bổ máu, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu tốt nên rất thích hợp trong điều trị thiếu máu não và ngăn ngừa biến chứng bệnh, điển hình như Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân…

Theo nghiên cứu tại Bộ Khoa học và công nghệ Hàn Quốc, Ích trí nhân giúp cải thiện tuần hoàn máu não, bảo vệ tế bào thần kinh tránh khỏi tổn thương và thoái hóa khi não bị thiếu máu, tăng khả năng tập trung, ghi nhớ. Một nghiên cứu khác về Đương quy tại Đại học Y Hàng Châu, Trung Quốc cũng cho thấy, thảo dược này giúp bổ máu, kích thích cơ thể tạo máu, thúc đẩy lưu thông máu để tăng lượng máu cung cấp lên não.

Bởi vậy, bạn nên tìm hiểu và sử dụng các sản phẩm chứa kết hợp các thảo dược này, chẳng hạn như viên uống Hồng Mạch Khang để cải thiện tình trạng thiếu máu não hiệu quả hơn. Bạn có thể lắng nghe đánh giá của người dùng về sản phẩm này trong video sau:

Chia sẻ của anh Bùi Đức Hùng (Yên Bái)

Thay đổi lối sống

Bên cạnh dùng thuốc và sản phẩm bổ trợ, lối sống khoa học cũng là một phần rất quan trọng trong quá trình điều trị và phòng ngừa thiếu máu não ở người trẻ. Theo đó, bạn nên:

– Bỏ thuốc lá, tránh sử dụng rượu, bia, cà phê và các chất kích thích.

– Hạn chế các chất phụ gia như mì chính, phẩm màu, đường, chất tạo ngọt nhân tạo…

– Tránh tiêu thụ thường xuyên thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, chế biến sẵn như mì tôm, xúc xích, khoai tây chiên, bánh ngọt, nước ngọt…

– Tránh thức khuya, tạo khung giờ ngủ khoa học, đi ngủ trước 11 giờ, ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày.

– Tránh căng thẳng tinh thần, bố trí công việc, học tập hợp lý để không tạo áp lực cho bản thân và có đủ thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.

– Không nên ngồi làm việc quá lâu, hãy đứng dậy vận động cơ thể nhẹ nhàng cứ sau 1 – 2 tiếng ngồi làm việc.

– Tăng cường tập luyện thể thao như đi bộ, đạp xe, yoga… ít nhất 30 phút mỗi ngày để thúc đẩy lưu thông máu và giảm các yếu tố nguy cơ.

– Ăn uống đủ dinh dưỡng, lựa chọn những thực phẩm bổ máu, ít cholesterol như rau xanh, trái cây tươi, thịt nạc, cá biển, đậu đỗ….

Bệnh thiếu máu não ở người trẻ tuổi đang ngày càng phổ biến, tuy nhiên, chỉ bằng những thay đổi nhỏ trong lối sống, bạn có thể giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều trị thiếu máu não hiệu quả hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Tổng hợp cách chữa thiếu máu não hiệu quả nhất hiện nay

Thông tin về các thuốc điều trị thiếu máu não phổ biến

Tác giả: Dược sỹ Hồ Hà

Ngày đăng: 27/10/2020


Nguồn tham khảo

http://doctormurray.com/health-conditions/cerebrovascular-insufficiencyvd

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/29143463vd

Bài viết liên quan

Bệnh thiếu máu não ở người trẻ – Phát hiện sớm để tránh rủi ro

Thiếu máu não

Bệnh thiếu máu não ở người trẻ – Phát hiện sớm để tránh rủi ro

Hiện nay, không chỉ các bệnh lý mạn tính như tim mạch, tiểu đường…, mà tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu não ở người trẻ…

Thiếu máu não uống thuốc gì – Cách chọn đúng thuốc và sử dụng an toàn

Thiếu máu não

Thiếu máu não uống thuốc gì – Cách chọn đúng thuốc và sử dụng an toàn

Thiếu máu não uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh và không có tác dụng phụ là băn khoăn của bất cứ người bệnh nào.…

Thiểu năng tuần hoàn não – Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị tối ưu

Thiếu máu não

Thiểu năng tuần hoàn não – Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị tối ưu

Theo thống kê, thiểu năng tuần hoàn não là thủ phạm gây ra 25% số ca đột quỵ mỗi năm, đe dọa đến tính mạng…

Viết bình luận

loading
XCBS HMK 3

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày